Chúng ta sẽ tham khảo một số chứng bệnh thông thường như viêm mắt, đau tai, khó ngủ, bỏng, vết côn trùng cắn mà bé thường hay mắc phải. Tất cả những tình trạng này có thể được chữa khỏi bởi các liệu pháp bổ sung và chúng tôi sẽ trình bày cách thức xoa dịu nỗi bội của bé.

Viêm mắt

Chứng viêm mắt ngoài của bé có thể do vi trùng, virus hoặc do dị ứng gây ra. Nếu không có nhử (ghèn) thì thường là do dị ứng hay bị sốt. Nếu có nhử thì lớp nhử này thường đặc và dán chặt hai mí mắt bé. Không phải toàn bộ viêm mắt đều là viêm kết mạc, đây là một bệnh truyền nhiễm.

Viêm mắt ở bé

Bạn có thể làm gì?

Đối với chứng viêm mắt thông thường, phổ biến ở trẻ sơ sinh, thường, chỉ cần dùng bông gòn nhúng nước ấm sát trùng có pha muối loãng lau sạch mắt bé. Bạn rửa tay thật kỹ và lau miếng bông gòn từ phía má bé đến khóe mắt trong, thay miếng khác sau mỗi lần lau để tránh tái nhiễm. Nên lau khô mắt bằng miếng gạc khô riêng cho mỗi mắt.

Những liệu pháp bổ sung

  • Thảo dược: Cần chuyên môn. Đối với chứng viêm kết mạc, bạn dùng trà hoặc tinh dầu của golden seal, hoa cúc, nhãn thông thảo (eyebright) và lá cây mâm xôi. Bạn có thể thêm 1- 2 giot tinh dầu vào chén nước sôi để nguội mà rửa mắt.
  • Liệu pháp vi lượng đồng căn: Cần chuyên môn. Cây phụ tử phù hợp cho viêm mắt hoặc mắt xốn; dùng cà dược cho chứng viêm mắt ngứa và khó chịu khi gặp ánh nắng. Dùng Euphrasia cho mắt đổ nhử (đổ ghèn) và ngứa; và Bạch đầu ông (Pulsatilla) được dùng cho mắt bị nhử dán kín, ngứa hoặc tắc tuyến lệ.

Đau tai

Đau tai thường do chất dịch trong tai giữa tích tụ gây viêm tai và sốt cao.

Đau tai ở bé

Bạn có thể làm gì?

Chứng viêm tai cấp tính thường do dị ứng thức ăn, nhưng cũng có thể là do nhiễm virus. Hãy lau nhẹ vành tai và kiểm tra nhiệt độ của bé. Đừng để cho đầu bé bị ướt. Nhiều trẻ sẽ tự qua khỏi cơn đau tai mà không cần bất cứ sự trợ giúp nào.

Những liệu pháp bổ sung

Thảo dược: Cần chuyên môn. Làm ấm dầu oải hương, dầu tỏi hoặc có mullein bằng cách để chai dầu vào chén nước nóng. Nho 3 – 5 giọt vào miếng bông rồi nút miếng bông này vào tai. Thay nút mỗi ngày hai lần cho đến khi tai hết viêm.

Liệu pháp vi lượng đồng căn: Cán chuyên môn. Cây phụ tử phù hợp cho chứng viêm tai cấp tính. Bệnh này có thể trầm trọng hơn vào đêm hoặc sau khi ra gió; dùng cà dược khi đau tai kèm theo sốt. Tai phải thường bị nặng hơn nếu mặt hoặc tai bé đỏ ửng và nếu bé khóc thét cần được bế thì dùng tinh dầu hoa cúc, tinh dầu này cũng thường được dùng khi đau răng. Dùng Hepar Sulph cho đau tai cấp tính sau khi nhiễm lạnh cùng với viêm mũi. Dùng Bạch đầu ông (Pulsatilla) cho bé đòi bế, thích được ôm trong tay và bị sổ mũi.

Liệu pháp xoa bóp phản xạ: Cần chuyên môn. Các nhà trị liệu có thể làm dịu viêm nhiễm và sổ mũi. Bạn cũng nên thử massage các ngón chân và hạch bạch huyết.

Lau mắt thường xuyên với gòn thấm nước muối pha loãng đun sôi tiệt trùng để tránh những chứng viêm mắt nhẹ.

Mắt bé nếu có nhử (ghèn) cần đưa bé đến bác sĩ.

Vận động học

Đau tai cũng có thể do dị ứng thức ăn như sữa bò, bạn có thể thay bằng các thức ăn khác như sữa dê.

Một trong những cách tự nhiên tốt nhất khi bé bị dị ứng thức ăn là nhờ chuyên gia về vận động học tư vấn cho bạn vì họ có phương pháp kiểm tra cơ. Với cách kiểm tra người đại diện, bạn có thể được kiểm tra cơ thay cho con mình, vì phương pháp này có thể phản ánh sự mất cân bằng của một người khi bạn tiếp xúc với da của người đó.

Khó ngủ

Những trẻ khó ngủ và bứt rứt có thể là do bị kích thích quá mức, bị đau hoặc đơn giản chỉ là nóng quá,

Bé khó ngủ

Những liệu pháp bổ sung

Liệu pháp hương thơm: Tinh dầu cúc La mã và oải hương rất hữu dụng. Để cho phòng ngủ của bé có mùi hương dễ chịu nhằm ru ngủ bé, nên dùng một giọt tinh dầu cúc La Mã hay oải hương pha với 600ml nước nóng. Đặt chậu nước trên sàn (đừng đặt quá gần đầu trẻ), hơi nước bốc lên sẽ mang mùi hương lan tỏa khắp phòng. Cũng có thể áp dụng cùng công thức như thế cho nước xịt phòng Hòa một giọt vào một muỗng cafe nước rồi cho vào dụng cụ tỏa hương hoặc có thể thêm bất cứ loại tinh dầu nào vào một ít sữa rồi cho vào nước tắm.

Liệu pháp nắn xương: Cần chuyên môn. Trẻ khóc dai dẳng có thể là do căng thẳng nào đó còn tồn tại trong cơ thể. Trẻ không nằm yên được ở một tư thế nào đó một lúc lâu có thể là do sự căng thẳng còn giữ lại nơi cổ.

Thảo dược: Cần chuyên môn. Có thể dùng trà hoa cúc.

Liệu pháp vi lượng đồng căn: Cần chuyên môn. Cây nhăng thích hợp cho bé khóc nhè, trong khi Calcerea Carbonica thì tốt cho bé hay ngủ mớ.

Bỏng

Cho dù bạn rất cẩn thận nhưng đôi khi cũng không tránh được việc bé bị bỏng bởi nước nóng hay lò sưởi.

Bạn có thể làm được gì

Bỏng rất dễ làm ta kinh hoàng vì nó gây biết bao điều khó chịu. Hãy làm mát vùng bị bỏng bằng cách để vết böng dưới vòi nước đang chảy hoặc táo bằng nước lạnh, tuy nhiên, hãy chú ý đừng để cho bé bị lạnh quá. Hãy để những vết bỏng nhỏ tự nó hồi phục. Nếu thấy cần băng lại để bé không chạm vào, bạn có thể dùng một miếng gạc sạch. Nếu bé bị bỏng nặng, hãy đưa bé đến bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời.

Những liệu pháp bổ sung

Bị côn trùng cắn

Con bạn sẽ vô cùng ngứa ngáy và khó chịu khi bị ong đốt và côn trùng cắn.

Bị côn trùng cắn

Bạn có thể làm gì?

Nếu nhìn thấy ngòi châm, hãy dùng nhíp gắp ra. Đừng cố gắng nặn, bởi vì điều này sẽ làm cho chất độc ở phần cuối của ngòi châm thấm sâu vào cơ thể. Vết ong đốt có thể được làm dịu bằng các chất kiềm như bicarbonat soda, vết đốt của ong bầu có thể được làm dịu bằng nước cốt chanh hoặc dấm. Nếu con bạn bị đốt vào miệng, bé có thể bị khó thở và cần phải có các biện pháp y tế can thiệp kịp thời.

Những liệu pháp bổ sung

Thảo dược: Cần chuyên môn Tử đinh hương nghìn, lá cây óc chó hoặc cây cơm cháy.

Liệu pháp vi lượng đồng căn: Cần chuyên môn. Dùng mật ong khi bị ong vò vẽ đốt, hoặc bất cứ vết đốt nào sưng đỏ và tấy; dùng kem bào chế từ cây noc soi khi có nhiễm trùng hoặc bị đốt ở vùng nhạy cảm; ledum (loài cây họ thường xuân) dùng cho những vết cấn lâu bị đổi màu; hoặc cây kiếm ma (ho gai) dùng cho vết sưng đỏ và ngứa.

Nếu con bạn thức giấc nửa đêm và không chịu ngủ lại, hãy kiểm tra xem bé có quá nóng không bằng cách đặt tay lên phía sau cổ bé. 

Mất ngủ có thể do một số nguyên nhân như bị kích thích, đau, thậm chí chỉ đơn giản là bé bị nghẹt mũi.

Cùng bé yêu

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *