Có một thuyền trưởng, ông từng lái một chiếc thuyền cũ rách bươm lênh đênh nửa tháng trời trong sóng to bão dữ, cuối cùng đã thoát chết. Mọi người đều biết, ngoài may mắn, nguyên nhân chủ yếu ông thoát khỏi tay tử thần lần này là kỹ thuật lái thuyền cao siêu của ông. Mấy năm sau, ông làm chủ một chiếc thuyền máy, nhiều lần điều khiển nó vượt qua mấy nghìn cây số đến hòn đảo châu Phi xa xôi, các ngư dân đều gọi ông là “vua thuyền”.

Như nhiều bậc cha mẹ khác, vua thuyền cũng rất kỳ vọng vào con trai của mình, hy vọng nó nắm bắt kỹ thuật lái thuyền thành thục, lèo lái tốt chiếc thuyền mà mình vất vả tạo dựng. Con trai của vua thuyền vô cùng chăm chỉ học kỹ thuật lái thuyền, sau khi trưởng thành, kiến thức lái thuyền máy của cậu đã vô cùng phong phú. Thế là, vua thuyền an tâm cho cậu một mình ái thuyền ra khơi.

Nhưng, con trai của vua thuyền đã chết trong một cơn sóng gió, một cơn sóng gió bình thường không hề đáng đối với các ngư dân. 

Vua thuyền vừa đau lòng vừa thắc mắc: thật không thể hiểu nổi, kỹ thuật lái thuyền của mình giỏi thế này kể từ lúc nó hiểu chuyện mình đã bắt đầu truyền dạy cho nó. Dạy từ cái cơ bản nhất, nói cho nó biết phải đối phó như thế nào với mạch nước ngầm trên biển, làm thế nào phản biệt dấu hiệu trước bão, sử dụng sách lược ứng phó với nguy cấp như thế nào. Tất cả những kinh nghiệm tích lũy bấy lâu mình đều truyền dạy cho nó hết. Nhưng, tay nghề của nó thế này lại mất mạng ở một vùng biển rất cạn, cuối cùng vấn đề nằm ở chỗ nào kia chứ?

Nhiều ngư dân kéo tới an ủi ông. Lúc này, có một ông cụ hỏi vua thuyền: “Anh luôn cầm tay dạy nó phải không?”. “Vâng, để nó nắm bắt được kỹ thuật, con đã dạy rất cặn kẽ”.

“Nó luôn theo sát anh phải không?”, ông cụ hỏi tiếp.

“Đúng ạ, con trai con chưa bao giờ rời khỏi con”.

Ông cụ nói: “Như thế, nói ra chuyện này trong đó cũng có lỗi của anh”.

Nghe ông cụ nói, vua thuyền ngơ ngác. 

Ông cụ giải thích: “Lỗi của anh đã rất rõ ràng rồi còn gì. Anh chỉ có thể truyền dạy cho nó kinh nghiệm nhưng không thể truyền dạy cho nó bài học. Đối với kiến thức, không có bài học làm căn bản, kinh nghiệm chỉ có thể là lý thuyết, và trong nhiều trường hợp thực tế, ý nghĩa mà bài học mang tới còn lớn hơn cả bản thân kinh nghiệm”.

Vua thuyền và con trai

Suy nghĩ của cha mẹ

Cha thân là vua thuyền, đứa con qua sự dạy dỗ cặn kẽ của ông lại mất mạng ở một vùng biển rất cạn. Tại sao lại như vậy? “Anh chỉ có thể truyền dạy cho nó kinh nghiệm nhưng không thể truyền dạy cho nó bài học”. Một câu nói của ông cụ đã nói rất trúng vấn đề.

Việc nắm bắt kiến thức hoặc kỹ năng thường đòi hỏi kết hợp giữa kinh nghiệm và bài học, cần trau dồi giữa thành công và trắc trở với nhau.

Sau khi cha mẹ dạy con cái kinh nghiệm, nên để chúng kịp thời thực tiễn. Nếu thành công thì chúng sẽ lĩnh hội được sự chính xác của cha mẹ và sự dạy dỗ đó mới có thể được gieo vào lòng chúng một cách thực sự. Nếu thất bại, chúng sẽ hiểu ra rằng: thì ra những gì cha mẹ nói là đúng, hoặc chúng sẽ phát hiện những gì cha mẹ đã giảng chưa chắc phù hợp với mình. Dù trường hợp nào, chúng cũng sẽ không phạm lại sai lầm tương tự.

Chúng ta biết, đối với việc giáo dục con cái, bài học sâu sắc và thấm thía hơn cả kinh nghiệm tích cực, vì chúng từng lĩnh hội được đau khổ của thất bại, và được trưởng thành từ thất bại. Ý nghĩa của bài học không chỉ ở chỗ chỉ ra con đường sai lầm không đi được mà còn ở chỗ có thể làm cho con người lĩnh hội được sâu sắc hơn giá trị đích thực.

Cha mẹ không cho được bài học, chỉ có thể dựa vào chính mình lĩnh hội trong thực tiễn.

Cha mẹ cho con cái cơ hội thực tiễn, cho chúng cơ hội thất bại, cho chúng cơ hội có được bài học.

Cùng bé yêu

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *