CHA MẸ THƯỜNG NÓI: CON TÔI LÁU CÁ GHẾ CHƯA!

Khả năng bắt chước của trẻ rất tốt, khi cha mẹ ở cùng với con cái, nhất định phải thể hiện sự hòa nhã, khiêm tốn, lễ phép, cởi mở, hào phóng… Khi nói chuyện với người khác, bạn cần nói có lí lẽ, không nên cãi ngang, không được nói tục chửi bậy, thường xuyên nói chuyện một cách lịch sự, nhã nhặn. Cha mẹ cần yêu cầu trẻ không được nói tục chửi bậy.

NHÌN BẠN ẤY NÓI TỤC KÌA, CHẲNG AI THÍCH BẠN ẤY ĐÂU!

VÍ DỤ THỰC TẾ

Năm nay Tâm bốn tuổi. Gần đây, mẹ nghe thấy Tâm nói bậy, nhưng hình như bé Tâm không ý thức được đây là hành vi không tốt, chẳng qua chỉ là bắt chước người khác mà thôi. Điều này khiến mẹ Tâm vô cùng kinh ngạc, cũng vô cùng lo lắng, không biết có phải con mình đã “học thói hư tật xấu” của người khác không?

Một buổi trưa, bé Tâm đang chơi đùa cùng các bạn, các bạn nhỏ đang xếp hàng vào nhà vệ sinh đi tiểu, đúng lúc ấy cô giáo gọi các bạn nhỏ cùng đi lấy cốc uống sữa. Tâm liền nói: “Chúng ta cùng đi uống nước tiểu nào!”, cô giáo nghe thấy thế liền kéo bé Tâm vào một góc, hỏi bé sao lại nói như thế. Tâm cho rằng, nói thể rất thú vị. Cô giáo tức giận phê bình Tâm một hồi, còn nhắc nhở Tâm sau này phải nói năng lễ phép và lịch sự, không được vì một chút thú vị mà hình thành thói quen xấu. 

Ăn điểm tâm xong, lại có một bạn nhỏ chạy đến mách cô giáo, “Thưa cô, bạn Tâm nói con giống như cái bánh mì, còn nói cha con là đồ lưu mạnh…”, the là cô giáo lại gọi Tâm ra một góc, Tâm vui vẻ nói: “Thưa cô, con không cố ý đầu, con xin lỗi, con xin lỗi mà người, lần sau con không nói thế nữa ạ!”. 

Hóa ra là do mấy đứa trẻ lúc chơi trò chơi thường liên tục nói ra những lời khó nghe kiểu như thế. Mẹ Tâm biết chuyện liền nói với bé; “Các bạn ấy thật không biết xấu hổ, nói ra những lời tục tĩu như thế, thật chẳng văn minh chút nào! Trẻ con mà nói bậy thì chẳng ai yêu đâu, cha mẹ các bạn ấy chắc cũng không yêu các bạn ấy đâu, Tâm à, con là đứa trẻ ngoan, không bao giờ nói tục, vì vậy mẹ và cô giáo đều yêu con!”.

Tâm nghe mẹ nói vậy liền nói: “Con xin lỗi mẹ, con cũng từng nói bậy. Sau này nhất định con sẽ sửa, con muốn mọi người đều yêu quý con mẹ al”.

LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA

Khi trẻ nói tục, có phải cha mẹ thường ngạc nhiên không dám tin vào tai mình không? Do chịu sự ảnh hưởng của môi trường xung quanh, lại cộng thêm bản năng bắt chước của trẻ, vì vậy, hiện tượng này không phải là hiếm trong quá trình trẻ học nói. Nhưng nếu người lớn cứ dung túng, bỏ mặc trẻ nói tục sẽ gây tổn hại đến sự phát triển lành mạnh về tâm lí của trẻ. Cha mẹ phải đặc biệt chú ý đến vấn đề này.

NHÌN BẠN ẤY NÓI TỤC KÌA, CHẲNG AI THÍCH BẠN ẤY ĐÂU!

Đối mặt với những lời nói bậy của trẻ, cha mẹ nên cảnh giác, phải lập tức có biện pháp thích hợp. Hãy cho trẻ biết nói tục là một hành vi không văn minh, phải tiến hành phê bình và giáo dục trẻ. Ngay từ lần đầu tiên nghe thấy trẻ nói tục, cha mẹ cần nghiêm khắc giáo dục trẻ.

Để tránh trường hợp trẻ nói tục, nói bậy, cha mẹ cần chú ý những phương diện sau:

THỨ NHẤT: Nói với trẻ không được nói bậy

Khi trẻ lên 2-3 tuổi, là thời kì học nói, trẻ không chỉ thích nghe người khác nói chuyện mà còn thích nói chuyện cho người khác nghe, khả năng bắt chước cao, cho dù là hành vi xấu hay tốt, bọn trẻ đều bắt chước. Mà lúc này, trẻ còn chưa có quan niệm rõ ràng, không biết phân biệt tốt xấu, cứ vô tình nghe thấy một câu nói tục của người khác mà trẻ cảm thấy thú vị, là sẽ nói luôn món, bạn càng cấm, trẻ càng thích nói.

Một số phụ huynh khi nghe thấy con cái nói bậy liền nổi trận lôi đình, mắng mỏ, đánh trẻ tới tấp, nhưng điều này chẳng đem lại tác dụng gì. Cách làm chính xác là nói rõ với trẻ, đây là hành vi không tốt, thể hiện rõ thái độ của mình: “Cha mẹ không thích những đứa trẻ nói bậy, các bạn nhỏ cũng sẽ không chịu chơi với những đứa trẻ nói bậy đâu!”, từ đó cho trẻ ý thức được và thay đổi hành vi của mình.

THỨ HAI: Phải để trẻ biết nói tục sẽ bị phạt, phải tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình

Khi trẻ lần đầu tiên nói tục, cha mẹ cần nắm bắt cơ hội giáo dục trẻ. Cha mẹ có thể yêu cầu trẻ xin lỗi người bị chửi. Cách làm này đủ để khiến trẻ tăng cường nhận thức về hành vi của bản thân. Hãy để trẻ biết nói tục là không tốt, sẽ bị mọi người căm ghét. Nhờ đó, sau này trẻ sẽ dần có ý thức quản lí hành vi của bản thân.

Nếu cha mẹ đā kiên nhẫn dạy bảo mà trẻ vẫn không thể sửa được thói quen nói tục của mình, thì cả nhà phải bắt tay vào hành động, có thể không dem xia đến trẻ một lúc. Thông thường, khi bị lạnh nhạt, thờ ơ, trẻ sẽ cảm thấy hành vi của mình khiến người khác thất vọng, phản cảm, từ đó mà rút ra kinh nghiệm.

THỨ BA: Thông qua phương thức giảng giải lí lẽ, để trẻ nhận tại sao không được nói bậy

Cha mẹ khi dạy trẻ không được nói tục, có thể bảo trẻ thử đặt mình vào địa vị người bị nói để suy nghĩ. Cha mẹ có thể hỏi trẻ như thế này: “Con có yêu mẹ không?” đứa trẻ chắc chắn sẽ trả lời rằng: “Có ạ!” có thể hỏi tiếp: “Nếu có người khác chửi mắng me. con sẽ làm gì?” “Con sẽ mắng người ấy!” “Vậy thì khi con chửi mẹ người ta, đương nhiên người ta sẽ chửi lại mẹ rồi!”. Chắc chắn lúc này trẻ sẽ im lặng. Mẹ có thể nói với trẻ: “Chửi mẹ của người khác cũng như chửi mẹ của mình, sau này nếu con không muốn mẹ bị thiên hạ chê thì đừng tùy tiện nói bậy như thế nữa!”. Trẻ nghe thấy mẹ nói thế sẽ dần dần thay đổi thói quen.

Cha mẹ cần phải dạy bảo trẻ, cho dù hành vi nói bậy của trẻ xuất phát từ động cơ là nói cho vui, là thói quen hay chỉ thể hiện cảm xúc… Hãy dạy trẻ đổi sang cách nói khác, đôi bên đưa ra quy định, luôn nhắc nhở trẻ, bảo trẻ cần phải kiềm chế bản thân không nên nói ra những lời không hay, dùng từ phải phù hợp, như thế mới là đứa trẻ ngoan…

Khi nghe thấy trẻ nói bậy, đa phần các bậc cha mẹ đều cảm thấy bực bội, nhưng tuyệt đối không được mất kiểm soát, phải bình tĩnh giải quyết vấn đề. Chỉ cần kiên nhẫn nói rõ với trẻ, chúng sẽ tin tưởng và nghe theo bạn.

Cùng bé yêu

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *