CHA MẸ THƯỜNG NÓI: CON KHIẾN CHA MẸ MẤT MẶT QUÁ, LẦN SAU CÒN NHƯ THẾ NỮA THÌ ĐỪNG CÓ VỀ NHÀ!

Khi trẻ phạm sai lầm, phê bình là chuyện đương nhiên, nhưng khi phê bình, cha mẹ cần tôn trọng nhân cách của trẻ. Cha mẹ nên hạn chế phương pháp giáo dục bằng roi vọt”, hãy nhớ, đánh mắng có thể làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ, mà lại không đạt được mục đích giáo dục tốt nhất. Ngoài ra, có nhiều phụ huynh thường có thái độ mia mai, đả kích con cái sau khi chúng phạm phải sai lầm gì đó: “Đúng là đồ vô dụng!” “Đúng là mặt dày!”… Không biết những người cha, người mẹ như vậy định hướng con mình đi theo con đường chân chính hay xấu xa nữa?

CON LÀM NHƯ VẬY KHIẾN CHA MẸ CẢM THẤY THẤT VỌNG!

VÍ DỤ THỰC TẾ

Lên lớp bốn, Nam bị đám thiếu niên xấu ngoài xã hội dụ dỗ, đợt nghỉ hè từng đi ăn trộm đồ ở cửa hàng. Mẹ Nam sau khi biê chuyện vô cùng tức giận, nhưng mẹ không hề tức tối đánh máig Nam, mẹ nghĩ ra một cách có thể loại bỏ thói xấu của con trai một cách triệt để. 

Một buổi trưa, mẹ về sớm, Nam cũng tan học về nhà. Mẹ liền đưa cho Nam đọc tờ báo “pháp luật” mẹ mới mua, trong đó có một bài viết về hiện tượng “thiếu niên phạm tội”. Đợi Nam đọc xong, mẹ liên nhân cơ hội nói: “Con xem đứa bé ấy đáng thương không, mới tí tuổi đầu đã trở thành thiếu niên phạm tội rói. Cho dù sau này thằng bé ấy có thay đổi đi chăng nữa, cả đời nó sê vẫn không rửa sạch được vết nhơ đó. Đó là một điều đau khổ nhất trên đời. Mẹ nghĩ nếu con cũng có hành vi ấy chắc cha mẹ sẽ thất vọng lắm đầy!”. Tiếp đó, mẹ Nam liên chuyển sang nói đến tâm lí của những kẻ trộm cắp, hôm nay ăn trộm một ít, ngày mai sẽ muốn ăn trộm gấp mười lần, càng về sau sai lầm càng lớn hơn.

Những điều đó khiến Nam nhanh chóng nhận ra dụng ý của mẹ. Dưới sự giúp đỡ của cha mẹ, cậu bé đã đoạn tuyệt quan hệ với đám thiếu niên xấu, bỏ được thói quen ăn cắp.

LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA

Khi trẻ phạm sai lầm, cách làm đúng đắn của cha mẹ là: nhất định phải phân tích nguyên nhân, sau đó tiến hành thuyết phục để trẻ hiểu ra vấn để. Làm như vậy, vừa bảo vệ được sự tự tôn của trẻ, lại vừa khiến trẻ bỏ được thói quen xấu. Đối với những đứa trẻ làm việc xấu do bị ảnh hưởng của bạn bè, thì cha mẹ cần giúp trẻ nâng cao nhận thức, phân tích rõ đâu là giới hạn của tình bạn và nghĩa khí, nêu rõ tiêu chuẩn của xấu và tốt, kịp thời gánh vác làm của mình, xin lỗi người bị hại, bồi thường tổn thất và sửa chữa lỗi lầm.

CON LÀM NHƯ VẬY KHIẾN CHA MẸ CẢM THẤY THẤT VỌNG!

Mang mỏ chỉ có thể làm trẻ bị tổn thương. Cha mẹ cán nhỏ , Về cũng có tình cảm và nhân cách. Phê bình không phải là trợn mắt mắng mỏ, quát tháo ầm ĩ, cần dùng lí lẽ để thuyết phục chứ không phải là đe dọa, ép buộc. Chuyện trẻ mắc phải sai lầm là điều khó tránh khỏi trong quá trình trưởng thành, vậy là cha mẹ, bạn nên giáo dục con cái như thế nào? Dưới đây là một vài ý kiến tham khảo:

THỨ NHẤT: Phải hiểu con người không phải là thánh hiế. không thể tránh khỏi những sai lầm

Người trưởng thành cũng có lúc phạm phải sai lầm huống hồ là trẻ con. Bởi vậy cha mẹ khó có thể yêu cầu trẻ không được phép phạm sai lầm. Do vậy, khi trẻ phạm sai lầm, cha mẹ cần thấu hiểu, kiên nhẫn dẫn dắt, khoan dung với trẻ chứ không phải chỉ biết mắng mỏ, quát tháo, làm ầm ĩ lên: sao con lại thế này, sao con lại thế kia, cứ như thể trẻ phạm phải sai lầm là chuyện gì to tát lắm. Cha mẹ càng không nên tức giận mà đánh đập con cái, hi vọng trẻ có được một bài học nhớ đời. Nếu như vậy, sau này làm gì trẻ cũng sẽ rụt rè, lúc nào cũng có tâm lí sợ sai lầm. 

THỨ HAI: Phải trở thành bạn của con, nên thường xuyên giao lưu với những trẻ có hành vi xấu, giao lưu với chúng với tư cách là một người bạn

Tìm hiểu nguyên nhân và hậu quả của sai lầm, đồng thời phân tích cho trẻ hiểu, từ đó đưa ra bài học và sự chỉ bảo, giúp chúng sửa chữa sai lầm. Cha mẹ không nên cứ thấy con mình làm sai chuyện gì, chưa cần biết rõ nguồn cơn đã mắng mỏ, như vậy khiến trẻ khó mà chấp nhận, có tâm lý chống đối. Bạn cần lấy vai trò là một người bạn để giao lưu với trẻ, phân tích rõ nguyên nhân trẻ phạm sai lầm, từ đó tìm cách thuyết phục giúp trẻ chủ động sửa chữa.

THỨ BA: Phải thường xuyên liên lạc với thầy cô, nhà trường

Khi trẻ phạm sai lầm, thấy cô là người biết rõ nhất, ví dụ như: đi học không làm bài tập, lên lớp đánh nhau với bạn, trốn học… Thấy cô là người biết rõ nhất tình hình của con bạn ở trường, hơn nữa thầy cô lại là người làm giáo dục, có nghiên cứu kỹ càng về tâm lý và phương pháp giáo dục trẻ. Vì vậy, thường xuyên liên lạc với thầy cô vừa là để tìm hiểu tình hình của con cái, lại vừa học hỏi được những phương pháp giáo dục trẻ tốt nhất.

THỨ TƯ: Khi trẻ phạm sai lầm, cha mẹ không được bao che 

Trẻ phạm sai lầm là chuyện rất bình thường, dù là lỗi lầm gì cũng có thể thấu hiểu và lượng thứ. Nhưng trước mặt trẻ, cha mẹ tuyệt đối không nên bao che cho con, nên chỉ ra rằng, khi phạm phải sai lầm, cho dù là lớn hay nhỏ đều phải gánh chịu hậu quả và buộc phải sửa đổi. Bao che là dung túng, là làm hại trẻ.

THỨ NĂM: Đừng vội vàng thuyết giáo mỗi khi trẻ phạm sai lầm

Có những đứa trẻ khi mới phạm sai lầm chưa ý thức được ngay hành động của mình. Hãy cho trẻ một khoảng thời gian, để chúng tự kiểm điểm lại bản thân, ngẫm nghĩ xem mình sai ở đâu. Sau đó cha mẹ có thể dạy bảo cho trẻ hiểu, như vậy trẻ mới tâm phục khẩu phục.

Cùng bé yêu

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *