Có phải khen con càng nhiều thì càng tốt?

Gần đây, có nhiều cách giáo dục trẻ được đưa ra, chẳng hạn như cách dùng lời khen để dạy con. Các mẹ làm theo lời khuyên đó nên cố gắng không la mång con mình mà dùng lời khen để dạy bảo chúng. Có những bà mẹ lỡ mắng con, nhưng bất chợt nhớ ra liên ngay lập tức cân nhắc lại cách dạy con của mình và họ luôn tự nhủ rằng phải khen trẻ.

Khen và mắng tưởng như là đối lập nhau nhưng tôi không nghĩ như vậy. Nếu như khen quá nhiều, hay nói cách khác một khi việc khen trở nên dư thừa, thì tùy vào nội dung của lời khen có thể sẽ gây ra sự căng thẳng cho trẻ. Vô tình chúng ta đã làm cho trẻ có suy nghĩ rằng “Nếu như làm thế này sẽ được khen; nếu không làm theo như thế sẽ bị mắng”. Mỗi lần được khen cũng sẽ gây áp lực cho trẻ, tạo tâm lý bắt chúng phải cố gắng làm như thế để lần tới cũng được khen. Như vậy, nếu lời khen trở nên dư thừa cũng không có lợi cho trẻ.

Có phải khen con càng nhiều thì càng tốt?

Mặt khác, chúng ta nghĩ rằng việc la mắng sẽ làm trẻ tổn thương. Tuy nhiên, nếu cha mẹ có thể truyền tải cho trẻ hiểu được những điều mà họ suy nghĩ và hành động là vì trẻ, thì chắc rằng điều đó sẽ không làm trẻ tổn thương nữa. Phải làm sao để trẻ hiểu được rằng “Vì bố mẹ luôn nghĩ điều tốt cho mình nên khi mình làm điều gì không đúng mới bị la”. Ngay cả người lớn chúng ta cũng có lúc bị người này la, người kia mắng. Chính vì thế, không phải cứ khen là tốt và mắng là không tốt. Điều quan trọng là phải biết khen ở mức độ vừa phải, mắng ở mức độ vừa phải. Cha mẹ có thể cân bằng được hai điều này là việc không dễ.

Điểm giống nhau giữa việc khen và mắng quá nhiều

Trong cuốn sách Những trẻ sống biệt lập trong nhà, tác giả Yutaka Shiokura – hiện là phóng viên thuộc bộ phận Khoa học xã hội của báo Asahi, có nhắc đến trường hợp một người mẹ may mắn được nuôi dưỡng và lớn lên trong một gia đình có danh tiếng trong khu phố, nhưng lại ngược đãi đứa con của mình.

Theo ông, người mẹ này từ khi còn nhỏ đã nỗ lực và có nhiều thành tích tốt trong học tập, cô ấy đã vào được ngôi trường đại học mà bao nhiêu người hằng mơ ước, rồi kết hôn với một người tuyệt vời. Nhưng cuối cùng hai người họ đã ly hôn. Sau đó, cô sinh được một đứa con nhưng luôn ngược đãi nó.

Điểm giống nhau giữa việc khen và mắng quá nhiều

Người mẹ đó nói rằng: “Tôi chưa từng cảm nhận được tình yêu thương từ chính người mẹ đã sinh ra nên tôi không biết cách chia sẻ tình yêu thương cho đứa con của mình. Có nhiều trường hợp, những bà mẹ vốn thuộc tuýp người thông minh, ngay từ nhỏ đã ý thức bản thân mình cần làm những gì để bố mẹ không buồn, không giận; phải làm như thế nào để nhận được lời khen từ bố mẹ… Nhưng chính họ, khi trưởng thành và trở thành cha mẹ cũng dễ có khuynh hướng áp đặt điều đó lên con cái. Con cái họ đã phải nỗ lực học tập và cố gắng rất nhiều để đáp ứng lại những sự kỳ vọng từ cha mẹ. Cũng có trường hợp nhìn thoáng qua thì mọi người sẽ nghĩ rằng “À, đứa trẻ này được nuôi dạy tốt quá” nhưng thật ra bản thân đứa bé đó chưa từng cảm nhận được tình yêu thương từ bố mẹ, tất cả là do nó bị áp lực tâm lý “phải làm như thể”.

Thông thường, khi trẻ làm đúng theo ý bố mẹ thì sẽ được khen, còn nếu trái lời sẽ bị la mắng. Vì thế, trong những gia đình này, trẻ được khen rất nhiều và bị mắng cũng không phải ít. Đó chính là điểm giống nhau của việc khen quá nhiều và mắng quá nhiều.

Cha mẹ ai cũng có những kỳ vọng vào con cái nhưng những mong muốn của họ cần có chừng mực. Đừng bắt con cái trở thành bản sao của cha mẹ bằng việc bắt chúng cố gắng làm những việc mà mình cho là đúng, là tốt theo ý nghĩ chủ quan của mình. Những đứa trẻ phải sống trong tình trạng lúc bị la, lúc được khen chỉ để làm sao hài lòng cha mẹ quả thật rất đáng thương. Tôi cho rằng đó chẳng qua chỉ là sự ích kỷ của người lớn, chứ đó không phải là tình thương yêu thật sự dành cho trẻ.

Những kỳ vọng quá lớn của bố mẹ đặt lên con cái

Là cha mẹ, ai cũng có những kỳ vọng đối với con trẻ. “Tôi muốn con mình vào trường A, muốn nó trở thành…” Ở góc độ nào đó, những kỳ vọng thể hiện tình cảm và sự yêu thương của cha mẹ dành cho con cái. Tuy nhiên, những lời khen quá mức cũng như những kỳ vọng quá lớn sẽ tạo áp lực cho trẻ.

Những kỳ vọng quá lớn của bố mẹ đặt lên con cái

Sự phát triển tư chất và năng lực của trẻ cũng tùy vào trường hợp và tình trạng của những lúc áp lực mà có sự khác biệt. Những kỳ vọng, mong muốn quá lớn ấy cũng có thể xem như là sự phủ định, phủ nhận đối với trẻ. Tại sao có thể nói như vậy? Vì điều đó cũng đồng nghĩa với câu nói “Bố mẹ chưa hài lòng về con”. Khi trẻ nghĩ rằng “Có điểm nào đó ở con mà bố mẹ vẫn chưa hài lòng” thì trẻ sẽ dễ cảm nhận rằng mình đang bị bố mẹ phủ nhận bản thân, không thừa nhận mình. Thật buồn khi phải nói rằng những điều đó sẽ được chuyển đến trẻ như một điều gì đó trái ngược hoàn toàn với tình cảm yêu thương.

Những người lớn chúng ta chẳng phải đang khen ngợi và la mắng trẻ bởi vì sự kỳ vọng quá lớn hay sao?

Con trở thành đứa trẻ như mong muốn > Khen ngợi con. Ngược lại, khi con trở thành đứa trẻ không như mong muốn > La mắng con. Đây là lí do của sự khen ngợi và la mắng. Khen ngợi và la mắng không phải là việc dễ dàng mà đó là cả một nghệ thuật. Không chỉ đơn giản bằng việc toàn khen trẻ thì trẻ sẽ trở thành đứa bé ngoan, cũng không có chuyện toàn la mắng trẻ thì trẻ sẽ chỉnh sửa những điều chưa tốt để trở thành đứa bé ngoan.

“Muốn con trở thành đứa trẻ như thế này…” tôi muốn các bậc làm cha mẹ hãy suy nghĩ thật kĩ rằng đó có phải là mong muốn cho con hay chỉ vì để thỏa mãn sự ích kỷ của chính bản thân mình.

Nếu lúc nào cũng khen vô tội vạ kiểu “Con giỏi quá”, thì sẽ tạo nên những đứa trẻ chỉ làm khi được khen. Trẻ thường nói rằng “Bố mẹ nhìn con nè” thì nguyện vọng của trẻ không phải được khen mà là được bố mẹ xem những điều mình đang làm. Đáp ứng mong muốn đó của trẻ, những câu nói như “Uh, bố mẹ đang xem đây con”, “A, con làm được rồi” khiến trẻ rất thích thú.

“Khen ngợi” là cách phụ huynh tự thỏa mãn lòng yêu bản thân

Cho đến thời điểm hiện tại, tôi đã có hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị lâm sàng đối với các bệnh về tinh thần cho trẻ em, thiếu niên và thanh niên. Tôi cảm nhận rằng dường như người Nhật yêu thương chính bản thân họ nhiều hơn. Yêu thương bản thân cũng rất quan trọng nhưng nếu điều đó quá cao, tôi e rằng họ sẽ có khuynh hướng muốn điều chỉnh đối phương theo nguyện vọng của bản thân.

Ví dụ, một người chồng quá yêu bản thân sẽ muốn người vợ thay đổi theo suy nghĩ của người chống và ngược lại. Những người quá yêu bản thân ấy khi trở thành bố, mẹ thì mong muốn nuôi dạy con theo suy nghĩ của bản thân họ sẽ trở nên vô cùng mạnh mẽ.

“Khen ngợi” là cách phụ huynh tự thỏa mãn lòng yêu bản thân

Ngay cả trong những buổi nói chuyện hoặc tư vấn về việc kiểm tra sức khỏe cho trẻ, thảo luận cách nuôi dạy trẻ… thì vẫn có những người bố, người mẹ khăng khăng khẳng định: “Tôi muốn con tôi trở thành đứa trẻ như thế này…” Những ông bố bà mẹ kiểu này đang nuôi dạy trẻ theo suy nghĩ chủ quan của bản thân. Bằng những tiêu chuẩn do họ tự đặt ra để áp đặt lên trẻ, để khen ngợi hay la mắng nhằm mục đích thay đổi trẻ trở thành đứa con như ước vọng của mình. Khi con họ trở thành đứa trẻ như mong muốn, tất nhiên họ sẽ khen không ngớt lời: “Con giỏi lắm”.

Nói tóm lại, việc khen ngợi tất nhiên nhằm khích lệ con tốt lên, nhưng mặt khác, điều đó cũng trở thành phương thức thỏa mãn sự yêu thương dành cho chính bản thân mình của các bậc cha mẹ.

Khen ngợi nhẹ nhàng, mức độ vừa phải là được

Việc khen ngợi trẻ quá mức khiến cho trẻ mang cảm giác lo lắng rằng “Mình làm như vậy bố mẹ sẽ vui. Ngược lại, nếu mình không làm được, bố mẹ sẽ buồn, sẽ thất vọng. Cũng giống như đồ vật, nếu có mặt trước, sẽ phải có mặt sau. Vì vậy, việc khen ngợi ở mức độ vừa phải sẽ làm cho trẻ suy nghĩ rằng “Nếu làm được cũng không phải là điều gì quá lớn lao và dù không làm được đi nữa thì bố mẹ cũng sẽ không quá thất vọng”.

Khi trẻ đáp ứng được kỳ vọng của bố mẹ, phụ huynh thường khen rằng “Con làm như vậy, bố (mẹ) rất vui”. Nhưng việc khen ngợi ấy cũng sẽ tạo một áp lực cho trẻ. Vì thế, nếu khen nhiều quá, trẻ sẽ cảm thấy vui, nhưng cũng cảm thấy “ngột ngạt”.

Khi trẻ tỏ thái độ sợ hãi trước những lời la mắng của bố mẹ, thì các bé sẽ trở nên lo lắng và luôn phải để ý đến những đánh giá của bố mẹ. Việc khen ngợi cũng vậy, nếu làm quá mức cũng sẽ trở thành liều thuốc độc. Do vậy, khen ngợi cũng cần có chừng mực. Chỉ cần nói đơn giản “Làm như vậy thì tốt đô hoặc “Con đã làm rất đúng” là đủ.

Những việc lúc trước mà trẻ không thể làm được như ăn cà rốt hay tự buộc dây giày… mà bây giờ có thể tự làm được, chắc chắn phải có điều gì đó khác với trước đây. Thực hiện phương pháp chia nhỏ ra để hỏi” như trên sẽ giúp trau dồi ý thức cho trẻ và có thể kết nối với sự nhận thức của trẻ. Việc của bố mẹ chỉ là bình tĩnh chờ đợi đến khi trẻ có thể tự xoay xở được để tìm ra những câu trả lời cho vấn đề mà trẻ muốn biết. Khi những việc trẻ có thể làm tăng dần lên thì ắt hẳn tính tự lập ở trẻ được hình thành.

Hãy cùng vui mừng thay vì khen ngợi trẻ

Một vấn đề quan trọng có tính quyết định trong việc dạy trẻ đó là dạy trẻ cảm giác tự khẳng định bản thân. Nếu trẻ bị đoạt đi cảm giác tự khẳng định bản thân thì phương pháp dạy dỗ của cha mẹ đã thất bại.

“Cảm giác tự khẳng định bản thân” là phương pháp dạy để trẻ cảm nhận rằng mình được đối phương tiếp nhận và tôn trọng. Nói cách khác, đó là việc bố mẹ mỗi ngày vừa nuôi dưỡng trẻ, vừa truyền đạt cho bé hiểu rằng mình đang tiếp thu và tôn trọng ý kiến của con.

Hãy cùng vui mừng thay vì khen ngợi trẻ

Khi khen thì phải thật lòng và làm sao để người được khen cũng có cảm giác điều đó thật tuyệt vời mới thực sự là bản chất của việc khen ngợi.

Bản thân tôi nghĩ rằng thay vì cố tình khen trả thì hãy vui mừng cùng trẻ và nói với con rằng “Con làm được rồi nhi?”, hay chỉ yên lặng và cho trẻ thấy được rằng bố mẹ đang vui. Điều đó hẳn sẽ tự nhiên và tốt hơn là khen quá mức. Nếu trẻ làm được điều gì đó, hãy cố gắng truyền đạt cho trẻ thông điệp “Khi thấy con làm tốt thì mẹ (ba) sẽ vui lắm đấy”. Đừng khen ngợi trẻ quá mức, hãy tỏ ra vui cùng niềm vui của con.

Việc chia sẻ niềm vui với nhau chính là điều tuyệt vời nhất trong mối quan hệ giữa con người với con người. Nhà tâm lí học Henri Wallon từng nói rằng: “Chia sẻ niềm vui là điểm khởi đầu của sự giao tiếp”. Bản chất của việc giao tiếp không chỉ giới hạn việc trao đổi từ ngữ đơn thuần, mà còn là việc chia sẻ niềm vui với nhau. Vì vậy, khi đứa trẻ cảm thấy vui sướng và bố mẹ cũng cảm thấy vui mừng thì đó chính là điều tuyệt vời nhất.

Trở thành bậc cha mẹ như trẻ hằng mong ước

Khi trông thấy con vui mừng, cha mẹ cũng nên chia sẻ niềm vui với con. Henri Wallon cho rằng việc chia sẻ niềm vui chính là điểm khởi đầu trong quá trình giao tiếp giữa con người với con người, nhưng tôi lại cho rằng đây là điểm khởi đầu trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ trẻ.

Trở thành bậc cha mẹ như trẻ hằng mong ước

Để trở thành những người cha người mẹ như trẻ hång mong ước, điều mà bạn cần đem đến cho trẻ chính là sự yêu thương. Bạn phải chứng thực được rằng mình thực sự yêu tất cả những gì mà trẻ làm và những việc làm con vui thì cũng làm cho bạn vui biết dường nào.

Chẳng hạn như khi chọn món ăn, không nhất thiết đó phải là những món ăn xa xỉ, đắt tiền và phải quá nhiều công sức, thời gian để chế biến. Bạn có thể chọn những món đơn giản thôi nhưng phải làm thế nào để trẻ ăn một cách vui vẻ. Và khi thấy bé ăn một cách ngon lành, bạn cũng sẽ cảm thấy vui hơn, đó chính là sự chăm sóc trẻ.

Không chỉ giới hạn trong chuyện ăn uống mà trong tất cả mọi việc, khi mang lại niềm vui cho trẻ, bản thân chúng ta cũng cảm thấy vui lây. Việc đầu tiên là phải yêu thương và quan tâm, rồi mới nảy sinh việc khen ngợi hay la mắng trẻ. Nếu không làm như vậy thì dù khen ngợi hay la mắng cũng không thể truyền được ảnh hưởng tốt đến trẻ.

Bố mẹ thường hay “khen ngợi” con, nhưng điều quan trọng hơn cả đó chính là bé muốn bạn truyền đạt những điều để chúng cảm thấy mình được yêu thương, được quan tâm”. Đối với trẻ nhỏ, nếu không có người nhìn theo và để ý thì chúng sẽ cảm thấy bất an. Cho dù là hoạt động thường ngày đi chăng nữa, thì chúng cũng không nghĩ đó là chuyện đương nhiên phải làm, thế nên khi chúng làm những chuyện thường ngày ấy hãy truyền đạt tới chúng những điều như “”Con làm xong hết rồi à?”, “Con làm được rồi hả?”.

Khi bạn nhìn thấy sự “thay đổi”, hãy truyền đạt điều đó

Những điều mà chúng ta nói với con trẻ không chỉ là “khen ngợi” mà còn cần có những từ chỉ sự “công nhận”. Chúng ta chỉ khen ngợi khi trẻ đạt được thành quả gì đó. Chẳng hạn như khen trẻ khi những việc trước kia trẻ không làm được mà bây giờ có thể hoàn thành. Đối với việc “công nhận” thi không cần đến thành quả, chỉ đơn thuần là quan tâm, để ý đến trẻ, để cho trẻ thấy mình được quan tâm, được yêu thương thì trẻ cảm thấy thật sung sướng và hạnh phúc.

Con người chúng ta hề được ai đó thừa nhận thì sẽ cảm thấy mình được quan tâm, mình cũng quan trọng. “Hôm nay bạn mặc cái áo đỏ hả” hay “Bạn đội mũ mới hả”… Đơn giản chỉ là như thế. Hãy truyền đạt những gì mà bạn thấy đối phương có phần khác so với mọi ngày, chỉ đơn giản thế thôi, bởi vì điều đó cũng mang thông điệp rằng “tôi biết bạn đang ở chỗ đó, “lúc nào tôi cũng để ý và quan tâm đến bạn”. Đó chính là công nhận sự tồn tại của đối phương.

Khi bạn nhìn thấy sự “thay đổi", hãy truyền đạt điều đó

Nếu không tìm ra điều gì để khen ngợi con thì có thể không khen, nhưng cha mẹ hãy truyền tải thông điệp công nhận sự tồn tại”, và hơn thế nữa những lời nói đó sẽ mãi còn đọng lại trong tâm trí của trẻ lâu hơn cả chúng ta nghĩ.

Trong mối quan hệ giữa con người với con người, bị “thờ ơ” là điều đau khổ nhất. Đối phương không để ý đến sự tồn tại của mình. Ai ở trong hoàn cảnh này cũng sẽ cảm nhận được nỗi sợ hãi cùng tâm trạng đau khổ, buồn bã.

Chỉ đơn thuần là nói những điều giản đơn như khẳng định sự tồn tại của đối phương sẽ làm cho họ cảm thấy mình đang được quan tâm. Chỉ đơn giản là miêu tả lại điều gì đó, nhưng đối với trẻ có ý nghĩa thực sự rất lớn, và tiếp thêm cho chúng sức mạnh về sự tự tin và khẳng định bản thân.

Ngoài ra, cha mẹ nhận ra điều gì đó khác lạ hơn mọi ngày của trẻ cũng có thể khiến bé vui mừng. Chẳng hạn như “trên mặt con dính nước kìa”, “hôm nay con tập xe thành thạo hơn hôm qua rồi đó”… Chú ý tìm ra những điều mới, những biến đổi so với thường ngày sẽ làm cho trẻ vui thích. Tuy nhiên, có hai điểm cha mẹ cần chú ý. Thứ nhất là không được so sánh trẻ với người khác. Thứ hai là hãy truyền đạt những “biến đổi tốt” của trẻ. Nếu cha mẹ tiếp tục sử dụng phương pháp trên và chú ý tới hai điều này, họ sẽ thấy được những triển vọng tốt đẹp của trẻ.

Hãy nói những điều tốt của trẻ trước mặt người khác

Ở những nơi như công viên, bố mẹ có thường để trẻ chơi rồi đứng nói chuyện với bạn bè và vô tình than thở những điều không tốt của trẻ hay không? Tôi cũng thường như vậy và đã vô ý nói những câu đại loại như: “Con nhà bác chay nhanh nhìn thích quá nhi! Con nhà tôi chỉ chạy nhanh khi mà nó trốn việc thôi”…

Một ngày nọ, trên đường từ công viên về nhà, đứa con trai nhỏ nói với tôi rằng: “Mẹ ghét con lắm phải không?”. Tôi ngây người, không biết trả lời con thế nào. Rồi nó nói tiếp: “Chẳng phải là mẹ chỉ toàn nói xấu con thôi hay sao?”. Điều đó đã khiến tôi thật sự sửng sốt. Thật may mắn khi thằng bé nhà tôi vẫn có thể nói ra tâm trạng của nó, bởi lẽ có một số đứa trẻ thậm chí ngay cả việc nói ra tâm trạng của mình cũng không thể làm được và có thể nó sẽ gặm nhấm nỗi lo lắng, nỗi buồn một mình.

Những bà mẹ thường đi tới câu lạc bộ “Hội quán các bà mẹ” hay than thở: “Khổ quá! Thẳng bé nhà tôi cứ khóc giữa đêm”, “Hễ mà tôi không có ở nhà là con khóc ngay”… Những câu nói vô tình của người lớn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần của con trẻ.

Chính nhờ những lời nói của con trai trong một buổi chiều từ công viên trở về mà tôi hiểu rằng: Từ giờ trở đi trước mặt mọi người, tôi sẽ phải nói thêm những điểm tốt của con trai mình. Còn các bạn, nếu đã lỡ khiêm tốn về con mình trước mặt người khác, thì từ bây giờ hãy nói tốt về chúng nào!

Cùng bé yêu

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *