Không có đứa trẻ nào không thể dạy dỗ, chỉ có cha mẹ không biết dạy con. Cuốn sách này được viết dựa vào nguyên tắc trên, trong đó nhấn mạnh công hiệu của “ám thị”, khuyến khích các bậc cha mẹ nói khác đi, dùng cách “ám thị” để đạt được mục đích giáo dục con. 

Cuốn sách sử dụng 54 câu nói hàng ngày cha mẹ thường dùng với con cái để làm ví dụ điển hình, phân tích cụ thể một số trích đoạn cha mẹ dạy con trong thực tế kết hợp với lí luận để minh họa cho ý nghĩa giáo dục của việc “thay đổi cách nói với con”. 

Nếu bạn thấy con mình: không hài lòng, không vâng lời, không hiểu chuyện… vậy thì bạn nên đọc cuốn sách này.

Nói sao cho trẻ nghe lời

LỜI NÓI ĐẦU

Giáo sư Martin, nhà tâm lý giáo dục của trường Đại học Edinburgh từng làm cuộc trắc nghiệm như sau:

Ông chia một nhóm trẻ em thành hai tổ (chú ý: phân loại ngẫu nhiên), sau đó nói với giáo viên: tổ A là các cháu học giỏi, thông minh, có phẩm chất tương đối tốt, tổ B gồm các cháu có học lực trung bình, biểu hiện về mọi mặt đều kém hơn các cháu ở tổ A. Giáo viên sau khi tìm hiểu được tình hình, liền tiến hành giáo dục các cháu theo chương trình mà giáo sư Martin yêu cầu. Sau một học kì, thành tích học tập của các cháu ở tổ A xuất sắc hơn hẳn các cháu ở tổ B.

Về sau ông lại thử nghiệm nhiều lần nữa, nhưng kết quả vẫn như vậy, điều đó chứng tỏ đây chính là sức mạnh của sự ám thị.

Ám thị là sự ảnh hưởng đến hành vi hoặc tâm lý của con người bằng hình thức gián tiếp, hàm ý trong điều kiện không đối kháng, từ đó khiến cho con người hành động hoặc chấp nhận một ý kiến nhất định theo phương pháp của người khác đặt ra, khiến cho hành vi, tư tưởng của đối tượng được ám thị phù hợp với tiêu chí của người đưa ra ám thị. Ám thị có liên hệ mật thiết với giáo dục, bởi vì ám thị ảnh hưởng đến sự thay đổi tâm lí và hành vi của con người, mà giáo dục lại chính là hoạt động rèn đúc tâm lý con người một cách có kế hoạch, có mục đích. Trong các gia đình hiện nay, con cái đều trở thành các công chúa, các “hoàng tử”, là trung tâm vũ trụ, rất ngang ngược và hống hách, thích làm theo ý của mình, khiến cho nhiều bậc cha mẹ phải đau đầu. Nhưng chỉ dựa vào những bài thuyết giáo xuống, khô cứng thì khó mà đạt được kết quả giáo dục như mong muốn. Nếu có thể sử dụng phương pháp ám thị một cách thích hợp để giáo dục trẻ thì hiệu quả sẽ cao hơn nhiều.

Nói cách khác, khi cha mẹ yêu cầu con cái làm gi, chúng thường nảy sinh tâm lý chống đối; ngược lại khi trẻ con ý thức được nó cần phải làm gì, chúng sẽ cố gắng để làm điều ấy. Trong cả quá trình này, phương pháp giáo dục bằng cách ám thị có vai trò rất quan trọng. Đương nhiên phương pháp ám thị cũng có mặt tích cực và tiêu cực của nó.

Mặt tích cực hay còn gọi là ám thị tích cực, có thể tạo cho trẻ cơ hội tự kiểm điểm bản thân, là động lực khiến trẻ nỗ lực hơn nữa. Trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ nên sử dụng nhiều câu nói mang tính ám thị tích cực để thay thế cho sự yêu cầu, chỉ trích, tránh để cho trẻ cảm thấy mất thể diện, mất tự trọng, đảm bảo mối quan hệ thân thiết giữa cha mẹ và con cái.

Bên cạnh ám thị tích cực, ám thị tiêu cực cũng có ảnh hưởng rất lớn đến trẻ. Điều đáng tiếc là, rất nhiều bậc cha mẹ thường xuyên tạo ra những ám thị tiêu cực cho con cái trong cuộc sống hằng ngày. Từ đó khiến cho trẻ sống trường kỳ trong sự bi quan, buồn chán, ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lí của trẻ, làm mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trở nên xấu đi.

Vasyl Olexandrovych Sukhomlynsky, nhà giáo dục nổi tiếng người Ukraina đã từng nói: “Trong bất cứ hiện tượng giáo dục nào, trẻ càng không biết đó là ý đó giáo dục thì hiệu quả của phương pháp ấy càng cao. Giáo dục theo phương pháp ám thị là một dạng như vậy, nó không có tính ép buộc hay ra lệnh, mà là thông qua ám thị tâm lý hình tượng trực quan sinh động, tránh được sự mâu thuẫn giữa lý tính và cảm tính, sự mất cân bằng của ý thức và không có ý thức của người giáo dục, khiến cho hai bên trở nên hài hòa và thống nhất. Còn người được giáo dục sẽ từ từ chấp nhận hình thức giáo dục này theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”.

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: CHẮP THÊM ĐỘI CẢNH TỰ TIN CHO TRẺ

Nếu cha mẹ hy vọng con cái thành người, giành được thành công thì phương pháp tốt nhất là luôn luôn tán thưởng con cái, bồi dưỡng sự tự tin cho trẻ, tán dương tài năng của trẻ. Và phương pháp ám thị mà cha mẹ sử dụng sẽ trở thành báu vật trong quá trình trưởng thành của trẻ.

CHẮP THÊM ĐỘI CẢNH TỰ TIN CHO TRẺ

ĐỔI CÁCH NÓI 1: CON CHÚNG TA THẬT LÀ GIỎI!

Cha mẹ thường nói: Lại bị cô giáo phê bình rồi, con thật là kém cỏi!

ĐỐI CÁCH NÓI 2: CON NHẤT ĐỊNH SẼ TRỞ THÀNH ĐỨA TRẺ MÀ MỌI NGƯỜI ĐỀU THÍCH!

Cha mẹ thường nói: Bộ dạng con thế này thì làm gì có ai thích chứ!

ĐỔI CÁCH NÓI 3: MẸ TIN RẰNG CON SẼ LÀ MỘT ĐỨA TRẺ DŨNG CẢM!

Cha mẹ thường nói: Đồ nhát gan, sau này sẽ trở thành kẻ vô dụng thôi! 

ĐỔI CÁCH NÓI 4: SAU NÀY CON SẼ RẤT TÀI BA!

Cha mẹ thường nói: Trông cái bộ dạng ủ rũ của con kia, đúng là vô dụng! 

ĐỔI CÁCH NÓI 5: CHẮC CHẮN SAU NÀY CON SẼ CÀNG GIỎI HƠN! 

Cha mẹ thường nói: Sao con kém thể? Thật vô dụng!

CHƯƠNG 2: ĐỂ TRẺ CÓ TRÁCH NHIỆM HƠN

Bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm cho trẻ là nhiệm vụ không thể chối từ của cha mẹ. Mọi người đều biết, tình yêu của cha mẹ dành cho con cái là vô tư, cha mẹ chấp nhận hết mọi khổ cực về mình để tạo ra môi trường cuộc sống hoàn hảo nhất cho con cái. Nhưng bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần coi trọng nhiệm vụ bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm cho trẻ.

ĐỐI CÁCH NÓI 6: PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM VỚI NHỮNG GÌ MÌNH ĐÃ NÓI, ĐÃ LÀM!

Cha mẹ thường nói: Thôi bỏ đi, mẹ biết con chỉ nói đùa thôi mà!

ĐỔI CÁCH NÓI 7: HAI MẸ CON MÌNH CÙNG THỎA THUẬN MỘT CHUYỆN NHÉ!

Cha mẹ thường nói: Chẳng lẽ con không có đầu óc à?

ĐỔI CÁCH NÓI 8: CON À, ĐỪNG DỄ DÀNG NÓI TỪ BỎ!

Cha mẹ thường nói: Con tôi số không may, toàn gặp phải những chuyện rắc rối như thế này! 

ĐỔI CÁCH NÓI 9: CON CÓ CHO NGƯỜI KHÁC, NGƯỜI KHÁC MỚI CHO LẠI CON!

Cha mẹ thường nói: Đồ ki bo, sau này sẽ chẳng ai thích con đâu!

ĐỔI CÁCH NÓI 10: VỀ CHUYỆN NÀY, CON CẦN CÓ SUY NGHĨ CỦA RIÊNG MÌNH!

Cha mẹ thường nói: Con yêu, con nói sai rồi, thực ra là thế này… 

ĐỔI CÁCH NÓI 11: VIỆC CỦA MÌNH NÊN TỰ MÌNH HOÀN THÀNH! 

Cha mẹ thường nói: Nào, để mẹ giúp cho!

ĐỐI CÁCH NÓI 12: NHỮNG ĐỨA TRẺ THÔNG MINH KHÔNG BAO GIỜ VIỆN CỚ CHO NHỮNG SAI LẦM CỦA MÌNH!

Cha mẹ thường nói: Chuyện này không thể trách con được, là lỗi của 

ĐỐI CÁCH NÓI 13: CHUYỆN MẸ ĐÃ HỨA VỚI CON, NHẤT ĐỊNH MẸ SẼ LÀM ĐƯỢC! 

Cha mẹ thường nói: Mẹ quên rồi, để lần sau nhé!

CHƯƠNG 3: ĐỂ TRẺ TỰ LỰC TỰ CƯỜNG

Một đứa trẻ không thể tự lập ngay từ khi còn nhỏ, thì sau này lớn lên sẽ trở thành một người không có chủ kiền. Khi cha mẹ quá nuông chiều, nhượng bộ trẻ: đặt trẻ ở địa vị cao hơn cha mẹ, luôn đáp ứng mọi yêu cầu của trẻ, làm thay trẻ mọi việc… trẻ sẽ nghĩ mình là trung tâm, trở nên lộ thuộc và dựa dẫm. Những đứa trẻ như vậy thường yếu đuối, không biết suy nghĩ đến cảm nhận của người khác. Cha mẹ muốn rèn luyện tính độc lập cho con thì buộc phải buông tay, vẽ ra thế giới riêng cho trẻ để chúng thoải mái hít thở không khí tự do của riêng mình.

ĐỂ TRẺ TỰ LỰC TỰ CƯỜNG

ĐỔI CÁCH NÓI 14: CON À, CON THỬ

Cha mẹ thường nói: Con còn nhỏ, không làm được đâu, để mẹ làm cho!

ĐỔI CÁCH NÓI 15: MẸ BIẾT CON SẼ KHÔNG CHÙN BƯỚC TRƯỚC KHÓ KHĂN MÀ!

Cha mẹ thường nói: Chuyện này quá khó đổi với con, để mẹ giúp con! 

ĐỔI CÁCH NÓI 16: MẸ MUỐN NGHE Ý KIẾN CỦA CON!

Cha mẹ thường nói: Mẹ đã nói như vậy thì cứ làm thế đi, con thì biết cái gì?

ĐỐI CÁCH NÓI 17: CON À, CON CÓ THỂ NGHĨ CÁCH KHÁC MÀ! 

Cha mẹ thường nói: Con đúng là đầu đất. Không biết nghĩ cách khác sao?

ĐỐI CÁCH NÓI 18: CHA MẸ TIN CON CÓ THỂ TỰ CHĂM SÓC BẢN THÂN KHI CHA MẸ KHÔNG CÓ Ở NHÀ!

Cha mẹ thường nói: Lúc bằng tuổi con cha (mẹ) đã có thể tự làm hết rồi, con xem, con vô dụng thế đấy!

ĐỐI CÁCH NÓI 19: CON À, SUY NGHĨ CỦA CON TUYỆT LẮM, CHA MẸ ỦNG HỘ CON!

Cha mẹ thường nói: Con lại phá phách cái gì đấy? Mau thu dọn đi! 

ĐỐI CÁCH NÓI 20: CHA MẸ TIN CON CÓ THỂ TỰ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NÀY!

Cha mẹ thường nói: Để mẹ giúp con!

ĐỐI CÁCH NÓI 21: CON À, NHẤT ĐỊNH PHẢI KIÊN CƯỜNG! 

Cha mẹ thường nói: Con à, thế này vất vả lắm, con không chịu nổi đâu, chúng ta bỏ cuộc thôi!

CHƯƠNG 4: ĐỂ TRẺ YÊU HỌC TẬP

Mặc dù mọi môn học và thành tích đều có mối quan hệ nhất định với trí tuệ, nhưng trên thực tế, thành tích học tập tốt hay xấu đều có liên hệ mật thiết đến thói quen học tập. Thói quen học tập tốt tạo ra phẩm chất tốt, phẩm chất tốt sẽ có lợi cho chuyện tiến bộ trong học tập. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý bồi dưỡng thói quen học tập đúng đắn cho con cái.

ĐỂ TRẺ YÊU HỌC TẬP

ĐỐI CÁCH NÓI 22: CON À, CON PHẢI TIN MÌNH NHẤT ĐỊNH SẼ LÀM ĐƯỢC!

Cha mẹ thường nói: Học tập là cho mình, sao con không chịu cố gắng nhi?

ĐỔI CÁCH NÓI 23: DẠO NÀY CON VIẾT NHANH THẬT ĐẤY!

Cha mẹ thường nói: Viết có mấy chữ thôi mà chậm như rùa, thế này thì làm được cái gì!

ĐỔI CÁCH NÓI 24: KẾ CHO MẸ NGHE CÂU CHUYỆN TRONG SÁCH ĐI, MẸ RẤT MUỐN NGHE ĐẤY!

Cha mẹ thường nói: Đừng làm phiền mẹ, ra kể cho cha nghe đi! 

ĐỔI CÁCH NÓI 25: SAU NÀY, MỖI NGÀY CON NHỚ DẠY MẸ MỘT TỪ MỚI TIẾNG ANH NHÉ!

Cha mẹ thường nói: Mỗi ngày con phải học thuộc 15 từ môi, nếu không thì đừng có ăn cơm!

ĐỔI CÁCH NÓI 26: CHỈ CẦN CON CỐ GẮNG LÀ SẼ THI TỐT! 

Cha mẹ thường nói: Đồ vô dụng, con không thể nào học tốt được đâu!

ĐỐI CÁCH NÓI 27: PHÁT HIỆN CỦA CON HAY LẮM! 

Cha mẹ thường nói: Sau này, những chuyện vụn vặt ấy đừng mang về nhà nói, bực mình lắm!

ĐỐI CÁCH NÓI 28: CON TỰ SẮP XẾP THỜI GIAN HỌC CHO MÌNH NHÉ! 

Cha mẹ thường nói: Sao chưa làm bài tập đã xem ti vi thế? Mau làm bài tập đi! 

ĐỐI CÁCH NÓI 29: NHỮNG ĐỨA TRẺ DÁM HỎI MỞ LÀ THÔNG MINH! 

Cha mẹ thường nói: Sao con hỏi lắm thế? Tự đi mà nghĩ!

ĐỔI CÁCH NÓI 30: CON ĐÚNG LÀ THIÊN TÀI

Cha mẹ thường nói: Chỉ nghĩ vớ nghĩ vẫn, nhìn kết quả học tập của con đi, còn không tập trung học hành đi à? 

CHƯƠNG 5: HÃY CHO TRẺ GIAO LƯU VỚI BẠN BÈ

Trong quá trình trưởng thành, bạn bè xung quanh trẻ sẽ nhiều lên. Bạn tốt quý hơn sách tốt, có thể khiến trẻ thu được nhiều điều có ích. Nhưng ngược lại, nếu giao du với bạn xấu, có thể trẻ sẽ bị ảnh hưởng xấu. Trẻ kết bạn thế nào, làm bạn với người khác ra sao… những điều này cần có sự hướng dẫn tỉ mỉ của cha mẹ.

HÃY CHO TRẺ GIAO LƯU VỚI BẠN BÈ

ĐỔI CÁCH NÓI 31: MỖI NGƯỜI ĐỀU CÓ ƯU ĐIỂM KHÁC NHAU, CON CŨNG RẤT GIỎI!

Cha mẹ thường nói: Có chút chuyện vặt vãnh cũng ghen tị với người xâu khác, thật đáng 

ĐỔI CÁCH NÓI 32: CON THỬ NGHĨ XEM, NẾU LÀ HỌ, CON SẼ LÀM GÌ? 

Cha mẹ thường nói: Càng hiền càng bị bắt nạt, con à, mặc kệ bọn nó, thích làm gì thì cứ làm!

ĐỐI CÁCH NÓI 33: CON À, DIỆN MẠO CỦA MỘT NGƯỜI KHÔNG CHỨNG TỎ ĐƯỢC ĐIỀU GÌ, THỦ QUAN TRỌNG NHẤT CHÍNH LÀ TÂM HỒN! 

Cha mẹ thường nói: Ăn mặc như thế chẳng khác nào đồ vô giáo dục, đừng có chơi với nó nữa!

ĐỔI CÁCH NÓI 34: CON À, CON CẦN HỌC CÁCH QUAN TÂM ĐẾN NGƯỜI KHÁC! 

Cha mẹ thường nói: Tự lo được cho chính bản thân mình là tốt rồi, đừng có lo chuyện thiên hạ!

ĐỐI CÁCH NÓI 35: THA THỨ CHO BẠN BÈ LÀ MỘT CHUYỆN VUI! 

Cha mẹ thường nói: Chuyện này không thể tha thứ cho nó được, sau này không được chơi với nó nữa!

ĐỐI CÁCH NÓI 36: BẠN QUYỀN ĐÃ CHIA KẸO CHO CON RỒI, CON NÊN LÀM THẾ NÀO?

Cha mẹ thường nói: Môn đồ chơi này mua từ nước ngoài về, con phải giữ cho kĩ, đừng cho đứa khác chơi cùng đây!

ĐỐI CÁCH NÓI 37; CON YÊU, CẢM ƠN CON!

Cha mẹ thường nói: Sao mẹ lại sinh ra một đứa con ích kỉ như con chứ? 

ĐỔI CÁCH NÓI 38: CON ƠI, ĐÔI THỦ CÒN ĐÁNG QUÝ HƠN BẠN BÉ ĐẦY! 

Cha mẹ thường nói: Đừng có ngốc nghếch đi giúp nó nữa, nó là đối thủ của con đấy, có biết không hà?

ĐỐI CÁCH NÓI 39: HỌC HỎI LẪN NHAU MỚI CÓ THỂ TIẾN BỘ,SO SÁNH MÙ QUÁNG SẼ BỊ TỤT LẠI PHÍA SAU 

Cha mẹ thường nói: Con phải cổ gắng, không được để bọn nó vượt mặt!

CHƯƠNG 6: BỒI DƯỠNG THÓI QUEN TỐT CHO TRẺ

Trong cuộc sống hằng ngày, một thói quen tưởng là nhỏ nhặt cũng có thể hủy hoại cuộc đời một con người. Cha mẹ tuyệt đối không được coi nhẹ vấn để này, bắt buộc phải có biện pháp thích hợp khắc phục những thói quen không tốt ở trẻ, tạo nền tảng vững chắc cho những thành công trong tương lai của con.

BỎI DƯỠNG THÓI QUEN TỐT CHO TRẺ

ĐỐI CÁCH NÓI 40: KHÔNG KÉN ĂN THÌ MÔI CAO LÊN ĐƯỢC! 

Cha mẹ thường nói: Được rồi, con không muốn ăn cái này, vậy con thích ăn cái gì? Để cha mua cho!

ĐỔI CÁCH NÓI 41: CHĂM RỬA TAY MỚI KHÔNG BỊ ĐAU BỤNG! 

Cha mẹ thường nói: Con bẩn thỉu quá, xấu hổ chưa! 

ĐỔI CÁCH NÓI 42: ĐẾN GIỜ RỒI, TẮT ĐÈN ĐI NGỦ THÔI!

Cha mẹ thường nói: Thôi được rồi, đừng khóc nữa, xem thêm nửa tiếng nữa… thể xem thêm một tiếng nữa là được chứ gì? 

ĐỔI CÁCH NÓI 43: CON À, LAO ĐỘNG LÀ VINH QUANG! 

Cha mẹ thường nói: Sao con lười thế, sau này rồi chẳng làm được gì ra hồn đâu!

ĐỐI CÁCH NÓI 44: LÀM XONG VIỆC NÀY MỚI LÀM VIỆC KHÁC! 

Cha mẹ thường nói: Thôi được rồi, chưa làm xong thì để đấy đi!

ĐỐI CÁCH NÓI 45: MẸ KHÔNG THÍCH NHỮNG NGƯỜI NÓI DỐI, CON THÌ SAO? 

Cha mẹ thường nói: Con học ai nói dối thể hả? Lần sau còn nói dối là mẹ đánh cho đấy!

ĐỔI CÁCH NÓI 46: NHÌN BẠN ẤY NÓI TỤC KÌA, CHẲNG AI THÍCH BẠN ẤY ĐẦU!

Cha mẹ thường nói: Con tôi láu cá thể chưa!

ĐỐI CÁCH NÓI 47: CON LÀM TỐT LÂM! 

Cha mẹ thường nói: Có một chuyện đơn giản như thế mà cũng không làm được, mẹ thấy con sau này chẳng làm nên trò trống gì đâu!

ĐỐI CÁCH NÓI 48: CON YÊU, CON NÊN THAM GIA NHIỀU HOẠT ĐỘNG THỂ THAO ĐI!

Cha mẹ thường nói: Còn không biết thể dục thể thao đi, con sắp béo lên rồi đấy!

CHƯƠNG 7: DÙNG ÁM HIỆU TÌNH YÊU GIÚP TRẺ GÓP NHẶT

Giáo dục gia đình có vai trò cực kì quan trọng đối với sự trưởng thành của một đứa trẻ. Trẻ em ngày nay rất thông minh, nhanh nhẹn, cởi mở, hiếu thắng, tự tin và dễ tiếp nhận những sự vật mới mẻ. Nhưng khi đối mặt với khó khăn, trắc trở, trẻ thường tỏ ra bất lực, không chịu nghe khuyến cáo của người lớn. Hiện nay, đa phần trẻ con đều được cha mẹ nuông chiều. Khi tình yêu cha mẹ dành cho con cái trở thành sự nuông chiều, điều này hoàn toàn không có lợi cho sự phát triển của trẻ. Là cha mẹ, ngoài việc bồi dưỡng, giáo dục cho con, còn phải nỗ lực học tập, nâng cao tố chất tư duy của bàn thân để nêu gương cho con cái.

DÙNG ÁM HIỆU TÌNH YÊU GIÚP TRẺ GÓP NHẶT

ĐỔI CÁCH NÓI 49: CÓ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHA CẦN HỌC TẬP CON! 

Cha mẹ thường nói: Đừng có đắc chí nữa, ngoài việc này ra cái gì con cũng dờ ec!

ĐỔI CÁCH NÓI 50: BẠN ẤY KHÔNG TÌM THẤY ĐỒ CHƠI CHẮC LÀ LO LẮNG LẦM ĐẤY! 

Cha mẹ thường nói: Con dám lấy đổ của bạn, cái tốt không học, chỉ toàn học cái xâu!

ĐỐI CÁCH NÓI 51: MẸ THÍCH NHỮNG ĐỨA TRẺ KHÔNG TIÊU TIỀN BỪA BÃI

Cha mẹ thường nói: Trẻ con thích mua đồ ăn, đồ chơi, lớn thêm tí nữa sẽ biết nghĩ hơn…

ĐỐI CÁCH NÓI 52: CON LÀM NHƯ VẬY KHIẾN CHA MẸ CẢM THẤY THẤT VỌNG! 

Cha mẹ thường nói: Con khiến cha mẹ mất mặt quá, lần sau còn như thế nữa thì đừng có về nhà!

ĐỔI CÁCH NÓI 53: MẸ THÍCH NHỮNG ĐỨA TRẺ BIẾT LỄ PHÉP!

Cha mẹ thường nói: Con mà không lễ phép là sau này mẹ không dẫn con đi đâu hết, mẹ xấu hổ lắm!

ĐỐI CÁCH NÓI 54: CHA MẸ PHẢI LÀM XONG VIỆC MỚI DẪN CON

RA NGOÀI CHƠI ĐƯỢC! Cha mẹ thường nói: Thôi được rồi, mẹ dẫn con đi chơi ngay đây, đừng khóc nữa mà…

Cùng bé yêu

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *