Trong lớp có mấy chục đứa trẻ với tuổi chỉ lên trước mặt mỗi bé đều đặt một viên kẹo dẻo trái cây.

Thầy giáo nói với chúng: “Sau khi thấy đi khỏi, các con có thể ăn viên kẹo trên bàn. Nhưng nếu ai không ăn trước mà đợi khi thấy làm xong việc trở về mới ăn thì người ấy sẽ được thêm một viên kẹo nữa”. Cũng chính là nói nếu đứa bé nào có thể kiên nhẫn đợi thầy giáo trở về hãy ăn thì nó sẽ được hai viên kẹo.

Trước sự hấp dẫn của viên kẹo, một số bé quyết tâm chịu đựng chờ đợi thời gian “dài thăm thẳm”. Để chống lại sự cám dỗ, đứa nhắm mắt, đứa vùi đầu vào cánh tay, đứa lẩm bẩm một mình, đứa ngâm nga ca hát, đứa chơi trò chơi, đứa cố ngủ. Nhờ một số mẹo đơn giản thiết thực, nhóm trẻ này đã chiến thắng chính mình, cuối cùng được hai viên kẹo. Còn những đứa bé tính tình nóng nảy, dao động hầu như đã lập tức chụp lấy và ăn ngay viên kẹo trên bàn trong nháy mắt lúc thầy giáo vừa bước ra khỏi lớp.

Khoảng 12-14 năm sau, khi chúng bước vào thời kỳ tuổi trẻ, sự khác biệt về tình cảm và giao tiếp của những đứa bé này đã rất rõ rệt.

Những đứa bé có thể cho sợi vì hai viên kẹo năm 4 tuổi hiển nhiên có khả năng cạnh tranh khá mạnh, hiệu suất khá cao và lòng tự tin khá tốt. Chúng có thể ứng phó với trắc trở và áp lực tốt hơn, những lo lắng bất an không dễ làm chúng ngã gục. Vì chúng có tinh thần trách nhiệm và lòng tự tin trong công việc, nên thường dễ chiếm được niềm tin của người khác.

Còn những đứa bé năm xưa không vượt qua được sự cám dỗ, hiển nhiên thiếu những phẩm chất kể trên, vấn đề tâm lý cũng tương đối ảnh hưởng khá nhiều. Trong giao tiếp chúng nhút nhát rụt rè, cố chấp và lại do dự thiếu quyết đoán, hễ gặp trắc trở thì lòng dạ rối bời, nghĩ mình kém năng lực hoặc vô dụng, gặp áp lực thường luống cuống không biết làm thế nào.

Đây là cuộc “thí nghiệm theo gót chân trưởng thành” nổi tiếng. Thập niên 60 của thế kỷ XX, nhà tâm lý Michel đã bắt đầu tiến hành nghiên cứu những đứa bé ở nhà trẻ thuộc trường đại học Stanford, từ khi chúng 4 tuổi cho đến khi tốt nghiệp cấp 3. Kết quả cuối cùng của cuộc thí nghiệm này cho thấy sự chọn lựa ban đầu của những đứa bé ở một góc độ nào đó không chỉ phản ánh được đặc trưng cá tính mà ở một mức độ nhất định còn cho thấy đường đời tương lai của chúng.

Sự hấp dẫn của viên kẹo dẻo trái cây

Suy nghĩ của cha mẹ

Trong cuộc sống thực tế, con cái thường đòi hỏi quá đáng. Doi hội quá dáng có xu ý nghĩa một tà đối tượng dai hới quá đáng. Vừa ăn một que kem vẫn con nuôi thêm một que nữa; vừa mua xong một chiếc cặp còn muốn mua thêm một chiếc nữa. Hai là thời gian đòi hỏi quá đáng. Dù nhu cầu gì, hễ có thì phải thỏa mãn ngay. Nhìn thấy món đồ chơi đẹp trong tủ kính của cửa hàng thì đòi mua lập tức, dù cha mẹ hứa sẽ mua nhưng chúng cũng cứ quấy khóc mãi. 

Xem ra nguyên nhân của vấn để con cái nảy sinh “đòi hỏi quá đáng” hình như ở con cái; căn nguyên thực tế vẫn ở bản thân phụ huynh. Hành vi “hữu cầu tất ứng của phụ huynh đã dung dưỡng thói quen và tâm trạng này của trẻ.

Nhiều bậc cha mẹ không thể tỉnh táo xử lý đòi hỏi quá đáng của con, thường vô tình hay cố ý thản nhiên và dung dưỡng thói quen và tâm trạng này của con. Để đáp ứng nhu cầu uống nước ngay của con, cha mẹ rót nước nóng từ bình ủ ẩm ra tô, rồi từ tô rót ra chén, cuối cùng còn không ngừng dùng miệng thổi, muốn làm nước nóng nguội đi thật nhanh. Để thỏa mãn nhu cầu uống nước của con, cha mẹ đã dùng đến 5-6 vật chứa, không thời gian nghĩ đến chuyện khác, con cái vẫn sốt ruột giậm chân bên cạnh, người lớn thì luôn tay và miệng không ngừng an ủi: “Xong ngay, xong ngay, mau thôi, mau thôi !”.

Nếu cha mẹ thỏa mãn một cách bị động từng đòi hỏi của con thì cha mẹ sẽ trở thành nô lệ của con, dù vắt chân lên cổ cũng không thể làm con thỏa mãn được một nửa. 

Chúng ta nên tìm cách cho con cái hiểu sự cám dỗ nơi đâu cũng có, tham vọng lúc nào cũng nảy sinh, nhưng, thế giới không coi nó là trung tâm, vì vậy phải học cách chờ đợi, học cách kiềm chế tình cảm và hành vi của mình.

Cùng bé yêu

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *