Cà phê đắng, xà phòng chát, bùn hôi tanh… sau khi ngăn cản không cho con trai nếm thử nhưng vô hiệu, Liza bắt đầu bỏ mặc cho nó tự nếm trải một số mùi vị, dù đó là thức ăn hay cuộc đời.

Vị đắng của cà phê và bia

Cà phê luôn là sở thích của Lisa. Lúc đó, cậu con trai vừa biết đi nên nhìn chiếc ly sủi bọt, mùi thơm ngát xông vào mũi khiến nó chảy nước bọt. Liza từng thử nói cho con trai biết cà phê đắng nhưng nó nửa tin nửa ngờ. Nhìn Liza hai tay cầm hai ly cà phê uống y như nó uống thứ sữa chua yêu thích, cùng với nét mặt vui lâng lâng thế kia, sao lại có thể đắng kia chứ? Nhất định là ngọt lắm. Liza càng không cho nó uống, nó càng chờ cơ hội, ánh mắt thèm thuồng chờ đợi bên cạnh. Cuối cùng, có một lần, Liza rót cà phê để trên cửa sổ chưa uống, quay người đi làm việc khác, thằng con lập tức đưa tay với lấy. Bỗng nghe một tiếng “xoảng”, tiếp đó là tiếng khóc hu hu…” rõ to. Liza lao tới, chỉ thấy một đống bừa bộn trên sàn, ly cà phê vỡ tan dưới chân tường, nước cà phê lan chảy, còn cu cậu giống như chú chim bị bỏng, đứng yên một cách thảm hại, khóe miệng co giật, sau khi nín khóc, nó cố kìm nước mắt. Chắc chắn là khi nó với lấy chiếc ly trên bệ cửa sổ, bất ngờ bị nó làm đổ ướt cả túi áo mà không kịp đề phòng còn chiếc ly cũng rơi vỡ tan tành trên sàn nhà. 

Vị đắng của cà phê và bia

Liza vừa giận vừa tức cười, vội túm chặt nó kéo nhà vệ sinh. Trước khi chiếc khăn tắm chạm vào mặt, nó nhanh chóng thè lưỡi liếm lấy nước cà phê trên mặt, lại là sau 0,1 giây, khuôn mặt bé xíu nhanh chóng nhắn nhúm như trái khổ qua, mày cau thành quả núi nhỏ, miệng há to đến không còn to được nữa.

Liza cười, hỏi: “Ngon không con?”, cu cậu lập tức nhấn mặt nhíu mày lắc đầu lia lịa. 

Sau đó, Liza lại uống cà phê, cu cậu chỉ cười híp mắt quẩn quanh Liza song không bao giờ chịu tiếp cận mùi thơm sực nức ấy nữa. Nếu Liza mời nó thử một hớp, nó sẽ chạy trốn nhanh còn hơn cả mèo con.

Tương tự, bia của cha, sau khi lén thử, nó cũng học được cách “kính nhi viễn chi” (kính nể nhưng không dám tới gần).

Vị cay của ớt

Mỗi bữa cơm Liza không ăn ớt là không thấy ngon, cho nên, hầu như trên bàn ăn hằng ngày đều có các món xào với ớt. Con trai nghe Liza nói ớt cay lưỡi, nó có chút sợ sệt, nhưng thứ chưa nếm thử thì khó có ấn tượng sâu sắc.

Có lần, Liza đặt lên bàn món khổ qua xào ớt vừa lài. xong, quay người đi lấy bát đũa. Chính trong lúc qu người ấy, con trai đã nhanh tay cho một miếng khô 4 vào miệng.

Vị cay của ớt

Chẳng đợi Liza ngăn cản, chính cu cậu đã kêu to một tiếng “a” rồi nhổ ra, lưỡi thè ra và hít hà liên tục, khuôn mặt cũng bỗng chốc đỏ phừng, dường như vị cay nồng còn sót lại trong vòm họng đã bắt đầu thiêu đốt cổ họng nó! Nếu có thể, hai tay nó sẽ móc lưỡi ra theo bản năng vì cay, hoặc nó nhất định sẽ thè cả chiếc lưỡi ra để rửa!

Cuối cùng, phải cho cu cậu uống một chai nước to và nhai ba ngụm cơm lớn mới giảm dần được cái cay trong miệng của nó. Từ đó, vị cay của ớt hoàn toàn thấm sâu vào đầu của cu cậu. Mỗi khi nhìn thấy món ớt xào, theo bản năng, cu cậu luôn thè dài lưỡi, vị cay trong trí nhớ dường như tấn công nó một lần nữa.

Vị chát của phấn rôm, sữa dưỡng da và xà phòng 

Con trai thích tắm gội, mỗi lần tắm xong, Liza đều bôi phấn rôm thơm ngát. Nó rất thích thú thứ bột phấn mịn trắng tinh, cảm giác trơn mịn bôi trên người khiến cu cậu thấy rất dễ chịu. Thế là, tự nhiên cu cậu cũng sinh ra tò mò về mùi vị của phấn rôm. 

Vị chát của phấn rôm, sữa dưỡng da và xà phòng 

Nhân lúc Liza bôi phấn cho nó, nó cho cả bàn tay vào hộp phấn rồi lại nhanh nhẹn cho cả tay vào miệng! 

Đợi khi Liza có phản ứng, cu cậu đã bắt đầu nôn ọe ra ngoài. 

Lại phải một chai nước to cho cu cậu súc miệng mới xua tan vị đắng chát trong miệng của cu cậu.

Tương tự với sữa dưỡng da và xà phòng thơm, sau khi cu cậu nếm qua một lần vị chát thì cu cậu đã chấp nhận bản tính vật lý của chúng: chỉ có thể sử dụng chứ không thể ăn.

Mùi tanh của bùn

Bùn là thiên đường của con trai, nó rất thích cái thứ bùn dơ bẩn và đen xịt ấy. Có một nhúm bùn nhỏ, cu cậu chơi suốt cả ngày. Chơi buồn vui đến thế, sao lại không ngon nhi? Cái thứ này, đương nhiên cu cậu sẽ không bị qua cơ hội nếm thử.

Mùi tanh của bùn

Do sợ Liza ngăn cản, cu cậu còn cố ý che khuất tầm mắt của cô: “Me ơi, nhìn bên kia kìa!”. Trong lúc mẹ quay đầu đi, nó đã nhét cả nhúm bùn vào miệng. 

“Bùn ngon không con?”. Liza đã không còn cảm giác vừa kinh ngạc vừa giật mình nữa, trái lại cô cười mếu hỏi nó. “Không ngon!”, cu cậu há to chiếc mồm dính đầy bùn, đôi mắt có vẻ hối hận nhìn về phía Liza.

Suy nghĩ của cha mẹ

Mỗi đứa trẻ đều có tính hiếu kỳ bẩm sinh và tâm lý ngang ngạnh. Thứ người lớn không cho, chúng cứ muốn ao ước lấy cho bằng được, việc người lớn không cho làm, chúng cứ muốn làm thử, còn thứ người lớn không cho ăn cứ muốn nếm thử một lần mới thỏa. Nếu bạn khăng khăng cản trở theo ý muốn của mình, kết quả rất có thể là “ở đâu có áp bức, ở đó có phản kháng”. “Thực tiễn là thước đo duy nhất kiểm nghiệm chân lý”, câu nói này phù hợp với con cái.

Cuộc sống cũng thế, cuộc đời của con cái là của chúng, chúng ta không thể tay trong tay dạy chúng trưởng thành như thể nào, đường đi phải dựa vào chính từng bước chân của chúng mà đi, chúng ta không cần phải vì sợ chúng té ngã mà cẩn thận chờ đợi bên cạnh, càng không thể công chúng đi hết cuộc đời, hoặc sốt ruột đứng ra dọn sạch những bụi gai trên đường thay cho chúng. Chua ngọt đắng cay của cuộc đời luôn cần dựa vào chính miệng chúng nếm thử mới có thể hiểu được mùi vị thật sự, không đích thân trải nghiệm sẽ tuyệt đối không được. Cho nên, nhiều lúc chúng ta biết rõ thứ ấy không thể làm, không thể ăn, nhưng, nếu không gây nguy hại lớn cho cơ thể, tất cả để có thể thỏa mãn lòng hiếu kỳ tìm hiểu thế giới của con cái, đồng thời tăng thêm kinh nghiệm nếm trải trăm vị cuộc đời của chúng, sao chúng ta không tự nguyện làm nhỉ?

Mùi vị cuộc đời nên do chính con cái trải nghiệm.

Cùng bé yêu

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *