Bố mẹ không cần phải tắm bé mỗi ngày nếu bé không bị bẩn. Lý do để tắm mỗi ngày thành thói quen chỉ là làm cho trẻ vui vẻ và thích thú. Bé đã quen với lòng mẹ ấm áp, và hầu hết bé đều thấy tắm thật nhẹ nhàng và thoải mái.
Có thể dành một nơi tắm riêng cho cón, hoặc bố hay mẹ sẽ tắm cùng bé trong phòng tắm. Hầu hết các con đều không thích bị cởi trần, vì tvậy khi tắm, các bé thường sẽ khóc. Nhưng bé sẽ dần quen với cảm giác này và nhận ra rằng cởi trần cũng không phải là một chuyện tệ hại.
Nếu như con bạn cứ mãi sợ nước, bạn có thể chọn cách lau toàn thân.
Chuẩn bị cho sau khi tắm
Con bạn vẫn chưa có khả năng điều hòa được thân nhiệt của mình, chính vì thế không được để cho bé bị lạnh sau khi tắm. Phải đảm bảo phòng tắm của con ấm áp và không có gió lùa. Để sẵn vài tấm khăn trong tầm tay chứ không chỉ một cái, nếu có thể, hãy đặt những khăn này trên mền sưởi. Cũng cần chuẩn bị tã và quần áo sạch, sao cho bạn có thể mặc đồ lại cho bé nhẹ nhàng những nhanh chóng.
Có một gợi ý hay là bạn dùng một khăn bông to trải trên lòng mình, vừa để bảo vệ bạn khỏi bị nước bắn vào vừa để bạn có thể bế bé vào lòng và quấn cho con ngay khi được nhấc ra khỏi chậu tắm.
Sử dụng chậu tắm
Nếu sử dụng chậu tắm không có chân, hẫy đặt nó trên một mặt phẳng không trơn trợt, cao tới hông để cho lưng của bạn có thể thoải mái. Chỉ nên để nước vào chậu khoảng 10cm. Luôn luôn dùng khuỷu tay hoặc nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ của nước. Nước nên ấm, không được nóng hoặc lạnh và không nóng hơn 29 độ C.
Cởi đồ bé ra, nhưng vẫn giữ tã, quấn bé bằng một khăn lông mềm. Dùng một khăn nhỏ nhẹ nhàng lau mặt con, kế đó bỏ tã và lau mông bé bằng miếng bông với nước ấm, vẫn giữ cho khăn quấn bé ở phần trên. Bỏ khăn ra và giữ thân bé bằng tay thuận của bạn đặt phía dưới hông của bé, tay kia đặt dưới vai, đầu của bé đặt trên khuỷu tay của bạn và các ngón tay của bạn thì nằm dưới nách của bé.
Nói chuyện hoặc hát với bé và giữ cho ánh mắt luôn hướng về con để bé an tâm mà không khóc. Hãy luôn nở nụ cười khi bạn nhẹ nhàng đưa chân và đùi bé vào nước. Bỏ tay giữ hông bé và vẫn giữ phần thân kia bằng tay còn lại.
Dùng bàn tay đã buông ra vỗ nước lên người bé. Con bạn không cần phải ở trong nước lâu quá, nếu như bé khó chịu hãy bế bé ra khỏi nước. Quấn bé vào khăn ấm và nhẹ nhàng lau khô bé trước khi mặc đồ.
Nếu bé vui thích khi làm quen được với cảm giác làn nước ấm, bé có thể thích đạp, đá, hãy để cho bé chơi thoải mái trong nước.
Cùng tắm với con
Cùng tắm với bố mẹ là sự vui thích đối với trẻ và bạn có thể sử dụng nó như một cách tiếp xúc yêu thương, giúp trẻ phát triển tốt. Đây cũng là một giải pháp cho những trẻ sợ nước mà chỉ cảm thấy vững tâm khi được tiếp xúc với làn da của mẹ. Tốt nhất là nên có một người khác kế bên khi bạn và bé tắm chung, để họ có thể trao bé cho bạn khi băt đầu tắm và đỡ bé cho bạn một cách an toàn khi bạn đã tắm xong.
Đặt một tấm thảm chống trượt trong chậu tắm và đổ nước ấm chỉ vừa ngập. Dùng khuỷu tay hoặc nhiệt kế kiểm tra nước để chắc chắn rằng nước không nóng hơn 29 độ C. Không nên dùng dầu hương liệu, vì chúng có thể tạo trơn trượt. Khi tắm cùng nhau, bạn hãy dùng tay giữ con sát vào người, để tạo một cảm giác thật an toàn, vì các bé luôn luôn cảm thấy vui thích khi được chạm da của mình vào da bạn. Bạn có thể áp bé sát vào ngực và bụng của bạn, đồng thời vỗ nhẹ lưng con và hát hoặc ngâm nha cho bé
Tắm có thể là thoải mái ngay cả khi bé còn nhỏ. Hãy soạn đủ khăn ấm và tránh gió lùa
Khi bé đã tự tin hơn, bạn có thể gập gối, đặt bé trên đùi và chân bé dựa vào bụng bạn, nhìn thẳng vào bạn. Đừng tắm lâu quá. Nếu bé thấy khó chịu khi nước lạnh dần thì nên dừng ngay.
Gội đầu cho bé
Nếu bé không thích gội đầu, tốt nhất là tách riêng phần này ra để bé không khó chịu làm lây lan sự khó chịu của việc gội đầu với cảm giác vui thú khi được tắm. Đặt chậu tắm bé ở một nơi an toàn và đổ một ít nước ấm vào chậu. Bạn không cần phải sử dụng dầu gội, mà chỉ nên cần sử dụng một ít nước hoa hồng. Cởi áo bé ra và quấn khăn cho con. Giữ bé một bên người, dùng một tay đỡ đầu, cổ và vai bé, để tay thuận tắm bé. Dịu dàng hướng bé xuống nước rồi phun nước ấm lên trán và da đầu của bé.
Vẫn giữ bé trong khăn ấm, lau khô đầu. Chải tóc sau khi gội.
Lau sơ toàn thân
Dành cho những bé cực kỳ sợ nước, hãy dùng miếng bọt biển thấm nước ấm. Da của trẻ có khả năng tự làm sạch nên chỉ cần lau sơ là đủ.
Lợi ích của việc tắm này là bé luôn mặc đồ, tránh cho bé cảm giác khó chịu khi tiếp xúc trần với không khí. Con bạn có thể thích nằm trên chiếc khăn ấm hay trong lòng bạn, hoặc tốt nhất là nằm trên một tấm da cừu, vì nó rất mềm mại và ấm áp. Trong khi lau mình cho bé, bạn có thể hát, ngân nga hoặc trò chuyện để thu hút sự chú ý và giúp bé cảm giác an toàn.
Nửa trên của bé
Cho nước ấm vào một chậu nhỏ và chuẩn bị sẵn một miếng bọt biển. Bạn không cần dùng miếng bọt biển ướt quá; lau nhẹ nhàng ngực, cổ và tay của bé.
Để lau khô cho bé, nếu bé nằm trong lòng, bạn nên áp bé vào cánh tay của mình, hoặc lật bé lại nếu bé nằm trên thảm để lau phần lưng. Lau khô lưng và mặc áo vào cho bé trước khi bạn chuẩn bị lau phần dưới.
Nửa dưới của bé
Khi phần trên đã ấm áp và thay đồ sạch rồi, hãy cởi vớ và lau chân bé, lau cẩn thận các kẽ chân vì các bông tơ rất dễ mắc vào trong đó. Mang vớ sạch vào và cởi phần quần áo còn lại. Nếu con bạn nằm trong lòng bạn thì phải chú ý vì bé có thể tiểu vào người, nhưng không sao nếu đã lót khăn.
Lau đùi cho bé rồi lau khô lại. Thay đồ, hôn bé thật nhiều và ôm bé vào lòng.
Khóc suốt khi tắm
Nếu con bạn khóc suốt khi tắm thì có lẽ là bé cảm thấy không an tâm, vì thế, hãy thì thầm và cười với bé. Vỗ tay vào nước cho bé có thể nghe tiếng nước và nhìn thấy những giọt nước. Cố gắng duy trì sự chú ý của bé bằng việc nước lên rồi để nước chảy trên chân và đùi bé.
Nếu bé không thôi khóc và có vẻ khó chịu, hãy nhấc bé ra khỏi nước, quấn bé trong khăn và ôm bé vào lòng để trấn an. Vài ngày sau, hãy thử lại lần nữa hoặc chỉ lau mình bé trong vài tuần.