Một hôm, đám trẻ trong nhà trẻ vây thành một vòng tròn, vừa cười ríu rít vừa quan sát và râm ran trò chuyện. Giữa vòng có một bồn nước, trong bồn nước trôi bập bềnh một số đồ chơi.
Lúc này, có một đứa bé vừa hai tuổi rưỡi, một mình đứng bên ngoài vòng vây, có thể thấy, nó cũng đầy lòng hiếu kỳ chẳng kém gì những bạn đang ngắm nghía đồ vật kia. Tôi thấy thú vị đứng xa quan sát nó. Nó bắt đầu mon men đến gần những đứa trẻ khác, muốn chen vào nhưng nó quá nhỏ, không đủ sức chen vào trong. Thế là nó đành đứng đấy quan sát chung quanh. Gương mặt bé xíu ấy trông rất có ý nghĩa, lúc ấy nếu tôi có máy chụp ảnh để chụp nó thì tuyệt quá.
Bỗng ánh mắt của nó dừng lại ở chiếc ghế con, đương nhiên, nó quyết định dời chiếc ghế ấy tới sau đám trẻ, sau đó leo lên ghế. Trên khuôn mặt lộ đẩy vẻ hy vọng. Nhưng vào lúc này, một cô giáo bước tới, hùng hổ (có thể cô ấy sẽ cho là nhẹ nhàng, túm lấy nó và nhấc qua khỏi đầu những đứa trẻ khác giúp cho nó có thể nhìn thấy bồn nước ở chính giữa, cô còn nói: “Nào, chú nhóc đáng thương, cháu cũng xem đi nào!”
Tuy nhìn thấy được chậu nước và đồ chơi trôi bập bênh nhưng nét mặt hân hoan, tìm tòi và mong đợi khiến ta thấy thú vị trước đây ở chú bé bỗng chốc biến mất, còn lại chỉ là vẻ sững sờ “tin tưởng người khác sẽ làm thay” của chú bé.
Đây là một bài nhật ký quan sát của nhà giáo dục nổi tiếng của Ý – Montessori.
Suy nghĩ của cha mẹ
Hãy nhớ rằng, trẻ con không thể phát triển thành một người lớn có tâm trí khỏe mạnh và trí tuệ cao độ bằng cách chỉ suy nghĩ hoặc ngồi không chẳng làm gì cả.
Đứa trẻ mà Montessori nhìn thấy, cuối cùng nó trông thấy được đồ chơi bập bênh nhưng nó lại không có cơ hội trải nghiệm cảm giác thành công. Nó vốn có thể chinh phục được trở ngại thông qua sức mạnh của chính mình, từ đó đạt được niềm vui chính mình thực hiện. Nhưng cơ hội này lại bị cô giáo vô tình tước đoạt.
Maslow, nhà tâm lý học của Mỹ cho rằng: nhu cầu là động lực và nguyên nhân trực tiếp khích lệ hành động của con người. Con người có các nhu cầu ở cấp độ khác nhau, từ nhu cầu sinh lý và nhu cầu an toàn cho đến nhu cầu xã hội và nhu cầu tôn trọng, trong đó nhu cầu cao nhất là nhu cầu thực hiện cái tôi. Thỏa mãn nhu cầu thực hiện cái tôi chính là đòi hỏi phát huy một cách tối đa khả năng tiềm ẩn của mình, đạt được mục tiêu mà mình mong đợi. Đây là nhu cầu sáng tạo. Người có nhu cầu thực hiện cái tôi dường như đang dốc hết sức làm cho mình tiến tới sự hoàn mỹ. Thực hiện cái tôi nghĩa là trải nghiệm cuộc sống một cách tối đa, năng động, quên mình, tập trung hết tinh thần sức lực một cách chăm chú. Khi thực hiện mục tiêu, họ sẽ cảm nhận được tình cảm của cái gọi là “trải nghiệm đỉnh cao”. Tuy là trẻ con rất nhỏ nhưng cũng có nhu cầu theo đuổi thực hiện cái tôi.
“Trông thấy những món đồ chơi ấy” có thể mang đến cho chúng niềm vui, nhưng nếu cho phép chúng sử dụng trí tuệ, cố gắng hết sức của mình, phát huy khả năng nội tại của chúng để thực hiện mục tiêu mong đợi thì sẽ mang tới cho chúng niềm vui điên cuồng. Cô giáo đã không quan sát kỹ hành động và tâm trạng của đứa bé, khi nó nỗ lực thử sức và sắp thành công thì cô giáo không phân biệt trắng đen cuối cùng đã cắt đứt sự nỗ lực, cản trở sự mãn nhu cầu thực hiện cái tôi của nó.
Là phụ huynh, có phải chúng ta thường vô tình cản trở sự phát triển tâm trí khỏe mạnh của con cái?