Biết được các cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt ra sẽ giúp các mẹ bỉm sữa có thể vừa đi làm vừa cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng dành cho bé.

Cho bé bú sữa mẹ thông qua bình sẽ giúp các mẹ có thời gian tập trung cho công việc và sự nghiệp hơn

Với đa phần các phụ nữ hiện đại ngày nay thì việc đi làm sau khi sinh con 6 tháng không phải là chuyện hiếm. Tuy nhiên, 6 tháng vẫn là khoảng thời gian bé còn nhỏ, cần được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng từ sữa mẹ. Vì vậy, nỗi lo không ở bên cạnh con trong thời gian dài khiến nhiều mẹ đứng ngồi không yên và khó tập trung vào công việc.

Nhưng giờ đây, các mẹ bỉm sữa đã không cần phải lo lắng bởi đã có những cách bảo quản sữa mẹ sau khi hút ra mà không làm mất đi các chất dinh dưỡng. Với những cách này, các mẹ có thể vắt và dự trữ sữa trước khi đi làm là có thể tập trung vào công việc mà không cần lo lắng bé không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng từ sữa mẹ.

Sữa mẹ vắt ra được bảo quản như thế nào?

Có nhiều cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt ra trong ngày tốt nhất, đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho bé, đó là:

Dự trữ sữa mẹ trong ngăn mát hoặc ngăn đông tủ lạnh

Tủ lạnh có hai ngăn mát và ngăn đông và được dùng để bảo quản, làm lạnh thực phẩm và nước uống. Do đó, nếu bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh sẽ giúp các thành phần dinh dưỡng có trong sữa ít bị biến đổi cũng như tránh bị ôi thiu.

Sữa mẹ được dự trữ trong tủ lạnh để ngăn mát

Thời gian bảo quản giữa ngăn mát và ngăn đông có sự chênh lệch khá rõ rệt. Nếu các mẹ trữ sữa mẹ để ngăn mát, sữa sẽ phải được sử dụng trong vòng 24h. Quá thời gian này, sữa sẽ bắt đầu lên men và xuất hiện mùi khó chịu, dĩ nhiên là hoàn toàn không tốt cho bé rồi!

Nếu trữ sữa trong ngăn đông, thời gian để các mẹ bảo quản lên đến 7 ngày và thời gian tối đa có thể lên tới 3 tháng (phụ thuộc vào nhiệt độ trong ngăn đá và tần suất đóng mở cửa tủ). Thậm chí, các mẹ còn có thể bảo quản đến 6 tháng nếu đặt sữa ở máy ướp lạnh.

Lưu ý: Không nên bảo quản sữa mẹ ở cửa ngăn đá do nhiệt độ ở đó không chính xác.

Tuy nhiên, dự trữ sữa cũng cần phải được thực hiện đúng cách mới đảm bảo có đầy đủ chất dinh dưỡng trong sữa sau một thời gian dài tiếp xúc với không khí và nhiệt độ cao.

Cách bảo quản và dự trữ sữa mẹ cho bé khi hút ra đúng cách

Để thực hiện đúng cách, các mẹ cần phải đảm bảo các yếu tố dưới đây:

  • Dụng cụ đựng sữa.
  • Nhiệt độ bảo quản sữa mẹ.
  • Thời gian bảo quản.
  • Số lượng sữa vắt trong một lần.
  • Cách thực hiện.

Dụng cụ đựng sữa

Các mẹ có thể dùng bình nhựa hoặc thủy tinh có nắp đậy để trữ sữa mẹ cho bé. Trong hai loại này, bình thủy tinh thường tốt hơn bình nhựa vì các thành phần có trong sữa mẹ sẽ dược bảo quản tốt nhất trong thủy tinh. Tuy nhiên, bình thủy tinh cũng có thể bị vỡ nếu không được sử dụng đúng cách. Các mẹ cũng không nên đựng sữa mẹ bằng bình bị mẻ hoặc có vết nứt.

Bên cạnh đó, bình nhựa có thể bị biến dạng khi sữa bị đóng băng nên rất dễ vỡ. Vì vậy, các mẹ nên sử dụng những loại bình nhựa cứng, chất lượng tốt để bảo quản sữa mẹ sau khi vắt ra đạt chất lượng tốt nhất.

Ngoài bình sữa, các mẹ cũng có thể mua túi trữ sữa chuyên dụng dùng bảo quản sữa mẹ để ngăn mát hoặc ngăn đông trong tủ lạnh.

Tham khảo: Máy hút sữa

Nhiệt độ và thời gian bảo quản sữa mẹ

Thông thường, nhiệt độ bảo quản sữa mẹ để ngăn mát tủ lạnh rơi vào mức từ 3 – 5 độ C và thời gian sử dụng là từ 8 – 10 giờ sau khi vắt sữa.

Trong khi đó, thời gian bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ phòng (từ 26 – 28 độ C) là khỏng 6 giờ sau khi hút sữa.

Thời gian dự trữ sữa mẹ cho bé ở ngăn đông có thể lên đến 7 ngày.

Số lượng sữa vắt trong một lần

Đối với bé nhỏ hơn 6 tháng tuổi, các mẹ nên vắt sữa với số lượng ít mỗi lần khoảng 100 – 150 ml là đủ.

Đối với bé lớn hơn, số lượng sữa vắt sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của bé.

Cách dự trữ và ủ sữa mẹ cho bé đúng cách

Sữa mẹ vắt ra được bảo quản như thế nào? Để bảo quản sữa mẹ trong ngày tốt nhất, các mẹ nên áp dụng các nguyên tắc sau:

  • Đổ ngay sữa mẹ sau khi vắt ra vào ngay túi đựng sữa chuyên dụng hoặc bình sữa, sau đó dán nhãn bên ngoài túi trữ sữa và ghi thời gian đã hút sữa, đồng thời ghi tên của bé (nếu bé đủ điều kiện đi nhà trẻ).
  • Cất sữa vào ngay tủ lạnh khi có thể hoặc để sữa ở nhiệt độ phòng có mức nhiệt khoảng 26 độ C. Tránh xa những nơi có bức xạ, ánh sáng Mặt trời hoặc các nguồn nhiệt khác.
  • Chia sữa thành các túi nhỏ với dung tích từ 80 – 120 ml để giảm thiểu thời gian làm lạnh và tránh lãng phí, đồng thời thời gian rã đông cũng nhanh hơn.
  • Trong trường hợp bị cúp điện thời gian dài, các mẹ nên lấy các túi sữa đã trữ đông xếp vào thùng cách nhiệt cùng với đá viên.

Sau khi đi làm về, các mẹ có thể lấy bình hoặc túi sữa ra khỏi ngăn đông và thực hiện theo các nguyên tắc sau:

  • Dựa vào thời gian vắt sữa, các mẹ lấy sữa vắt trước rồi làm ấm và cho bé dùng. Sữa vắt sau sẽ để cho bé dùng sau.
  • Không nên rã đông sữa ở nhiệt độ phòng do số lượng vi khuẩn trong sữa sẽ tăng lên. Các mẹ chỉ nên rã đông bằng một bát nước nóng khoảng 40 độ C. Tuyệt đối không đun sữa mẹ hoặc hâm nóng sữa bằng lò vi sóng để tránh làm hỏng sữa.
  • Lắc nhẹ chai sữa để phần váng sữa và sữa trộn lẫn với nhau. Không nên lắc mạnh do làm phân hủy một số chất dinh dưỡng có giá trị trong sữa.
  • Kiểm tra nhiệt độ trước khi cho bé bú. Nếu bé không bú hết sữa thì mẹ nên bỏ đi, không nên trữ lại.

Một số cách vắt sữa, bảo quản sữa và sử dụng sữa mẹ không đúng cách

Dưới đây là một số cách vắt sữa, dự trữ sữa trong tủ lạnh và sử dụng sữa sai:

  • Dùng chung máy hút sữa với các bà mẹ khác.
  • Hút sữa xong nhưng không cho vào tủ lạnh ngay.
  • Tận dụng các chai lọ trong gia đình để bảo quản sữa mẹ.
  • Để sữa trong ngăn mát vài ngày nhưng không chuyển lên ngăn đá, khiến sữa dễ bị ôi thiu.
  • Để sữa ở cánh cửa tủ lạnh.
  • Không ghi ngày hút sữa lên túi hoặc bình.
  • Đổ đầy sữa căng túi bảo quản hoặc đổ đầy bình sữa.
  • Tin tưởng tuyệt đối vào túi trữ sữa mẹ cho bé.
  • Trộn chung sữa mới và sữa cũ vào một túi hoặc bình.
  • Hâm nóng sữa sai cách bằng cách cho sữa vào lò vi sóng hoặc đổ nước quá nóng.

Cách hút được nhiều sữa mẹ

Có nhiều cách để hút được nhiều sữa mẹ, trong đó có các cách phổ biến, đó là:

  1. Hút sữa càng sớm càng tốt: Việc hút sữa một lần mỗi ngày sau khi sinh sẽ giúp các mẹ có một kho dự trữ “khổng lồ”. Đây là một cách vô cùng hữu ích bởi sau khi sinh, tuyến sữa sẽ hoạt động hiệu quả hơn và cho ra nhiều sữa hơn.
  2. Đầu tư một chiếc máy hút sữa tốt.
  3. Trữ sữa, bảo quản sữa đúng cách.
  4. Lên lịch hút sữa cho riêng mình.
  5. Dùng áo ngực hỗ trợ việc hút sữa.
  6. Tăng số lần hút để tăng lượng sữa.
  7. Nói chuyện với đồng nghiệp về việc hút sữa ở Công ty.
  8. Tận dụng thời gian hút sữa.
  9. Kiên nhẫn.

—————————-

Như vậy, việc bảo quản sữa mẹ khi hút ra trong ngày đúng cách là công đoạn quan trọng trong quá trình dự trữ sữa mẹ cho bé. Hi vọng với thông tin trên, các mẹ sẽ có những phương án khác nhau để mang đến các chất dinh dưỡng có lợi sức khỏe con người.

Cùng bé yêu

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *