CHA MẸ THƯỜNG NÓI: CHẲNG LÊ CON KHÔNG CÓ ĐẦU ÓC ? 

Đa phần trẻ con đều có một vài tật xấu. Nhiều lúc cha mẹ chi không để ý một chút là trẻ sẽ hình thành thói quen xấu. Vậy, phải làm sao để trẻ hình thành thói quen tốt đây? Qua ví dụ nhỏ dưới đây, bạn sẽ biết được phương pháp có hiệu quả nhất.

HAI MẸ CON MÌNH CÙNG THỎA THUẬN MỘT CHUYỆN NHÉ!

VÍ DỤ THỰC TẾ 

Yến Nhi tính tình cẩu thả, bừa bãi, mẹ thường mắng cô là “đóng”. Học kì mới sắp bắt đầu rồi, mẹ Yến Nhi đã đưa ra một quyết định để sửa tật xấu của con gái. Một hôm, mẹ gọi cô bé lại: “Mẹ và con cùng thỏa thuận một chuyện nhé!”, Yến Nhi nghe xong cảm thấy rất tò mò, vội nói: “Dạ được ạ, mẹ nói đi, chúng ta thỏa thuận gì ạ?”. Mẹ nói: “Kể từ ngày hôm nay trở đi, mỗi ngày mẹ sẽ cho con mười điểm. Con làm chuyện gì không đúng sẽ bị trừ một điểm, giúp mẹ một việc được cộng một điểm. Bị trừ quá năm điểm sẽ không được xem phim hoạt hình. Nếu được điểm tuyệt đối có thế xem hai bộ phim hoạt hình!”. Yến Nhi vội đáp: “Dạ được ạl Chúng ta bắt đầu từ ngày mai, mẹ nhé”.

Buổi tối, mẹ chi ra mấy lỗi sai của Yến Nhi: 1. Đánh răng xong lại không đặt kem đánh răng và cốc về đúng chỗ cũ. 2. Uống nước xong không đậy nắp cốc lại. 3. Đi vệ sinh xong không xả nước. 4, Cởi quần áo ra không chịu treo lên mắc. 5. Bài tập… mẹ còn chưa nói xong, Yến Nhi đã kêu rầm rồi: “Ôi, sao mà nhiều thế, cũng may là chưa bắt đầu, ngày mai con sẽ phải cẩn thận hơn!”.

Sáng ngày hôm sau, Yến Nhi cần thận làm từng việc, không để phạm lỗi như ngày hôm qua, lòng thầm nghĩ: thế này thì có gì khó đâu! Cô bé đang đắc chí thì mẹ nhắc: “Ngủ dậy mà không uống nước, rửa mặt xong mà không bôi kem dưỡng, bị trừ hai điểm. Nhưng con đã giúp mẹ gấp chăn màn, mẹ tặng cho con một điểm!”, trước khi ra khỏi nhà, Yến Nhi lại bị trừ thêm một điểm vì thay dép lê ra mà không cất vào giá để giày gọn gàng.

Cứ như vậy, Yến Nhi buồn bã suốt cả ngày vì cô không đạt điểm tuyệt đối. Vì vậy, chỉ được xem một bộ phim hoạt hình. Nhưng cô bé đã hạ quyết tâm, ngày mai nhất định phải giành điểm tuyệt đối.

Đọc xong ví dụ này, bạn có cảm nhận gì không? Phương pháp của mẹ Yến Nhi rõ ràng có hiệu quả hơn nhiều so với việc dùng gậy đánh, đe dọa, nhục mạ hay chỉ trích. Những người thông minh cần động não suy nghĩ phương pháp hiệu quả để thay đổi thói quen xấu của trẻ mà không khiến cho trẻ cảm thấy phản cảm hay muốn chống đối.

LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA

Không thể coi thường vai trò của sự tán thưởng và cổ vũ trong quá trình rèn luyện tính tự giác, kỷ luật của trẻ. Cha mẹ không nên ép trẻ phải làm thế này thế kia, vì dưới sự ép buộc, áp đặt của cha mẹ, trẻ không những không nhớ mà còn nảy sinh tâm lí chống đối. Cha mẹ nên thông qua việc cổ vũ để trẻ tự nguyện làm, nếu trẻ tự nguyện làm thì hiệu quả sẽ tốt hơn nhiều. 

HAI MẸ CON MÌNH CÙNG THỎA THUẬN MỘT CHUYỆN NHÉ!

Ví dụ, khi bạn muốn trẻ làm một chuyện gì đó, có thể bé sẽ nói: “Để lát nữa con làm!”, nhưng rất lâu sau, trẻ vẫn không có ý động tay vào. Lúc này cha mẹ thường vì thương con nên sẽ làm thay trẻ luôn. Sự dung túng này sẽ khiến trẻ hình thành thói quen lười biếng và không có khái niệm về thoi gian. Cách chính xác là khi trẻ nói như vậy, hãy hỏi trẻ xem “một lát nữa” là bao nhiêu lâu, để trẻ nói chính xác thời gian, sau đó bảo với chúng: “Con nói được thì phải làm được đấy!”

Một đứa trẻ hình thành được tính kỉ luật và tự giác từ nhỏ có thể khắc phục được rất nhiều thói quen xấu, ví dụ: xem ti vi hoặc chơi điện tử suốt ngày… Khi chúng học được cách kiểm soát bản thân, chúng sẽ biết chừng mực hơn. Do vậy, trong quá trình khen ngợi trẻ cha mẹ cần chú ý bồi dưỡng khả năng tự kiềm chế của chúng. Để trẻ có thể quản lý công việc của mình tốt hơn, cha mẹ có thể dạy trẻ một vài phương pháp, tôn trọng ý kiến của trẻ, khen ngợi thành tích trẻ đạt được. Dần dần trẻ sẽ hiểu được phải có trách nhiệm thế nào với mọi chuyện của mình, tự nhiên chúng sẽ hình thành nên thói quen tốt.

Bồi dưỡng thói quen tốt cho trẻ không phải chuyện một sớm một chiều, vì vậy phải thực hiện từng chút một. Các phương pháp cụ thể được trình bày dưới đây:

THỨ NHẤT: Nói về tác dụng của quy tắc Nói cho trẻ hiểu nơi đâu cũng có quy tắc, những quy tắc có thể khiến cuộc sống tốt đẹp hơn. Ví dụ: con người phải tuân thủ luật lệ giao thông, quy tắc trò chơi, quy tắc thi đấu… cha mẹ có thể hỏi vặn lại trẻ, nếu không tuân thủ quy tắc thì sao, de trẻ biết được hậu quả của việc vi phạm quy tắc, từ đó sẽ thái độ coi trọng quy tắc hơn.

THỨ HAI: Bồi dưỡng kỹ năng quy tắc

Một số trẻ có ý thức nhất định về quy tắc, nhưng vẫn thường xuyên vi phạm. Nhiều khi, rõ ràng là dậy sớm nhưng cuối cùng vẫn đến lớp muộn. Nguyên nhân của tình trạng này không phải là do trẻ cố ý mà có thể là vì trẻ chậm chạp trong chuyện đánh răng, rửa mặt hay mặc quần áo… Trong trường hợp này, cha mẹ cần bồi dưỡng cho trẻ khả năng tự giải quyết vấn đề cá nhân, tìm ra quy tắc và cách làm tốt mà nhanh nhất, nâng cao kĩ năng sống cho trẻ.

THỨ BA: Bồi dưỡng tinh thần kỷ luật

Cha mẹ đừng ngại bàn bạc và đưa ra những quy tắc trong gia đình để cả gia đình cùng tuân thủ. Ví dụ: vào phòng người khác phải gõ cửa; chơi đồ chơi xong phải dọn dẹp gọn gàng, nói sai phải xin lỗi, lúc xem ti vi không được làm phiền người khác… Cho dù là cha mẹ, nếu vi phạm cũng phải chịu phạt, như vậy sẽ khiến trẻ nhận thức được tính nghiêm túc của quy tắc.

THỨ TƯ: Bồi dưỡng thói quen tuân thủ quy tắc

“Quốc có quốc pháp, gia có gia quy, đồ vật dùng xong phải đặt về đúng vị trí cũ, ra khỏi nhà phải chào hỏi người lớn, ăn ngủ phải theo đúng thời gian quy định…

Cùng bé yêu

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *