Các mẹ có bao giờ thắc mắc, quá trình hình thành thai nhi trong bụng mẹ như thế nào không? Và bé thường nằm ở những vị trí nào trong bụng mẹ? Hãy cùng khám phá ngay trong nội dung dưới đây nhé!
Quá trình hình thành thai nhi trong bụng mẹ như thế nào?
Quá trình hình thành thai nhi trong bụng mẹ theo từng tháng
Quá trình hình thành thai nhi trong bụng mẹ được biểu thị theo từng tháng như sau:
Tháng thứ 1
Ở tháng đầu tiên trong chu trình thai kỳ, thai nhi chính thức được hình thành sau khi thụ tinh thành công. Sau khoảng 3 ngày thụ tinh, trứng sẽ phân chia thành nhiều tế bào và “kết chặt” vào thành tử cung. Ở giai đoạn này, bé cưng của mẹ chỉ là một túi phôi nhỏ có đường kính khoảng 0.1 – 0.2 mm. Đến cuối tháng, từ túi thai nhỏ, thai nhi đã có hình dạng như một hạt vừng và bắt đầu phát triển thành những cơ quan đầu tiên.
Tháng thứ 2
Ở tháng này, bé cưng của mẹ đã có kích thước xấp xỉ hạt đậu phộng. Tim của bé đã lớn hơn và thực hiện nhiệm vụ vận chuyển máu đi khắp cơ thể. Nếu siêu âm trong tuần thứ 6, mẹ đã có thể nhìn rõ nhịp đập của tim cũng như các bộ phận khác như gan, tuyến tụy, phổi và dạ dày của bé rồi đấy. Song, dù trong tháng này bộ phận sinh dục của bé đã hình thành những vẫn chưa xác định được giới tính của bé.
Tháng thứ 3
Ở tháng này, gương mặt và hình hài của bé đã dần hình thành dù chưa rõ các giác quan. Bé đã có thể mỉm cười và làm khuôn mặt hài hước. Về cân nặng, bé yêu của mẹ có thể đã nặng đến 28 gram rồi đấy!
Quá trình hình thành thai nhi trong từng tháng
Tháng thứ 4
Ở giai đoạn này thì bé đã có kích thước khoảng 20 cm tính từ đầu đến chân. Đây cũng là thời điểm cơ quan tiêu hóa của bé bắt đầu phát triển. Nhau thai cũng phát triển hoàn chỉnh với dây rốn bắt đầu tăng năng suất vận chuyển chất dinh dưỡng từ mẹ đến thai nhi. Vì vậy, mẹ nên bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng ở tháng thứ 4 này nhé!
Lưu ý là thời điểm này, bé khá nhạy cảm với âm thanh nên hạn chế đến những nơi có tiếng ồn nhé!
Tháng thứ 5
Chà, đến tháng này thì bé đã có hình dáng tương tự trái dừa với chiều dài khoảng 25 cm và nặng khoảng 400 gram rồi đấy! Lớp lông tơ đã xuất hiện vào bao phủ bé để giữ ấm, đồng thời, các tuyến da cũng tiết Vernix – một loại “kem dưỡng” có nhiệm vụ chống thấm nước để bảo vệ da bé trong nước ối. Và ở tháng thứ 5 này, bé cũng bắt đầu hình thành phản xạ mút rồi đấy các mẹ ơi!
Tháng thứ 6
Lúc này, các ngón tay của bé đã phát triển đầy đủ và có thể di chuyển thuần thục rồi, các mẹ nhé! Vào cuối thời điểm này, bé đã có kích thước khoảng 30 cm và nặng gần 1 kg rồi đấy! Ngoài ra, hệ miễn dịch của bé cũng phát triển và bắt đầu hình thành các kháng thể cho riêng mình. Song song đó, bé cũng có thể tiếp nhận những âm thanh xảy ra với xương tai trong và đầu mút thần kinh não đã phát triển đầy đủ.
Các mẹ có tin không, thời điểm này bé đã có thể phản ứng với những âm thanh bên ngoài như tiếng bố mẹ nói chuyện hoặc nghe những giai điệu du dương của âm nhạc.
Tháng thứ 7
Ở tháng này, não bộ của bé đã phát triển tương đối hoàn chỉnh. Các lớp mỡ dưới da cũng bắt đầu hình thành tạo độ căng cho da. Bên cạnh đó, bé đã có thể điều chỉnh thân nhiệt và mở mắt. Tai của bé cũng trở nên nhạy hơn. Vì vậy, các mẹ và bố hãy thường xuyên trò chuyện với bé nhé!
Tháng thứ 8
Thai nhi trong tháng này gần như đã phát triển đầy đủ cả về cân nặng lẫn kích thước. Lúc này, lớp lông tơ bao phủ gần như biết mất và tóc của bé sẽ bắt đầu dày lên.
Tháng thứ 9
Ở 4 tuần cuối thai kỳ, bé đã có các cơ quan đầy đủ và “đúng chuẩn”, chuẩn bị cho ngày chào đời rồi đấy!
Xem thêm: giường cũi trẻ em
Thai nhi nằm ở vị trí nào trong bụng mẹ?
Vị trí của thai nhi có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh nở của người mẹ. Vì vậy, tìm hiểu vị trí của bé trong suốt thai kỳ là những gì mà các mẹ bầu cần quan tâm.
Dưới đây là một số vị trí thường gặp của bé trong bụng mẹ:
Vị trí ngôi đầu quay mặt vào bụng mẹ
Đây là tư thế nằm rất tốt của thai nhi trước khi chào đời. Ở tư thế này, đầu của bé đã quay xuống dưới khung chậu giúp mẹ bầu có thể sinh thường một cách dễ dàng.
Vị trí thai nhi ngôi mông
Vị trí này khiến mẹ bầu khá lo lắng về thời điểm sinh nở bởi bé lúc này sẽ giơ thẳng 2 chân lên trước cơ thể khiến việc sinh thường của mẹ bầu gặp nhiều khó khăn.
Mặc dù mẹ bầu vẫn có thể sinh thường nhưng các bác sĩ khuyên mẹ nên sinh mổ để đảm bảo an toàn hơn.
Vị trí thai nhi ngôi mông và chân hướng xuống phía dưới
Ở giới y khoa, tư thế này của thai nhi khá đặc biệt khi chân của bé sẽ gập lại và hướng xuống phía dưới.
Với vị trí này, bác sĩ sẽ thường tư vấn cho mẹ bầu cách xoay ngôi thai để giúp bé chuyển hướng theo tư thế sinh dễ dàng hơn. Dù vậy, nếu gần thời điểm sinh nở mà bé vẫn không chịu thay đổi tư thế thì sinh mổ là biện pháp an toàn dành cho cả mẹ và bé.
Vị trí thai nhi ngôi ngang
Có thể nói, đây là vị trí thai nhi khá hiếm gặp. Ở vị trí này, bé sẽ nằm ngang, mông và tay chân thường hướng lên trên.
Nếu phát hiện bé nằm ở vị trí này, lời khuyên tốt nhất dành cho các mẹ bầu là sinh mổ để đảm bảo an toàn hơn so với sinh thường.
Làm thế nào để biết vị trí của thai nhi trong bụng mẹ?
Dưới đây là một số dấu hiệu về vị trí của thai nhi trong bụng mà các mẹ bầu cần quan tâm:
- Nếu rốn mẹ lồi ra ngoài, bụng cưng to và thai nhi thường đạp vào xương sườn: Đó có thể là thai nhi quay mặt ra ngoài và nằm ở các vị trí ngôi trán, ngôi mặt,…
- Bụng mẹ hơi phẳng, cảm nhận bé hay đạp vào phần bụng trước: Có thể bé đang ở vị trí quay lưng vào lưng mẹ, mặt hướng ra ngoài.
- Bụng trên gồ lên một bên và cả người bé đều di chuyển khi mẹ hơi ấn nhẹ vào đó: Nhiều khả năng bé ở ngôi đầu và mẹ ấn vào phần mông của bé.
- Mẹ thường xuyên cảm nhận những cú đạp gần rốn: Vị trí của bé đang ở tư thế thuận lợi nhất trong bụng mẹ và sẵn sàng chào đời.
Với các chia sẻ trên, các mẹ đã biết được quá trình hình thành bé yêu từ khi thụ thai cho đến ngày ra đời chưa nào? Hãy để lại bình luận ở dưới để nêu lên những cảm nhận của mình, các mẹ nhé!