Khi vừa vào đại học, cha và Alex thỏa thuận: ngày 15 hàng tháng gửi cho Alex 500 đô phí sinh hoạt.
Alex xài tiền vừa không có kế hoạch vừa phung phí. Dăm ba hôm cậu tìm lý do đến căn tin trường ăn uống thỏa thích cùng bạn bè. Kết quả chưa hết tháng đầu tiên, trong túi của Alex chỉ còn lại mấy xu leng keng. Tháng đầu tiên, cha chịu đựng cách chi tiêu phung phí của con trai, gửi cho Alex phí sinh hoạt của tháng thứ hai, nhưng Alex không biết hối cải, Tháng thứ hai, thứ ba vẫn thế.
Cuối cùng, khi còn lâu mới tới hạn lãnh tiền tháng thứ tư, Alex tiếp tục khó khăn chồng chất. Không còn cách nào khác, Alex đành đánh một bức điện báo về nhà, nội dung rất đơn giản: “Cha ơi, con đói lả rồi”.
Người cha nhanh chóng hồi âm, cũng rất đơn giản: “Con trai, cứ đói đi vậy”.
Cuộc đời thật kỳ diệu. Sau đó, Alex chỉ còn 20 đô sống trong 10 ngày, Alex đã cố chi tiêu tiết kiệm, trước khi chi xài đều phải cân nhắc đắn đo, cuối cùng cũng vượt qua được những ngày tháng khó khăn.
Từ đó, Alex học được cách tính toán cẩn thận và hiện thực ra, chỉ cần tiết kiệm một chút những chi tiêu không cần thiết, phí sinh hoạt hàng tháng 400 đô là đã đủ. Cứ thế, hằng tháng Alex còn có thể dành dụm được một ít tiền. Alex dùng số tiền này mua nhiều sách, băng đĩa mà mình yêu thích, làm một số việc có ý nghĩa như đi du lịch, làm từ thiện, đương nhiên cũng không quên thỉnh thoảng tụ tập bạn bè đến quán ăn.
Cuộc đời đại học của Alex sống đầy đủ hơn trước.
Suy nghĩ của cha mẹ
Giáo dục con có nhiều cách. Đôi khi nên dịu dàng, đôi khi phải nghiêm khắc, thậm chí tàn nhẫn.
Một mực nuông chiều con, chịu đựng thói xấu của con là cực kì bất lợi cho sự trưởng thành của con. Cho nên, khi cần tàn nhẫn thì tàn nhẫn, Ép con vào cảnh khó xử để chúng tự tìm cách giải quyết một số vấn đề.
Nén được nỗi đau nhất thời hơn cả công sức 10 năm. Nén lòng để cho con cái sống 10 ngày “kiệm ăn kiệm mặc” nhưng lại giúp con có nhận thức đầy đủ và có ích suốt đời về đồng tiền.