CHA MẸ THƯỜNG NÓI: THÔI BỎ ĐI, MẸ BIẾT CON CHỈ NÓI ĐÙA THÔI MÀ!

Một chuyên gia giáo dục từng nói: “Nên dạy cho trẻ biết, từng hành vi của chúng có thể dẫn đến những kết quả khác nhau Cứ như vậy, dần dần trẻ sẽ học được thái độ có trách nhiệm với những gì mình đã nói, đã làm”.

Bên cạnh việc giáo dục trẻ, cha mẹ nhất định phải để trẻ hiểu rằng: Mỗi người đều phải có trách nhiệm với hành vi của mình, cho dù là tốt hay xấu đều phải gánh vác hậu quả của nó. Đây là một thói quen tốt mà cha mẹ cần đào tạo cho trẻ. Cho dù trẻ có lỗi lầm gì, chỉ cần trẻ có năng lực nhất định thì nên để chúng gánh vác trách nhiệm.

PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM VỚI NHỮNG GÌ MÌNH ĐÃ NÓI, ĐÃ LÀM

VÍ DỤ THỰC TẾ 

Một bà mẹ người Pháp dẫn theo con trai đến nhà một người  bạn Việt Nam chơi.

Nữ chủ nhân người Việt Nam rất coi trọng khách đến thăm nhà, còn học cách làm món Tây để mời khách. Bà nói với hai mẹ con người Pháp: “Hôm nay tôi làm món ăn Tây mời các bạn, các bạn thử nếm xem món Tây do người Việt Nam làm có ngon không nhé!”.

Cậu bé bảy tuổi nghĩ rằng: Người Việt Nam làm món Tây chắc chắn không ngon, Thế là khi nữ chủ nhân hỏi cậu có ăn không, nó kiên quyết đáp: “Cháu không ăn đâu!”.

Lúc nữ chủ nhân bê các món ăn đặt lên bàn, cậu bé bị món bánh Hamburger thu hút. Món bánh rất hấp dẫn, lại thơm phưng phức. Cậu bé nôn nóng nói với mẹ: “Mẹ ơi, con muốn ăn Hamburger!”.

Nữ chủ nhân vui lắm vì cậu bé thích món ăn của mình làm. Bà vui vẻ đầy đĩa Hamburger đến trước mặt cậu bé và nói: “Ăn đi cháu!”.

Ai ngờ đúng lúc ấy, mẹ cậu bé nghiêm túc nói với chủ nhà: “Không được, con trai tôi đã nói sẽ không ăn, nó phải chịu trách nhiệm về những điều nó nói, hôm nay nó không được ăn Hamburger!”.

Cậu bé cuống đến phát khóc: “Mẹ ơi, con muốn ăn Hamburger!”, nhưng người mẹ hoàn toàn không có động tĩnh gì, chỉ lạnh lùng nói với con trai: “Con phải chịu trách nhiệm về những gì mình đã nói!”.

Chủ nhà thấy vậy nghĩ rằng mẹ cậu bé quá nghiêm khắc, liền bảo: “Cho nó ăn đi, trẻ con đứa nào chẳng thế!”.

Bà mẹ người Pháp nghiêm nghị nhìn bạn, nói: “Bạn thân mến à, chúng ta cần bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm cho con trẻ!”.

Cuối cùng, mặc cho cậu bé khóc gào, người mẹ vẫn không đồng ý cho nó ăn Hamburger.

Sự thực là như vậy, chỉ cần trẻ con hiểu rằng nó phải gánh chịu hậu quả như thế nào trước hành vi của mình, thì mới học được tinh thần có trách nhiệm.

LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA

Trong cuộc sống hiện tại, cha mẹ nên để trẻ thử gánh vác trách nhiệm của mình. Ví dụ, khi trẻ gặp phải phiền toái, bạn nên nói: “Đây là sự lựa chọn của con, con thử nghĩ xem tại sao lại như vậy?” chứ không phải nói với trẻ rằng: “Con đã cố gắng rối, chỉ tại cha mẹ không có khả năng giúp đỡ con!”, mặc dù chỉ là một câu nói nhưng lại phản ánh những quan niệm khác biệt. Nếu như bạn vô tình giúp con cái thoái thác trách nhiệm, trẻ sẽ tưởng rằng mình không cần thiết phải gánh vác nó, điều này rất không có lợi cho cuộc sống sau này của chúng.

PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM VỚI NHỮNG GÌ MÌNH ĐÃ NÓI, ĐÃ LÀM

Hiện nay, có rất nhiều cha mẹ không quan tâm đến việc bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm cho con cái. Khi trẻ gặp phải chuyện gì đó, cha mẹ thường thay trẻ gánh vác, hy vọng trẻ có thêm nhiều thời gian để học hành. Kỳ thực, tinh thần trách nhiệm là nền tảng để trẻ học làm người, để trưởng thành. Tinh thần trách nhiệm cũng là một trong những tiêu chuẩn làm việc, không có tinh thần trách nhiệm thì không thể làm việc nghiêm túc. 

Muốn bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm cho trẻ, cha mẹ cần làm những việc sau: 

THỨ NHẤT: Nghe ý kiến của trẻ về cuộc sống gia đình Cha mẹ có thể nói chuyện với con cái về một vài chuyện vặt trong nhà, đồng thời hỏi xem trẻ có suy nghĩ hay ý kiến gì, hoặc để nghị trẻ đưa ra phương án giải quyết vấn đề. Khi cha mẹ thường xuyên lắng nghe ý kiến của trẻ, áp dụng những ý kiến có giá trị của chúng, trẻ sẽ cảm thấy mình có trách nhiệm với gia đình.

THỨ HAI: Không ủng hộ trẻ mách lẻo

Nếu trẻ thường xuyên nói người khác như thế này, thế kia trước mặt mình mà cha mẹ lại nghe lời của trẻ thì chẳng khác gì bạn đang nói với chúng rằng: “Mẹ sẽ giúp con xử lí chuyện này. Mẹ biết con còn quá nhỏ, không thể giải quyết được! Vì vậy chỉ cần có chuyện gì, cứ để mẹ biết là được rồi!”, thái độ này không hề có lợi cho sự trưởng thành của trẻ. Thông thường, khi trẻ mách lẻo, cha mẹ nên thể hiện thái độ của mình: “Mẹ không thích con mách lẻo tội của người khác!”, đương nhiên cha mẹ cũng cần phải cân nhắc đến vấn đề an toàn. Nếu trẻ nhìn thấy ai đó có hành vi nguy hiểm, chạy về nói với mình, thì cha mẹ cần chú ý.

THỨ BA: Dạy trẻ biết quan tâm, yêu thương người khác

Cha mẹ cần dưỡng tinh thần trách nhiệm của trẻ với xã hội, phải yêu cầu trẻ chủ động quan tâm người già, người bệnh tật và những bạn nhỏ hơn mình. Lúc cha mẹ bị ốm, dạy trẻ học cách chăm sóc cha mẹ. Để trẻ biết ngày sinh nhật của cha mẹ và cổ vũ trẻ tặng quà.

THỨ TƯ: Để trẻ tập làm những việc lặt vặt trong gia đình, bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm với gia đình

Trước khi yêu cầu trẻ làm việc gì, cha mẹ cần nói rõ ràng để trẻ có thể hiểu được. Kiên nhẫn hướng dẫn bé làm việc nhà, cổ vũ, khen ngợi và khích lệ bé tích cực giúp đỡ cha mẹ. 

Cùng bé yêu

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *