Một đứa bé tên là Stanka, từ bé đã được gia đình giáo dục phải kính già yêu trẻ. Chẳng hạn mỗi khi mua táo về, cha mẹ đều dạy Stanka trước hết phải chọn quả to nhất ngon nhất đưa cho người khác ăn. Có thể nói là Stanka được dạy dỗ rất nề nếp, lần nào cậu bé cũng chọn quả táo to nhất cho bà ăn trước, theo thường lệ bà cười khen: “Stanka thật hiếu thảo, ngoan ngoãn, răng bà không tốt, cháu ăn đi”. Tiếp đó là cha và mẹ, họ đều có đủ lý do để không ăn táo. Cuối cùng, quay một vòng quả táo to lại trở về tay của Stanka, thế là Stanka ôm quả táo to thưởng thức một mình. Một quả táo chẳng là gì nhưng trong nhà họ lại rất vui vẻ.
Một hôm, cấp trên của cha đến nhà chơi, cậu bé Stanka hiểu chuyện chạy ngay đến rổ tìm một quả táo to mời khách ăn. Bà và cha thấy thế đều lấy làm hởi dạ. Vị cấp trên đó cũng bảo: “Cháu nhà anh thật hiểu chuyện”. Tuy vị cấp trên này không thích ăn táo nhưng vì tôn trọng sự lễ độ của Stanka nên ông vẫn nhận quả táo lớn ấy. Không ngờ, ông vừa cắn một miếng thì rắc rối xảy ra, cậu bé Stanka chỉ tay vào khách nói: “Tại sao ông ăn quả táo to nhất ấy? Ông quá tham ăn! Ông mất mặt quá đi!”. Ông lúng túng vì sự cố bất ngờ này, miếng táo cắn trong miệng ông nhai cũng không được mà không nhai cũng không xong. Ông bối rối và ngơ ngác, sao lại xảy ra việc không vui này nhỉ?!
Stanka lại còn đau buồn hơn. Đây là quả táo to như mà nó bị cướp lần đầu tiên, đúng ra cuối cùng phải trở về miệng nó chứ. Lần này, nó chưa chuẩn bị tư tưởng gì và lại cũng chưa gặp phải chuyện này bao giờ, thế là nó tức giận với khách. Đương nhiên, cha mẹ Stanka càng lúng túng bội phần, họ hoàn toàn không ý thức được sẽ xảy ra chuyện này, họ vội vàng giải thích với cấp trên rằng xưa nay quả táo to được nhường một lúc cuối cùng chắc chắn vẫn thuộc về Stanka. Vị khách “ô” một tiếng lớn rồi bảo mình còn có chuyện nên kiếu từ, ông vẫn còn loạng choạng mới ra được cửa, để lại cậu bé Stanka vẫn đang buồn rầu cùng hai bậc phụ huynh đang sửng sốt.
Suy nghĩ của cha mẹ
Giáo dục con có đầy đủ một phẩm chất nào đó không chỉ đòi hỏi chúng làm một vài động tác nào đó về hình thức, mà quan trọng hơn là làm cho con cái hiểu rõ nội hàm của phẩm chất và phẩm chất cắm rễ trong nội tâm của con.
Đồng thời, khi tiến hành giáo dục phẩm chất, không thể xem trẻ con như một đổ chứa, đem ý thức tư tưởng, luận đạo đức, chuẩn tắc hành vi, ý chí tình cảm mà chúng ta cho là dúng đắn khăng khăng nhồi nhét vào trong da chúng. Con cái cũng là một chủ thể năng động sống trong xã hội, chúng cũng luôn luôn tiếp xúc với xã hội, trong hoạt động xã hội, vô tình hoặc cố ý chúng cũng bị ảnh hưởng bởi các giá trị văn hóa xã hội.
Vì vậy, chính sách căn bản của giáo dục là có thể cung cấp cho trẻ càng nhiều hơn nữa một số bối cảnh hoạt động thật sự, để chúng hoạt động, xung đột, trải nghiệm trong những bối cảnh này, dần dần hình thành nhận thức đạo đức đúng và kiểu mẫu hành vi tốt đẹp, để khi thể nghiệm sự “gần gũi tự nhiên”, “hòa nhập xã hội” và “nhận thức chính mình” chúng được phát triển về đạo đức.