Trong tác phẩm giáo dục nổi tiếng “Ba tuổi quyết định cuộc đời của bậc thầy vỡ lòng thiếu nhi tài giỏi nhất phương Tây thế kỷ XX, Montessori, có một câu chuyện rất cảm động nêu lên vấn đề lòng tự trọng của trẻ nhỏ: 

Một hôm, tôi quyết định dạy cho bọn trẻ một tiết học về một bài học khá hóm hỉnh: Xì mũi như thế nào?

Tôi biểu diễn cho chúng xem bằng các cách sử dụng khăn tay khác nhau, cuối cùng còn hướng dẫn chúng cố gắng làm thế nào để không làm người khác chú ý. Tôi rút khăn tay ra bằng cách mà chúng hầu như không nhận ra và cố gắng xì mũi thật khẽ khàng. Bọn trẻ nhìn tôi chăm chú, không ai phát ra tiếng cười. 

Nhưng, tôi vừa biểu diễn xong thì chúng vỗ tay nồng nhiệt, tiếng vỗ tay kéo dài như trong rạp hát. Điều này khiến tôi khá bồi hồi, chưa bao giờ tôi nghe thấy những bàn tay bé xíu thế này phát ra tiếng kêu, tôi cũng không ngờ bọn trẻ sẽ cổ vũ nồng nhiệt thế này.

Sau đó, tôi mới hiểu tôi đã chạm tới một điều rất nhạy cảm trong đời sống xã hội. Trẻ con có nhiều khó khăn trong việc xì mũi. Do nhiều lần bị người lớn trách mắng, vì thế chúng vô cùng nhạy cảm với chuyện này. Tiếng la hét và lời nhục mạ mà chúng nghe được đã làm tổn thương rất nặng nề tình cảm của chúng. Điều làm chúng tổn thương hơn là để không làm mất khăn tay, ở trường họ còn cột khăn tay vào cổ – nơi khiến người ta chú ý nhất, nhưng, không ai dạy chúng cách xì mũi một cách thật sự. Khi tôi làm thế đã bù đắp vào nỗi sỉ nhục của chúng, còn tiếng vỗ tay của chúng cho thấy tôi không chỉ đối xử công bằng với chúng mà còn làm cho chúng có được một địa vị mới trong xã hội. 

Tôi dần dần nhận thức được, trẻ con có lòng tự trọng cá nhân mạnh mẽ. Thông thường, người lớn không ý thức được chúng rất dễ bị tổn thương và bị kìm nén. 

Một hôm, khi tôi sắp rời khỏi trường, những đứa bé này bắt đầu gào khóc: “Cảm ơn cô, cảm ơn cô đã dạy cho chúng em một tiết học như thế!”. Khi tôi rời khỏi phòng học, phía sau là cả một đội ngũ âm thầm nối gót, mãi đến cuối cùng tôi bảo chúng: “Các em về đi, nhón gót chân mà chạy, kẻo tông vào tường đấy”. Chúng xoay người, chạy như bay và mất hút sau cánh cửa”.

Xì mũi như thế nào?

Suy nghĩ của cha mẹ

Miệt thị con cái là thiếu sót căn bản mà cha mẹ không ý thức được và cũng là thiếu sót căn bản của nhiều giáo viên. 

Nếu chúng ta hỏi cha mẹ: Chị biết không? Chị thường xuyên miệt thị con của mình. Chắc chắn họ sẽ rất kinh nhạc và sẽ phản đối: Tôi không miệt thị nó, nhưng nó thật sự không thể làm một số việc nào đó. Chúng ta cần nhận thức được rằng: khả năng của con cái là một chuyện, thái độ và hành động của cha mẹ lại là một trong những nhân tổ vô cùng quan trọng có thể ảnh hưởng đến con cái.

Thực ra, trong cuộc sống, cha mẹ thường không bỏ qua mỗi một cơ hội nhỏ miệt thị con, tuy nhiên các bậc cha mẹ này lại hoàn toàn không hề ý thức được. Khi một người cha nhìn thấy con bê một chiếc ly, anh sẽ bắt đầu sợ chiếc ly có thể sẽ rơi vỡ, lúc này, anh hầu như “tham lam” đến mức xem chiếc ly này là một bảo vật, anh phải giành chiếc ly lại trong tay con để bảo vệ nó. Người cha này có thể là một người giàu có, thậm chí đã tích lũy rất nhiều tài sản cho con trai, nhưng, lúc này, anh ta hầu như cho rằng một chiếc ly có giá trị hơn việc thử sức và tìm tòi của con mình, cho nên, điều quan trọng nhất là không để chiếc ly này bị con trai làm vỡ. Nhưng, chính cùng một người – người cha của đứa bé này, lại sẽ vui vẻ hy sinh lớn hơn cho con trai, anh ta mơ ước sau này con trai lớn lên có sự nghiệp rạng rỡ, anh ta mong nhìn thấy con trở thành một nhân vật nổi tiếng. Nhưng lúc này, anh ta vì bảo vệ một đồ vật nhỏ bé chẳng là gì lại muốn làm tổn thương sự trưởng thành của con. Sự thật là nếu một vị khách đến thăm anh ta làm vỡ chiếc ly, anh ta sẽ lập tức nói chiếc ly này chẳng đáng giá, chớ bận lòng vì chuyện này. Sự việc thường buồn cười như thế. 

Còn có một trường hợp cũng thường xảy ra, đó là cha mẹ miệt thị con thông qua miệt thị giá trị việc làm cho con. Ví dụ như, khi cha mẹ cho rằng nên ra ngoài tản bộ dù lúc này con cái đang chơi đùa vui vẻ, cha mẹ cũng không hề quan tâm đến cảm nhận của con, khăng khăng cát ngang việc làm của con, sửa soạn cho nó một đỗi thì dẫn nó ra ngoài. Hoặc con cái đang mãi mê một công việc nào đó, ví dụ đang nhặt đá bỏ vào thùng, lúc này, một người bạn của mẹ tới thăm, thể là, người vợ bát con don dep chỗ đá vững vai trên đất, sau đó con bị dẫn tới phòng khách để chào khách.

Cha mẹ liên tiếp xông vào môi trường của con rể quấy rầy chúng và không bàn bạc với chúng đã thao túng sinh hoạt của chúng. Trong trường hợp này, con cái bắt đầu cảm thấy việc làm của mình không có bất kỳ ý nghĩa và giá trị gì, nó cảm thấy mình yếu đuối và bất tài, cảm giác này sẽ trở thành nguồn gốc của buồn bã vå thiếu tự tin, dẫn đến ức chế tham vọng hành động của con.

Nếu một người lớn khiến trẻ con tin là bản thân nó bất tài, thì một áng mây đen phủ kín trái tim nó, nó sẽ ra vào thờ ơ và hoảng sợ, hình thành trở ngại tâm lý “tự ti”.

Cùng bé yêu

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *