Cân nặng của các mẹ bầu vô cùng quan trọng bởi chẳng những ảnh hưởng đến thai nhi và còn ảnh hưởng đến sức khỏe và vóc dáng của mẹ. Vậy, mẹ bầu nên ăn gì để không tăng cân nhưng bé vẫn phát triển toàn diện?

Mẹ bầu nên ăn gì để không tăng cân?

Mẹ bầu nên ăn gì để không tăng cân?

Cân nặng của mẹ ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Theo một nghiên cứu trên tạp chí y học The Lancet gần đây dựa trên 500.000 phụ nữ mang thai, cứ mỗi kg của mẹ bầu, cân nặng của thai nhi sẽ đạt 7.35 gram. Như vậy, nếu trong suốt thời gian mang thai, mẹ bầu tăng thêm hơn 24 kg sẽ có thể sinh con nặng trên 4 kg. Và điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ lẫn thai nhi.

Với mẹ bầu, việc tăng cân quá nhiều sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, cao huyết áp, nguy cơ sinh mổ cao,…

Với thai nhi, việc tăng cân quá nhiều ở người mẹ sẽ có thể khiến bé chào đời với cân nặng “khủng” và có nguy cơ mắc các bệnh hen suyễn, vàng da, béo phì, các vấn đề về đường huyết cũng như khả nang mắc ung thư cao hơn bình thường.

Cân nặng của mẹ bầu và thai nhi có liên quan vô cùng mật thiết

Cân nặng của mẹ bầu và thai nhi có liên quan vô cùng mật thiết

Cân nặng của mẹ bầu nên tăng thêm bao nhiêu là chuẩn?

Tùy theo tình trạng cân nặng trước khi mang thai, những con số dưới đây sẽ giúp các mẹ bầu biết được số cân nặng lý tưởng cần tăng thêm trong suốt thai kỳ.

  • Nếu chỉ số BMI < 18, mẹ bầu quá gầy và thiếu cân, cần tăng thêm 12 – 18 kg.
  • Nếu 18 < BMI < 25, mẹ bầu có cân nặng bình thưởng và chỉ cần tăng thêm 11 – 16 kg.
  • Nếu BMI > 25, mẹ bầu thừa cân hoặc béo phì nên chỉ cần tăng thêm 7 – 11 kg trong suốt thai kỳ. Lưu ý, với mẹ bầu bị béo phì chỉ nên tăng thêm 7 kg mà thôi.
  • Nếu mang thai đôi, mẹ bầu cần tăng thêm 16 – 20 kg.

Mẹ bầu nên ăn gì để không tăng cân mà con vẫn phát triển toàn diện?

Với các mẹ bầu đã tăng đủ số cân cần thiết thì cần hạn chế ăn những thức ăn khiến tăng cân thêm. Nhưng, như thế thì bé làm sao phát triển và được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng? Đừng lo, những “ghi chú” dưới đây sẽ giúp các mẹ bầu không bị tăng cân mà thai nhi vẫn phát triển toàn diện:

Hạn chế sử dụng thực phẩm giàu chất béo

Những thức ăn giàu chất béo là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cân nặng của mẹ bầu tăng cao. Vì vậy, các mẹ cần hạn chế những thực phẩm có hàm lượng chất béo cao như thịt vịt, thực phẩm chiên, thịt heo,… mà hãy ăn các loại thực phẩm giàu protein nhưng ít chất béo thay thế như gà, tôm, trứng, đậu, cá,…

Tăng cường ăn hoa quả, rau xanh

Dĩ nhiên, không bổ sung đủ tinh bột và chất béo có thể khiến mẹ bầu cảm thấy đói và cũng sẽ ảnh hưởng đến bé. Nhưng không sao, nhóm thực phẩm rau xanh, hoa quả có thể bù đắp cho phần dạ dày của các mẹ. Không chỉ có khả năng giúp mẹ bầu không bị tăng cân nhưng vẫn có chất dinh dưỡng cho bé, nhóm thực phẩm này còn giúp mẹ tránh bị táo bón khi cung cấp một lượng vitamin và chất xơ. Tuy nhiên, các mẹ cũng nên hạn chế sử dụng bởi nếu dùng quá nhiều có thể dẫn đến cao huyết áp, tiểu đường thai kỳ.

Một gợi ý cực kỳ hữu ích dành cho mẹ bầu chính là nên ăn các loại trái cây chua với hàm lượng đường thấp và có hàm lượng vitamin cực cao như kiwi, táo, bưởi, cam, quýt,…

Dùng tinh bột có kiểm soát

Sau chất béo, tinh bột là chất khiến mẹ bầu “tăng cân vù vù”. Vì vậy, các mẹ nên tránh những loại thực phẩm giàu tinh bột như gạo, mì,… mà chỉ nên sử dụng các loại hạt thô thay vì hạt mịn như bột mì, bột ngô,… Cái này là theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng đấy!

Không uống nhiều sữa và nước ngọt

Các mẹ nghĩ rằng uống sữa nhiều sẽ giúp bé phát triển hơn? Đó là một quan niệm hoàn toàn sai lầm! Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, mẹ bầu chỉ cần khoảng 800mg canxi mỗi ngày và trong hai giai đoạn sau, chỉ càn 1100mg/ngày. Do đó, nếu đã sử dụng các loại thực phẩm giàu protein như thịt, trứng,… mẹ bầu chỉ nên uống thêm 1 ly sữa/ngày.

Mẹ bầu nhớ tránh sử dụng nhiều sữa nhé!

Mẹ bầu nhớ tránh sử dụng nhiều sữa nhé!

Bên cạnh đó, các mẹ cũng cần hạn chế dùng nước ngọt hay bất kỳ thức uống có ga nào bởi chúng có thể gây mất ổn định đường huyết vì trong đó có nhiều chất hóa học tạo màu, tạo mùi vô cùng không tốt cho bé.

Không nên ăn quá mặn

Theo lời của các bác sĩ, ăn nhiều muốn có thể khiên mẹ bầu mắc chứng huyết áp cao và rơi vào tình trạng phù nề. Tốt nhất, các mẹ chỉ nên tiêu thụ dưới 6g muối/ngày.

Có thể nói, cơ thể của mẹ bầu khá “nhạy cảm” với các thức ăn bởi chỉ cần sử dụng quá nhiều, cân nặng sẽ tăng lên đáng kể. Do đó, việc lên kế hoạch ăn uống hàng ngày kết hợp với vận động sẽ giúp cải thiện vóc dáng và sức khỏe của người mẹ khi mang thai, đồng thời giúp thai nhi phát triển toàn diện hơn!

Cùng bé yêu

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *