Có một người cha rất khổ vì con, con trai của ông tuy đã 16 tuổi nhưng lại chẳng có khí phách của người con trai. Thế là người cha đến nhờ một vị thiền sư dạy dỗ con trai của mình. Thiền sư bảo: “Ông hãy để con ở lại chỗ tôi. Sau ba tháng, tôi nhất định có thể dạy con ông trở thành một chàng trai thực thụ. Nhưng, trong ba tháng này, ông không được đến thăm nó”. Người cha đồng ý.
Sau ba tháng, người cha đến đón con. Thiền sư bố trí cho anh con trai thi đấu tay không với một vị huấn luyện viên để xem kết quả dạy dỗ trong ba tháng qua.
Huấn luyện viên vừa ra tay thì anh con trai bị té ngã ngay ra đất. Anh đứng lên tiếp tục nghênh chiến, nhưng lại bị đánh ngã ngay, anh lại đứng lên… cứ thế tổng cộng anh bị đánh ngã rồi đứng lên 18 lần.
Thiền sư hỏi người cha: “Ông cảm thấy biểu hiện của con ông đã đủ khí phách của một đấng nam nhi chưa?”.
Người cha đáp: “Tôi thật xấu hổ chết đi được! Không ngờ tôi đưa nó đến đây học ba tháng, kết quả thấy được là nó không vượt qua được cú đánh, lại bị người ta đánh ngã thế này”.
Thiền sư thở dài, báo: “Ông chỉ thấy thắng bại bề ngoài. Ông có thấy dũng khí và nghị lực của con trai ông khi té ngã lập tự đứng lên ngay không? Đó mới chính là khí khái của đấng nam nhi thực sự!”
Chỉ cần đứng lên nhiều hơn nga xuống một lán là đã thành công.
Suy nghĩ của cha mẹ
Khí phách nam nhi thực sự không ở chỗ con cái có bị đánh ngã hay không mà ở chỗ nó có thể đứng lên ngay sau khi bị đánh ngã hay không. Trước thất bại, có thể bình tĩnh chờ đợi, tích lũy sức mạnh làm lại từ đầu, khí phách này thể hiện bản sắc nam nhi thực sự. Người như thể có thể bị đánh ngã chứ không bao giờ bị đánh bại.
Con cái còn ngây thơ, thậm chí nhiều người trẻ tuổi, do chưa từng trải, thường lẫn lộn sự khác biệt giữa khí phách “nam nhi” với sự tráng kiện, dũng mãnh. Do đó, họ thường nhìn thấy chúng thích đọ cơ bắp, do sức mạnh. Nếu cha mẹ cũng không rõ sự khác biệt này thì rất có thể con cái sẽ lạc mất chính mình trong quá trình trưởng thành, hoặc gặp trắc trở trên con đường tỏ rõ khí chất “nam tử hán” thực sự.
Đường đời rất dài, một chút lơ đễnh sẽ có thể bị hòn đá làm vướng ngā. Chúng ta không thể giúp con cái dẹp bỏ tất cả khả năng vấp ngã nhưng lại có thể dạy chúng dũng khi và khả năng đứng lên sau khi ngã. Đúng vậy, chúng ta có thể dạy được một bậc “nam tử hán” chân thực, song trước hết bản thân phải hiểu thế nào mới là “nam tử hán” thực sự.