Lớp 4 mà Donna chú nhiệm chẳng khác gì so những gì mà người ta nhìn thấy. Trong lớp, học sinh chia thành 6 dãy, mỗi dãy 8 chỗ ngồi, còn bàn giáo viên thị đặt trước lớp, đối diện với học sinh. Nhìn tổng thể đây là một lớp tiểu học điển hình. Nhưng khi lần đầu tiên bước vào đây, Jimmy luôn cảm thấy có chút gì đấy không bình thường, dường như có chuyện thần bí sắp xảy ra.
Jimmy là giáo viên lão thành của trường tiểu học Michigan, hai năm nữa sẽ về hưu. Cô có nguyện vọng được tham gia buổi huấn luyện tại chức cho giáo viên toàn thành phố mà Donna tổ chức. Buổi huấn luyện này chủ yếu mượn một số cách bày tỏ để khích lệ học sinh có niềm tin với chính mình, từ đó yêu quý mạng sống của mình. Công việc của Donna là dựa vào buổi tham dự và huấn luyện tiến tới thực hiện những tư tưởng này, còn việc mà Jimmy phải làm là tìm hiểu và khích lệ các hoạt động này.
Jimmy ngồi ở một chỗ trống cuối lớp. Từng em học sinh ngồi ngoan ngoãn trên ghế, nặn óc suy nghĩ ghi chép ra giấy. Có một bạn nhỏ thì thầm với Jimmy, cô bé phải viết những việc mà bản thân cô bé tự cho là “không làm được
Trên tờ giấy của cô bé viết: “Tôi không thể đá quả bóng qua cuối vạch thứ hai”, “Tôi không biết làm phép nhân có hai số trở lên”, “Tôi không thể kết bạn”, cô bé cắm cúi viết, dù đã viết được nửa trang giấy song cô bé vẫn không ngừng suy nghĩ.
Jimmy men theo các từng học sinh, từng em đều đang chép ra giấy những việc mà chúng không thể làm. Như
“Tôi không thể hít đất hơn 20 cái”.
“Tôi không thể phát bóng vượt qua tấm lưới trước mặt”.
“Tôi không thể chỉ ăn một viên kẹo thì dừng lại”.
Lúc này, cả hoạt động thu hút lòng hiếu kỳ của Jimmy nên Jimmy quyết định đi xem Donna đang làm gì. Khi Jimmy đến gần thì phát hiện cô cũng đang bận viết. Jimmy nghĩ hay là dừng quay tay cô thì tốt hơn.
“Tôi không thể dạy Maggie làm toán trong một tuần”.
“Tôi không thể không dùng hình phạt đánh đòn để dạy dỗ Aron”.
Trong lòng Jimmy phản đối học sinh và giáo viên tập trung vào mặt tiêu cực mà không thấy mặt tích cực, chẳng hạn như chuyện “Tôi không thể làm” này. Song Jimmy vẫn về chỗ ngồi ở phía sau, ngồi xuống tiếp tục quan sát, có lẽ học sinh đã viết tiếp được khoảng 10 phút. Đa số đều viết đầy ắp trang giấy, thậm chí còn có em bắt đầu viết sang trang sau.
Donna nói với học sinh, viết hết tờ giấy đang viết và bảo chúng gấp đôi tờ giấy, đến nộp ở phía trước. Học sinh lần lượt đến trước bàn giáo viên, bỏ tờ giấy vào trong chiếc hộp bằng da rồng, cuối cùng, Donna cũng đem tà giấy của mình bỏ vào trong hộp.
Cô đây chiếc hộp, cấp dưới nách, dẫn đầu cả lớp bước ra khỏi lớp, men theo hành lang. Học sinh bước theo cô giáo ra ngoài, còn Jimmy đi theo sau cùng.
Đi được nửa đường, cả đội ngũ dừng lại. Donna vào phòng bảo vệ tìm xẻng, Một tay cầm chiếc hộp, tay kia cầm xẻng, cô dẫn mọi người đến góc khuất nhất của sân thể dục, mọi người bắt đầu đào xới.
Thì ra, họ định chôn cất “Tôi không thể”. Cuộc đàn xới mất 20 phút đó từng em phải thay phiên nhau đào. Đến khi cái hố sâu khoảng một mét, họ đặt chiếc hộp xuống và lập tức lấy bùn đất chôn kín chiếc hộp.
Hơn 30 đứa trẻ hơn 10 tuổi vây quanh cái “mộ” vừa chôn cất xong, bên trong chôn tất cả những việc “không thể” của từng đứa, những việc ấy đã bị chôn sâu xuống ba tấc đất. Lúc này, Donna lên tiếng: “Các bạn, tay nắm lấy tay, cúi đầu mặc niệm”. Học sinh nhanh chóng nắm tay nhau vây thành một vòng tròn quanh mộ, cúi đầu chờ đợi, Donna đọc một bài điếu:
“Thưa các bạn, hôm nay tôi rất vinh hạnh mời các bạn đến tham gia lễ mai táng của ngài Tôi không thể. Khi ngài ấy còn sống đã tham dự vào cuộc đời chúng ta, thậm chí còn ảnh hưởng đến chúng ta hơn bất cứ ai. Tên của ngài, hầu như hàng ngày chúng ta đều nhắc, xuất hiện mọi nơi như: trường học, chính quyền thành phố, hội họp, thậm chí trong Nhà Trắng”.
“Giờ này, hy vọng ngài “Tôi không thể” có thể yên nghỉ và chúng ta sẽ lập bia mộ cho ngài ấy. Người chết thì đã chết, người sắp đến thì có thể cầu, hy vọng anh chị em của ngài là “Tôi có thể” và “Tôi bằng| lòng” có thể kế thừa sự nghiệp của ngài. Tuy họ không nói tiếng và có sức ánh hưởng như ngài nhưng nếu ngài dưới đất có hay biết, xin hãy giúp họ có sức ảnh hưởng đến thế giới hơn”.
“Cầu mong ngài “Tôi không thể” yên nghỉ, và cũng hy vọng cái chết của ngài có thế khích lệ con người đứng lên nhiều hơn để tiến lên phía trước. Amen!”
Viết ra “tôi không thể”, mai táng nó, lắng nghe bài điếu văn. Cô giáo đã hoàn tất phần lớn hoạt động, nhưng hiện vẫn chưa kết thúc. Cô dẫn học sinh trở về lớp.
Mọi người cùng ăn bánh ngọt, bắp rang, uống nước trái cây, chúc mừng họ đã vượt qua được nút thắt “tôi không thể” trong lòng. Donna lấy giấy cắt thành hình bia mộ, viết lên trên “Tôi không thể” rồi thêm vào chính giữa “Yên nghỉ nhé!” sau đó còn điền vào cả ngày tháng năm nữa.
Tấm mộ bia này được treo trong phòng của Donna. Mỗi khi có học sinh nào vô ý thốt lên câu “em không thể…”, Donna chỉ cần chỉ vào tấm bia mộ tượng trưng cho cái chết, bọn trẻ sẽ nhớ đến “Tôi không thể” đã chết, từ đó nghĩ ra cách giải quyết tích cực.
Jimmy không phải là học trò của Donna, thực ra Donna là học trò mà Jimin từng dạy. Nhưng từ hoạt động này, Jimmy học được bài học mãi mãi không bao giờ quên ở Donna.
Mai đến hòm nay, chi can Jimmy nghe có người nói “tôi không thể trong đầu cô hiện lên ngay cánh tượng của buổi mai táng đó. Như các bạn nhỏ, Jimmy se nhá ràng ngài “Tôi không thể” đã chết.
Suy nghĩ của cha mẹ
Người chiến thắng người khác là người khỏe mạnh, người chiến thắng chính mình là người mạnh mẽ.
Chôn cất “tõi không thể” như một quyết tâm cắt đứt đường lui trốn tránh vấn đề. Không có đường lui đành phải đối mặt, dù chẳng hề cam lòng, dù lúng túng và chẳng nghĩ ra được một biện pháp nào nhưng chỉ có thể nghĩ cách giải quyết mà thôi. Kết quả của nó là làm cho thứ “tôi không thể” trước đây dần dần trở thành tốt có thể. Đối với con cái, cha mẹ cũng có thể cắt đứt suy nghĩ tiêu cực trong lòng chủng, để chúng vươn lên một cách hiên ngang và tích cực.