“Mẹ bầu ăn gì để con tăng cân?” là một câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Và bài viết này sẽ tiết lộ những món ăn có thể giúp bé của mẹ chóng tăng cân nhé!
Mẹ bầu nên ăn gì để con tăng cân?
Nguyên tắc giúp thai nhi tăng cân
Điều quan trọng khi chuẩn bị khẩu phần ăn phù hợp, mẹ bầu cũng cần biết đến những nguyên tắc cần thiết để bé có thể tăng cân nhanh và đúng chuẩn ngay từ khi chưa lọt lòng.
Nguyên tắc 1: Thai nhi tỉ lệ thuận với sự tăng cân của mẹ
Trong 9 tháng thai kỳ, mẹ bầu có thể tăng từ 9 – 14 kg. Điều này sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi.
Một nghiên cứu trên hơn 500.000 phụ nữ mang thai được công bố trên tạp chí y học The Lancet đã phát hiện ra rằng, cứ mỗi kg của mẹ bầu, cân nặng của thai nhi sẽ đạt 7.35 gram. Vì vậy, các mẹ bầu cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng bởi nếu tăng cân quá nhanh, thai nhi cũng sẽ nặng thêm và có nguy cơ mắc các bệnh béo phì, hen suyễn, vàng da, các vấn đề về đường huyết và ung thư. Bản thân mẹ bầu cũng sẽ mắc phải những biến chứng nguy hiểm như tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, cao huyết áp,…
Nguyên tắc 2: Thiết lập chế độ dinh dưỡng đáp ứng sự phát triển của thai nhi
Nếu thai nhi quá nhẹ cân so với tiêu chuẩn trong từng giai đoạn, mẹ bầu nên bổ sung thực phẩm giàu Protein hay nguồn đạm cao là vô cùng cần thiết. Vì vậy, để tăng cân nặng cho thai nhi, mẹ bầu cần bổ sung thêm 15 gram đạm mỗi ngày.
Thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp thai nhi tăng cân nhanh chóng hơn
Nguyên tắc 3: Có lối sống lành mạnh
Theo nghiên cứu, những mẹ bầu có lối sống lành mạnh, năng động sẽ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh về cả thể chất lẫn tinh thần, đồng thời tăng cân nhanh hơn.
Mẹ bầu ăn gì để con tăng cân nhanh?
Từ tháng thứ 3 trở đi, thai nhi sẽ có bước phát triển mạnh mẽ khi dần hoàn thiện các chức năng bộ phận trong cơ thể, các cơ quan,… và nhất là sự thay đổi về cân nặng. Do vậy, kể từ thời điểm này, các mẹ bầu cần chú ý đến các chế độ dinh dưỡng, thực đơn hàng ngày để con được tăng cân nhanh chóng nhé!
Những chất có lợi cho cơ thể mẹ và bé
Dưới dây là một số chất các mẹ cần phải bổ sung trong suốt thai kỳ:
Chất béo
Các chất béo có trong các loại hạt, bơ, dầu thực vật và đặc iệt là Omega – 3 có trong hải sản. Các chất này đóng vai trò quan trong trong việc phát triển trí não và tăng cân cho thai nhi. Mỗi ngày, mẹ bầu cần bổ sung 70 – 80g chất béo loại này trong bữa ăn của mình để đảm bảo sự phát triển của trẻ.
Ngoài ra, các mẹ cần hạn chế các chất béo bão hòa đã qua chế biến như khoai tây chiên, thịt rán,…
Danh sách những thực phẩm mẹ bầu cần bổ sung trong suốt thai kỳ
Sắt và Canxi
Đây là 2 loại khoáng chất quan trọng giúp bé phát triển cả về chiều cao lẫn cân nặng!
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, vào cuối tháng bầu, các mẹ bầu cần phải bổ sung khoảng 1500 mg Canxi và 27 mg Sắt mỗi ngày. Các thực phẩm chứa nhiều Canxi và Sắt bao gồm:
- Canxi: Sữa, hải sản, các loại cá, tôm, tép nhỏ,…
- Sắt: Thịt bò, bí đỏ, gan động vật,…
Vitamin và chất xơ
Vào những tháng cuối thai kỳ, mẹ và bé cần phải có sức đề kháng thật tốt để chống lại các tác nhân gây bệnh, đồng thời tăng sự dẻo dai cho công cuộc sinh nở gần kề. Và những thực phẩm chứa nhiều Vitamin, chất xơ sẽ giúp các mẹ bầu cũng như thai nhi tăng cường sức đề kháng, chẳng hạn như rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc, khoai mì,…
Và dưới đây là bảng phân bố các chất dinh dưỡng giúp các mẹ bầu dễ dàng định lượng chất cần thiết cung cấp cho cơ thể trong suốt thai kỳ:
Thời gian có thai | Trọng lượng bào thai | Số cân bà mẹ cần tăng | Nhu cầu của người mẹ về các chất dinh dưỡng hằng ngày | |||||
Năng lượng (Kcal) | Clucid (g) | Protid (g) | Lipid (g) | Sắt (mg) | Acid folic (μg) | |||
PN tuổi sinh đẻ | 2050 | 320-360 | 60 | 46-57 | 26,1 | 400 | ||
3 tháng đầu | 100 gam | 1kg | 2100 | 327-370 | 61 | 47,5-58,5 | 41,1 | 600 |
3 tháng giữa | 1kg | 4 – 5 kg | 2300 | 355-400 | 70 | 53,5-64,5 | 41,1 | 600 |
3 tháng cuối | 3kg | 5 – 6 kg | 2500 | 385-30 | 91 | 61-72 | 41,1 | 600 |
Tổng 9 tháng | kg | 9 – 12 kg |
Một số điều mẹ bầu cần ghi nhớ nếu cân nặng thai nhi chưa đạt chuẩn
Trong trường hợp tham khảo chi tiết bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi nhưng bé vẫn chưa đạt chuẩn thì trong thực đơn hàng ngày, các mẹ cần làm theo các lưu ý dưới đây:
- Tăng thêm 15g chất đạm/ngày, trong đó, mẹ bầu nên ưu tiên sử dụng đạm động vật như sữa, thịt, trứng, thủy hải sản. Song song với đó là các đạm thực vật như đậu tương, đậu xanh, các loại đậu,…
- Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ và tăng lượng thức ăn, chú ý tăng cường món giàu đạm, kẽm, sắt, vitamin A, C, canxi,…
- Ăn đầy đủ và đa dạng các loại thực phẩm theo 4 nhóm.
- Tăng cường dung nạp thêm các loại thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò), rau dền, các loại rau có màu xanh đậm,… cùng một số thực phẩm giàu canxi.
- Mỗi tuần nên ăn cá ít nhất 3 – 4 lần để bổ sung các axit béo thiết yếu.
- Ăn đủ 400 – 600 g rau xanh để tránh táo bón, đồng thời bổ sung quả chín để cung cấp thêm vitamin.
- Không dùng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá, chè đặc, ớt, hạt tiêu,…
- Nên ăn nhạt, bớt muối để tránh phù và tai biến hi sinh.
- Uống thêm viên sắt với hàm lượng 60 mg/ngày để phòng thiếu máu, song song đó là bổ sung thêm vitamin C, uống cho đến sau khi sinh 1 tháng.
- Bổ sung thêm 800 – 100mg Canxi một ngày trong suốt thai kỳ.
- Bổ sung các loại vitamin A, D, B1, B2, B6, C,…
- Tham gia các hoạt động ngoài trời càng nhiều càng tốt.
Nếu thai nhi vượt chuẩn cân nặng thì sao?
Bổ sung các chất dinh dưỡng để thai nhi tăng cân là cần thiết, nhưng trong một vài trường hợp, mẹ bầu cung cấp quá nhiều dưỡng chất dẫn đến thai nhi quá cân thì phải làm thế nào?
Cân nặng chuẩn của thai nhi qua từng giai đoạn
Cân nặng chuẩn của thai nhi theo chuẩn được xác định như sau:
- Tháng thứ 1 – 3 của thai kỳ: 14g.
- Tháng thứ 4 – 7 của thai kỳ: 900 – 1300g.
- Tháng thứ 8 – hết thai kỳ: 2900 – 3400g.
Và những bé sinh ra với trọng lượng trên 4kg được xem như trẻ quá cân.
Làm gì khi bé quá cân?
Những nguy cơ gặp phải đối với thai nhi quá cân
“Ơ, thai nhi càng nặng thì càng mừng ấy chứ, sao lại phải lo lắng nhỉ?” Nếu mẹ bầu có suy nghĩ như thế thì tốt hơn hết cần phải thay đổi quan niệm ấy đi! Bởi thai nhi có cân nặng vượt quá tiêu chuẩn sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe của bé và chính cả mẹ nữa đấy.
- Đối với bé: Bé có thể bị hạ đường huyết, chậm phản xạ khóc, khóc yếu, dễ ngừng thở từng cơn, không chuyển động và tổn thương não,…
- Đối với mẹ: Bé có thể gây nguy cơ cho mẹ khó sinh đường dưới, dẫn đến những nguy cơ chảy máu, đờ tử cung, gia tăng tổn thương tầng sinh môn nếu khung chậu của mẹ chưa giãn nở đủ phù hợp kích thước thai nhi.
Làm gì khi thai nhi quá cân?
Các mẹ bầu cần đi khám thai thường xuyên để kiểm tra cân nặng của thai nhi. Khi phát hiện thai nhi quá cân, mẹ bầu cần thực hiện các công việc sau:
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Mẹ bầu nên lựa chọn những thực phẩm có hàm lượng calo thấp như trái cây tươi và rau để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng mà không để thai nhi phát triển quá nhanh. Hạn chế ăn nhiều đường và tinh bột.
Chia bữa ăn thành các bữa nhỏ
Chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp hệ tiêu hóa làm việc tối đa và hấp thụ mọi chất dinh dưỡng, ngăn ngừa hấp thụ các chất dư thừa – chất khiến thai nhi tăng cân nhanh chóng.
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục cũng là một cách giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, calo và lượng mỡ thành năng lượng nhanh và hoàn hảo, đồng thời giúp mẹ cải thiện tâm trạng nữa đấy!
Tập thể dục là cách giúp điều chỉnh cân nặng của thai nhi
Hi vọng với những chia sẻ trên, các mẹ bầu sẽ tìm ra giải pháp phù hợp cho cân nặng của thai nhi cũng như không còn thắc mắc, bâng khuâng “Mẹ bầu ăn gì để con tăng cân?” nữa nhé!