CHA MẸ THƯỜNG NÓI: SAO CON KÉM THÊ? THẬT VÔ DỤNG!
Lạc quan là một thái độ sống tích cực, cũng là một dạng tính cách. Khi trẻ học được thái độ lạc quan và tích cực trong cuộc sống, tương lai của trẻ sẽ tràn đầy ánh mặt trời.
Mỗi bậc làm cha, làm mẹ đều hy vọng con mình có tính cách lạc quan. Nhưng trong cuộc sống, có rất nhiều trẻ cứ gặp chuyện gì là lại suy nghĩ theo hướng bi quan. Sự thực đã chứng minh, điều này có liên quan trực tiếp đến môi trường tiếp xúc và sự giáo dục của gia đình đối với trẻ.
VÍ DỤ THỰC TẾ
Nguyệt là một cô bé có lòng tự trọng rất lớn, nhưng trước mặt cha mẹ, cô bé thường không dám ngẩng đầu. Cha mẹ Nguyệt rất kì vọng vào tương lai của con gái, nhưng thành tích học tập của Nguyệt chỉ ở mức bình thường. Vì vậy, Nguyệt thường thấy bi quan và luôn cảm giác rằng cho dù bản thân có cố gắng ra sao cũng không đạt được yêu cầu của cha mẹ, chứ đừng nói đến sự kì vọng mà cha mẹ đặt ra sau này.
Chủ nhật, cả nhà Nguyệt đến thăm chú Lý, đồng nghiệp của cha. Chú Lý có cô con gái tên Vân, lớn hơn Nguyệt một tuổi. Vân là thành viên đội cổ động của trường, là lớp phó học tập môn Văn của lớp, thành tích học tập vô cùng xuất sắc. Vừa đến nhà chú Lý. cha Nguyệt đã không ngớt lời khen ngợi Vân, còn nói với cha Vân: “Anh có cô con gái tuyệt quá! Nhìn xem, bé Nguyệt nhà chúng tôi bây giờ cũng đang học hỏi chị Vân đấy! Tôi dám khẳng định con gái tôi sau này cũng giỏi như bé Vân nhà anh! Con bé đang chăm chỉ phần đấu lắm!”.
Chú Lý nói: “Đương nhiên rồi, bé Nguyệt nhà anh chịu khó thế sau này chắc chắn sẽ giỏi lắm đấy!”.
Bé Nguyệt từ xưa đến nay luôn rất bi quan, cứ nghĩ lần này cha mẹ sẽ mắng mỏ mình trước mặt người ngoài, nào ngờ cha không những không làm vậy mà còn khẳng định sau này mình rất giỏi, hơn nữa lại có vẻ rất tin tưởng mình.
Từ đó về sau, Nguyệt luôn tràn đầy tự tin vào bản thân, hơn nữa cũng ngày càng trở nên lạc quan hơn.
LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA
Tính cách lạc quan có thể khơi gợi tiềm năng của trẻ, giữ chúng luôn duy trì được thể lực và tinh thần tốt, hơn nữa có thể thúc đẩy con người tiến bộ. Có thể nói, bé Nguyệt không phải là một đứa trẻ giỏi giang, hơn nữa lại rất tự ti, nhưng cha mẹ không vì vậy mà trách móc hay nản chí với cô bé. Ngược lại họ còn cổ vũ, khích lệ con gái mình bằng thái độ lạc quan và tin tưởng, khiến cho Nguyệt tìm lại được sự tự tin và lạc quan cần có. Cứ như vậy, cô bé nhất định sẽ trở nên giỏi giang như lời cha mẹ nói.
Các bậc cha mẹ đều biết, lạc quan có vai trò quan trọng trong thời kì trưởng thành của trẻ, nhưng có nhiều trẻ trước khi học được tinh thần lạc quan này thường có thái độ bị quan, cô lập, yếu đuối hoặc nông nổi. Vậy, cha mẹ cần phải làm gì?
THỨ NHẤT: Xây dựng không khí gia đình ấm cúng
Cha mẹ yêu thương nhau, con cái được sống trong không khí ấm cúng của gia đình, được quan tâm chăm sóc và bảo vệ, được trải nghiệm tình yêu thương và tôn trọng, từ đó tâm trạng sẽ tốt hơn, phát triển lành mạnh hơn. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý đến hành vi, ngôn từ của mình hằng ngày, cho dù có gặp phải chuyện gì không vui cũng nên cố gắng không thể hiện trước mặt trẻ. Sống trong một gia đình như vậy, trẻ sẽ có được sự tự tin và lạc quan từ nhỏ.
THỨ HAI: Giao lưu với trẻ
Cha mẹ cần thường xuyên để tâm đến những thay đổi tâm trạng của trẻ. Khi trẻ ủ rũ, không vui, cho dù bản thân có bận thế nào cũng cần bớt chút thời gian nói chuyện với trẻ, cổ vũ trẻ bộc lộ tâm trạng của mình. Hãy để trẻ cảm nhận được sự quan tâm của cha mẹ đối với mình, biết rằng cha mẹ sẵn sàng giúp đỡ mình, từ đó sẽ tự nguyện nói ra tâm sự, tăng cường sự hiểu biết của đôi bên, thỏa mãn nhu cầu tình cảm và thúc đẩy sự phát triển tâm sinh lí lành mạnh ở trẻ.
THỨ BA: Học cách tán thưởng trẻ
Trẻ con đều hi vọng được cha mẹ công nhận và tán thưởng Rất nhiều bậc phụ huynh có nhìn nhận sai lầm về việc giáo dục trẻ. Thay vì khen ngợi những ưu điểm của con cái, họ lại tìm cách bới móc, phóng đại những nhược điểm của chúng, đáng hơn nữa là họ thường xuyên mang nhược điểm của con mình ra so sánh với ưu điểm của con người khác. Làm như vậy chỉ khiến cho trẻ càng thêm tự ti. Cách làm đúng đắn của cha mẹ là: Khi trẻ có sự tiến bộ, hãy cổ vũ và khẳng định để trẻ trải nghiệm cảm giác được cha mẹ khen ngợi, từ đó nảy sinh thái độ lạc quan với cuộc sống.
THỬ TƯ: Dạy trẻ hai câu nói
Nếu muốn con mình vui vẻ hơn, cha mẹ nên dạy chúng hai câu nói: Câu thứ nhất: “Tốt quá rồi!”; câu thứ hai: “Mình có thể!”.
“Tốt quá rồi!” thực ra là câu nói bồi dưỡng thái độ mỉm cười với cuộc sống, khiến trẻ có thái độ tích cực khi đối mặt với mọi thứ. Để vun đắp được trạng thái tâm lí này cho trẻ, không phải cứ đơn thuần ép trẻ nói câu “Tốt quá rồi!” là được, mà còn cần có sự ảnh hưởng và hun đúc của cha mẹ.
“Mình có thể!” là câu nói để cổ vũ sự tự tin của trẻ. Tự tin cũng không phải cứ hô hào là có, mà nó cần được phát ra từ trong nội tâm, muốn vậy, cha mẹ cần phải liên tục giúp trẻ giành được thành công và có những trải nghiệm mới mẻ.