Hệ tiêu hóa của bé khi mới sinh ra vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh, đó là lý do tại sao bé thường bị đầy hơi, táo bón, và tiêu chảy. Chăm sóc bé trong khoảng thời gian đầu khó chịu này gồm nhiều việc như bế, đu đưa, và cả massage, ngoài ra còn có những liệu pháp bổ sung để hỗ trợ.

Đau bụng

Nếu một bé sơ sinh bị đau bụng thì đây là cả một nỗi khủng khiếp đối với gia đình. Bé bị đau bụng thường khóc rất nhiều vào một khoảng thời gian cụ thể nào đó trong ngày, thường là vào chiều tối và rất khó dỗ. Hầu hết các cơn đau bụng là do đầy hơi hoặc co thắt bao tử bởi nhu động của đại tràng, đồng thời cũng có thể liên quan đến những dồn ép hộp sọ còn tồn lại từ quá trình sinh ra bé.

bé Đau bụng

Cho dù là nguyên nhân gì, con bạn cũng không giải quyết được và chính bạn cũng thế, mặc cho bạn cố gắng bằng đủ mọi biện pháp, bé vẫn gào thét. Đỏ bừng mặt, gông cứng và cau có là những gì con bạn thể hiện vào lúc này. Cơn đau bụng có thể gây tác động đến sự ràng buộc của bạn và con do ban cảm thấy chán nản, cực kỳ tuyệt vọng và bất lực vì không thể nào chịu nổi cảnh bé khóc mà không sao dỗ được. Nhưng phải hiểu một điều trong lúc này bé thật sự đang phải đương đầu với khó khăn nhiều hơn bạn.

Bạn có thể làm gi?

Đừng ngại nhờ cậy sự giúp đỡ của ai đó ở bên cạnh bạn trong khoảng thời gian đáng sợ này. Điều này có thể giúp làm giảm đi những căng thẳng mà bạn phải gánh chịu, và sự căng thẳng đó lại tác động lên con bạn bởi bạn lo lắng và mất ngủ. Cách hỗ trợ lý tưởng nhất ở đây là gia đình, và bạn sẽ cảm thấy mình với gia đình hòa hợp như thế nào. Nếu không được như thế thì bạn bè, láng giềng, nhà trẻ và các bà mẹ khác cũng có thể hỗ trợ rất tốt cho bạn. Họ không bị áp lực như bạn bởi họ không đáng làm mẹ và phải chăm sóc con suốt ngày đêm, thế nên nếu họ thoải mái thì bạn đừng nên so sánh mình với họ, vì như thế là đối xử bất công với chính mình.

Để bé khóc quá lâu là điều không nên, vì chúng sẽ cảm thấy bị bỏ rơi, tuyệt vọng, khốn khổ và chán nản hơn. Tôi mong sao bạn sẽ không phải rơi vào tình thế buộc phải để bé khóc lâu. Đặt bé nằm trên nệm nhưng phải vây quanh là gối, hoặc đặt bé vào trong xe nôi và đẩy bé ra vườn, để bé ở đó ít phút cho bạn có thời gian trấn tĩnh, lấy lại bình tĩnh và có đủ sức để đương đầu với tiếng khóc.

Bế bé bị đau bụng

Cố gắng di chuyển để dỗ bé bằng cách chở bé trên xe hơi hoặc đặt bé vào xe đẩy. Động tác di chuyển, đi đôi với tiếng động cơ xe hơi, đôi khi có thể làm dịu đi tiếng khóc thét, hoặc đơn giản hơn, áp sát bé vào người bằng cách dùng địu. Điều này có thể gây bất tiện, nhưng mùi của bạn, những cử động và sự tiếp xúc con người sẽ giúp bé bình an. Khi đặt bé nằm xuống, sẽ ít có sức ép tác động lên bụng và lưng bé, nhưng khi bế bé thì cử động của bạn sẽ giúp cho hơi được thoát ra.

Thử bế bé bằng nhiều cách khác nhau để làm dịu di cơn đau bụng, đồng thời khám phá ra cách nào sẽ có tác dụng tốt nhất. Các bà mẹ thường hay vác bé trên vai, đây là một vị trí thoải mái nhất. Một số bé cũng nín khóc khi được tắm ấm với bố hay mẹ mình.

Đầy hơi được cho là nguyên nhân gây đau bụng cũng như khó chịu. Một bé bị đầy hơi sẽ co rút chân lên trên bụng. Trong lúc này, không nên để bé khóc lâu, vì khóc có thể khiến bé nuốt hơi vào nhiều hơn. Những động tác lắc lư nhẹ sẽ làm giàm bớt đi chứng đầy hơi nhẹ, bế đứng bé lên và nhẹ nhàng chà lưng cho bé. Đôi khi chỉ cần bồng bé đứng lên đi vòng vòng là hơi có thể thoát ra. Nói chuyện dịu dàng để giúp trấn an bé cũng như cho bạn. Việc xoay tròn và massage chân có thể giải tỏa bớt những bực bội, nếu như bé không có trở ngại gì về phần hông, hãy cho bé nằm úp trên cánh tay bạn hoặc chân bạn, tư thế ấy đôi khi có thể giúp đẩy không khí thoát ra ngoài.

Đong đưa cũng có thể dỗ được một bé đang bị đau bụng. Bế bé sát vào người bạn, quay mặt bé ra ngoài và để cột sống của bé dựa vào người bạn. Kéo tay bạn xuống bụng bé để giữ bé và đong đưa bé ở tư thế này. Hoặc là đặt bé nằm trên đầu gối của bạn và bạn đong đưa qua lại cùng lúc đưa gối bạn lên xuống nhẹ nhàng Vuốt tai bé. Tìm huyệt đạo giảm đau ở đây sẽ có khả năng làm cho bé bớt khóc.

Nếu bạn dang cho con bú thì phải xem lại thức ăn của minh trong suốt 24 giờ qua. Bạn nên tránh những thức ăn có nhiều gia vị, chua và có ga, chẳng hạn như đậu và đường; vì thức ăn nào làm cho bạn đẩy hơi thì cũng sẽ khiến bé bị như thế. Bạn nên uống trà hoa cúc, bạc hà hoặc thì là, nhại vỏ quýt, bởi vì những chất trấn an trong các loại thảo mộc này sẽ vào cơ thể bạn roi thông qua sữa, truyển sang cơ thể con bạn, trong khi trà và café lại có tác dụng kích thích. Hãy nhớ uống thật nhiều nước.

Một vài bé bị đau bụng có thể nín khóc khi được vác trên vai. Chà nhẹ lưng và nói lời dịu dàng với bé cũng có thể làm dịu được bé.

Hãy nhớ mọi việc rồi sẽ qua

Đau bụng có thể ảnh hưởng đến bé từ khi sinh được 3 tuần, sau đó nó biến mất khi bé được 3 tháng tuổi. Vì thế, hãy nhớ rằng nếu bạn có một cái nhìn lạc quan là những tiếng khóc đêm rồi sẽ kết thúc thì con bạn luôn mang đến niềm vui cho cuộc sống của bạn.

Massage có thể giúp được gì?

Trực tiếp massage chân bé, hệ tiêu hóa của bé sẽ được kích thích và bé sẽ thèm ăn. Bạn cũng nên massage chân bé khi bé đang bú.

Massage cho bé đang bị đau bụng

Nhẹ nhàng di chuyển chân của bé có thể giúp bé xì hơi, tuy nhiên, có một số động tác chân không nên áp dụng nếu con bạn gặp trở ngại với khớp hông. Sự khó chịu của hầu hết các vấn đề về tiêu hóa cũng có thể được giảm nhẹ bởi bài massage này. Xoa một ít dầu vào tay bạn và nhớ nhìn vào bé, nói chuyện với bé trong suốt buổi massage.

Massage cho bé đang bị đau bụng

  1. Dùng ngón cái hoặc các ngón tay khác, đừng nhấn, thực hiện những động tác day tròn ngay giữa gan bàn chân phải của bé, vòng tròn day càng lúc càng lớn hơn cho đến khi nó bao hết toàn bộ gan bàn chân. Lặp lại như thế với bên chân kia.
  2. Lòn một tay dưới mông bé phía xương cùng, dùng tay kia nhẹ nhàng nâng chân bé lên. Quay nhẹ chân bé, theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược lại. Đây là trung khu của các đầu mút thần kinh truyền đến hệ tiêu hóa và là một nơi rất nhạy cảm cho việc massage.
  3. Bỏ qua động tác này nếu con bạn có trở ngại về phần hông. Nhẹ nhàng gập hai chân bé lại hướng về phía bụng, động tác này rất tốt cho việc giúp bé xì hơi thực hiện động tác gập này ít hoặc nhiều tùy theo tình trạng của bé cho phép, nhưng nhớ là đừng dùng sức.
  4. Bạn cũng nên bỏ qua động tác này nếu thấy có sự e ngại nào đó về hông bé. Gập và duỗi chân bé như đạp xe đạp – chân này nối chân kia. Đừng ép buộc mà phải chiều theo bất cứ cử động nào mà bé muốn. Kèm với động tác này là các điệu ru kích thích não bộ của bé. Bạn sẽ thấy: nếu lặp lại cùng một điệu ru mỗi lần bạn massage thì con bạn sẽ đáp ứng và sẽ tự động tham gia khi bạn tiến hành các thao tác tiếp theo .
  5. Nhẹ nhàng dùng một tay xoa bóp đùi bé. Động tác này thúc đẩy việc giải phóng căng thẳng từ cơ đùi chay suốt đến phần bụng dưới.
  6. Lặp lại các động tác trước với cả hai tay khi bạn trượt xuống mắt cá chân của bé.
  7. Động tác kế tiếp này cần được thực hiện chính xác, vì nó sẽ kích thích đại tràng theo hướng bài tiết. Phải đảm bảo bàn tay đã thoa đủ dầu để dễ dàng trượt trên người bé. Thực hiện với toàn bộ tay thuận của bạn chứ không chỉ là các ngón, đặt lòng bàn tay của bạn lên trên bụng bé và xoay thành các vòng tròn lớn ở vùng bụng dưới, vòng quanh và phía trên rốn. Đừng ép người bé mà chỉ thực hiện những vòng tròn liên tục và mềm mại. Dùng mọi cách để trấn an bé.
  8. Dùng hai ngón tay, làm động tác vẽ những vòng tròn nhỏ trên bụng bé. Di chuyển từ phía đùi phải lên, băng qua người bé phía trên rốn và hướng xuống chân trái. Thực hiện động tác này cùng hướng và cùng đường trên đại tràng như bạn vừa mới làm cho bên phải bằng lòng bàn tay. Lặp lại bước 6 và 7 vài lần. Áp dụng thường xuyên bài massage này có thể vừa là phương tiện hỗ trợ vừa có tác dụng phòng bệnh.

Những liệu pháp bổ sung

Những liệu pháp bổ sung

  • Liệu pháp hương thơm: Massage với tinh dầu cúc La Mã. Pha một giọt tinh dầu với 15ml dầu pha chế, hoặc dùng tinh chất dầu oải hương với tỉ lệ tương tự.
  • Liệu pháp nắn xương sọ: Cần chuyên môn. Giải phóng căng thẳng ở bụng dưới và cho phép bé xì hơi dễ hơn.
  • Thảo dược: Cần chuyên môn. Trà thì là và dầu nh có thể được kê toa, tinh dầu cúc La Mã, Anh và hoa chanh thêm vào nước tắm cũng có tác dụng tốt.
  • Liệu pháp vi lượng đồng căn: Cần chuyên môn. Cúc La Mã rất thích hợp cho các bé hay đòi bế; Bạch đầu ông Pulsatilla) cho các bé thích đong đưa; Thạch tùng (Lycopodium) để xì hơi; dùng cây họ củ nâu (Dioscorea) cho bé cứ thích cong người ra sau; và cây họ mộc lan (Mag. Phos) dành cho bé thích tắm nước nóng.
  • Liệu pháp xoa bóp phản xạ: Cần chuyên môn. Có thể làm giảm nhẹ chứng đẩy dạ dày và giải tỏa căng thẳng khỏi hệ cơ bắp thông qua các huyệt trên bàn chân, liệu pháp này cho phép bé xì hơi.

Cùng bé yêu

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *