Trẻ có khi đôi ba ngày mới đi cầu một lần. Điều này có thể chỉ là bình thường nhưng cũng có khi là táo bón. Tuy nhiên, nếu điều đó làm cho bé bực bội, thì bạn cần dùng đến massage hoặc một liệu pháp khác.
Táo bón
Táo bón là hiện tượng phân cứng, gây khó khăn khi bài tiết, thông thường do căng cơ hoặc chỉ là do hệ tiêu hóa còn non yếu. Những trẻ bú sữa mẹ hiếm khi bị táo bón, việc chúng thường xuyên đi cầu 4 5 lần một ngày là chuyện bình thường nên bạn không cần phải lo lắng, trừ khi phần cứng hoặc rất khó đi cầu. Trẻ bú bình thường hay bị táo bón hơn, phân rắn, nên cho bé uống nhiều nước.
Táo bón không đi kèm với một bệnh lý nào thì không có gì cần phải lo lắng, bởi vì nó sẽ không kéo dài, tuy nhiên, cũng có nhiều cách để bạn có thể xoa dịu những khó chịu thông thường của chứng táo bón khi con bạn có vẻ bực bội hơn bình thường.
Bạn có thể làm những gì?
Massage bụng với dầu có thể xoa dịu tình trạng căng các cơ và giải tỏa sự khó chịu.
Những liệu pháp bổ sung
- Liệu pháp hương thơm: Massage đại tràng với hỗn hợp dầu oải hương, một giọt tinh dầu với 15ml dầu pha chế.
- Liệu pháp nắn xương sọ: Cần chuyên môn.
- Thảo dược: Cần chuyên môn. Cây bồ công anh Trung quốc (Dandelion), cam thảo (Liquorice) hoặc hạt lanh có thể được kê toa, cùng với việc uống nước nhiều và nước trái mận ép.
- Liệu pháp vi lượng đồng căn: Cẩn chuyên môn. Ôxit nhôm thích hợp dùng để giúp phân mềm đi nhưng không nên dùng thường xuyên, đặc biệt cho trẻ sơ sinh; nếu bé đi phân cứng và khô do uống thiếu nước và gắt gỏng thì dùng cây nhắng (Bryonia) và Calcerea Carbonicum, bé sẽ hài lòng và dễ chịu.
- Liệu pháp xoa bóp phản xạ: Cần chuyên môn. Tác động lên các huyệt tương ứng với đường ruột có thể giúp điều hòa hoạt động bài tiết, điều này cần thiết cho đường ruột hoạt động bình thường việc tác động bất ngờ vào các cơ này sẽ đẩy các các chất trong đường tiêu hóa ra ngoài.
Tiêu chảy
Tiêu chảy có thể do thức ăn không tiêu, nhiễm trùng đường ruột hoặc virus, hay do bé mọc răng. Thông thường, đây chỉ là một vấn đề nhỏ trong nhất thời, nhưng có thể gây cho con bạn mất nước, vì thế hãy cho bé bú bình hoặc bú sữa mẹ dặm thêm. Nếu tiêu chảy tiếp tục kéo dài trong vài giờ, kèm theo nôn mửa, thì hãy đưa con bạn đến bác sĩ ngay.
Bạn có thể làm gì?
Việc massage đại tràng, phần xương cùng và bàn chân bé bằng dầu pha chế có thể giúp giải tỏa cảm giác khó chịu cho bé.
Những liệu pháp bổ sung
- Liệu pháp hương thơm: Massage với hỗn hợp dầu cúc La Mã, một giọt tinh dầu với 15ml dầu pha chế.
- Thảo dược: Cần chuyên môn. Bột Carob, lá cây du hoặc lá cây mâm xôi (raspberry) có thể được kê toa cùng với táo, vì trong táo có chất pectin. Bạn nên làm món sốt táo cho bé khi bé đã có thể ăn thức ăn đặc.
- Liệu pháp vi lượng đồng căn: Cần chuyên môn. Arsenal (As) thích hợp cho những bé hay ớn lạnh, bứt rứt và đổ mồ hôi, rối loạn tiêu hóa hay ngộ độc thức ăn, cây dưa đắng (Colocynthia) là rất cần nếu chứng tiêu chảy đi kèm theo tình trạng gồng cứng và gập người, và thuốc diêm (phosphorus) dùng cho tình trạng thiếu nước, mệt mỏi và đi phân nước.
- Liệu pháp xoa bóp phản xạ: Cần chuyên môn. Các chuyên gia sẽ tác động lên các điểm phản xạ ở vùng hậu môn để đưa chúng về chức năng bình thường. Bạn có thể giúp bé bằng cách massage phần gót và giữa gan bàn chân.
Việc massage chân bé trong khi bé bú có thể giải quyết các vấn đề về tiêu hóa.
Chơi với bé, massage bụng bé và đại tràng trước khi cho bú có thể xua đi sự căng thẳng và bé có thể bú trong một tâm trạng thoải mái hơn.
Thức ăn mới
Khi bạn cho con mình ăn dặm bằng những thức ăn đặc, hãy nhớ sinh hoạt đường ruột lúc này sẽ thay đổi. Nếu phân bé có nước và lỏng sau khi bạn cho bé thử một loại trái cây hoặc rau mới thì hãy ngưng cho bé ăn trong vài ngày, sau đó, cho ăn lại với một lượng nhỏ.