Đây là một nhà trẻ rất bình thường ở Mỹ. Các bé mới vào trường được cô giáo dẫn vào thư viện, được ngồi tùy ý trên thảm và học bài học đầu đời của chúng.
Một cô giáo trong thư viện mỉm cười đi tới, sau lưng cô là vô số giá sách.
“Các con, cô kể chuyện cho các con nghe, được không nào?”
“Dạ được!”, bọn trẻ trả lời.
Cô giáo bèn rút trên giá sách ra một quyển sách, kể một câu chuyện cổ tích rất đơn giản dễ hiểu.
“Các con,” kể xong cô giáo nói, “Câu chuyện này được viết trong quyển sách này, quyển sách này do một nhà văn viết. Sau này các con lớn lên cũng có thể viết một quyển sách tương tự như vậy”.
Cô giáo ngừng một lúc, hỏi tiếp: “Bạn nào cũng có thể kể cho các bạn ở đây nghe một câu chuyện nào?”.
Một cậu bé lập tức đứng lên: “Tôi có một người cha, còn có một người mẹ, còn có…”, tiếng cười trẻ con vang vọng khắp phòng.
Lúc này, cô giáo trải trên bàn một tờ giấy rất đẹp, chăm chú và ngay ngắn ghi chép lại câu chuyện của cậu bé.
“Sau đây”, cô giáo nói, “Bạn nào vẽ tranh minh họa cho câu chuyện này nhi?”
Lại có một cậu bé đứng lên, vẽ một “người cha”, ve một “người mẹ”, rồi vẽ “tôi”. Đương nhiên, nét vẽ rất nguệch ngoạc chẳng giống hình người gì cả, cô giáo rất nghiêm túc nhận lấy bức tranh rồi xếp phía sau tờ giấy kể chuyện, sau đó lấy ra một bìa giấy rất đẹp và đóng chúng lại với nhau. Trên bìa giấy, cô còn đề tên tác giả, tên người và minh họa, ngày tháng năm “xuất bản”.
Cô giáo nâng cao quyền “sách” ấy ngang đầu: “Bé yêu, nhìn xem, đây là quyển sách đầu tiên mà con viết. Các con, viết sách không khó. Các con còn nhỏ cho nên chỉ có thể viết ra quyển sách nhỏ như thế này, cô tin rằng, đợi khi lớn lên các con có thể viết được quyển sách to, có thể trở thành nhân vật vĩ đại”.
Suy nghĩ của cha mẹ
Hãy làm cho con cái từ nhỏ đã có thể “đứng” chứ không “bò” để ngước nhìn các nhân vật vĩ đại. Niềm tin và nhân cách hoàn hảo này sẽ dựng xây nền tảng tốt đẹp suốt đời cho con.
Tự trọng là nguyên tắc đầu tiên phải học được trong cuộc sống, chỉ có người biết tôn trọng mình mới được sự tôn trọng của người khác.