Thập niên 30 của thế kỷ XX, trong một ngôi làng nhỏ ở nước Anh có một cô bé tên là Margaret, từ bé dã sư giáo dục nghiêm khắc của gia đình. Người cha thường nhồi nhét vào cô quan điểm dù làm bất cứ chuyện gì cũng đều cố gắng vượt lên hàng đầu, luôn luôn đi trước người khác chứ không được rớt lại phía sau. “Dù ngồi xe buýt, con cũng phải luôn ngồi ở dãy ghế đầu”. Người cha chưa bao giờ cho phép cô nói những lời đại loại như con không thế hoặc khó quá”.

Đối với con trẻ, đòi hỏi của ông có thể quá cao, song sự giáo dục của ông được chứng minh là vô cùng quý báu trong những năm tháng sau này. Chính vì từ bé đã chịu sự giáo dục “tàn khốc” của cha mới tạo ra lòng quyết tâm và sự tự tin của một Margaret tích cực vươn lên. Trong học tập, sinh hoạt và làm việc sau này, cô bé luôn nhớ kỹ lời dạy của cha, luôn mang tinh thần không sợ khó khăn, hãng hái tiến lên cùng niềm tin tất thắng, nỗ lực hết sức mình khắc phục mọi khó khăn, làm tốt từng việc một, việc gì cũng cố gắng đứng đầu, dùng hành động của mình để thực hiện câu “luôn đi đầu”.

Khi Margaret lên đại học, trường yêu cầu học 5 năm tiếng La tinh. Nhờ nghị lực và tinh thần hăng hái ngoan cường của mình, cô đã học xong toàn bộ trong vòng 3 năm. Điều khiến người ta khó tin là thành tích của cô vẫn đứng đầu.

Thực ra, Margaret không chỉ vượt trội trong việc học mà còn luôn đi đầu trong các hoạt động khác như thể dục, âm nhạc, thuyết trình, là một trong những người tài giỏi hiếm hoi. Hiệu trưởng trường của cô năm đó đánh giá: “Cô ấy quả là một học sinh ưu tú nhất kể từ ngày thành lập trường đến nay, cô ấy luôn đầy ắp hoài bão lớn, cô ấy luôn làm rất xuất sắc trong mọi việc”.

Chính vì vậy, nhiều năm sau, diễn đàn chính trị nước Anh và thậm chí cả châu Âu mới xuất hiện một ngôi sao sáng chói. Bà chính là người bốn năm liền được chọn làm lãnh tụ của đảng Bảo thủ năm xưa, và năm 1979, bà trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên của nước Anh, ngồi trên diễn đàn chính trị suốt 11 năm dài, được thế giới gọi là bà đầm thép Margaret Thatcher.

Luôn đi đầu

Suy nghĩ của cha mẹ

“Luôn đi đầu” vừa là một yêu cầu rất cao đối với thái độ làm việc của con cái, vừa là một thách thức rất cao đòI với khả năng của con, khơi dậy dũng khi hăng hái vươn lên và tình thản tranh giành vị trí số một của con. Việc phát huy nhiều khả năng của con cái đều gắn liền với thái độ tích cực luôn đi đầu” này.

Song, có thái độ và suy nghĩ “Luôn đi đầu” vẫn chưa đủ, còn nên bắt buộc con cái áp dụng hành động thực tế để đi đầu thật sự. Trên thế giới này, người muốn đi đầu không ít, người thật sự có thể “đi đầu” lại luôn không nhiều. Sở di nhiều người không thể “di dầu”, nguyên nhân do họ không áp dụng hành động cụ thể để thực hiện lý tưởng “đi đầu” hoặc họ không kiên trì thái độ “luôn đi đầu” này.

Một vị triết nhân nói: “Dù làm viec gì, thái độ của bạn quyết định độ cao của bạn. Cách giáo dục con của cha bà Thatcher dã chỉ đường cho chúng ta một cách sâu sắc”.

Cùng bé yêu

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *