Người sáng lập công ty Matsushita Nhật Bản: ông Matsushita Konosuke – có kỹ thuật kinh doanh cả phương pháp quản lý tiên tiến, được mệnh danh là “thần kinh doanh”.

Shinichi vốn là phó chủ tịch hội đồng quản trị của công ty điện tử Sanyo, sau đó đầu quân về công ty Matsushita, khi đảm nhận chức giám đốc, nhà máy đã bì bốc cháy và thiêu rụi nhiều tài sản. Trong lòng Sinichi vô cùng kinh hoảng, cho là không bị cách chức thì cũng bị xuống cấp. Không ngờ, sau khi Matsushita Konosuke nhận được báo cáo, ông chỉ nói với ông ta 4 chữ: “Làm cho tốt nhé!”.

Matsushita Konosuke làm thế không phải là nhân nhượng vô nguyên tắc đối với lỗi lầm của cấp dưới. 

Trước đây, dù chỉ vì cách gọi điện không đúng, Sinichi cũng đã bị ông Konosuke khiển trách gay gắt. Tác phong khắt khe này có thể là bí quyết quản lý của ông. 

Nhưng lần này ông Shinichi không bị phạt sau tai họa hỏa hoạn, lòng ông càng thấy hổ thẹn và áy náy, ông càng trung thành làm việc cho ông Konosuke và làm việc gấp bội để đền đáp lại

Cách làm của ông Konosuke đã nắm bắt một cách kỳ diệu tâm lý của mọi người: khi phạm lỗi nhỏ, đa số người trong cuộc không để ý vì vậy cần nghiêm khắc khiển trách để họ chú ý, trái lại, khi phạm lỗi lớn, kẻ ngốc cũng biết tự kiểm điểm, vì vậy không cần phê bình gay gắt thêm nữa.

Lỗi lớn và lỗi nhỏ

Suy nghĩ của cha mẹ

Cách làm của Matsushita Konosuke rất đáng để cha mẹ học tập.

Nhiều cha mẹ dễ mắc lỗi thế này:

Đối với lỗi lầm bé xíu mà con cái mắc phải, cha mẹ cũng không chú ý tới như con cái vậy, nói gì đến nhắc nhở con chú ý, thực ra, có một vài lỗi nhỏ thường là thái độ làm việc của con xảy ra vấn đề, nếu không kịp thời sửa đổi, thường sẽ thành thói quen làm việc không tốt, hoặc khiến quan điểm giá trị của con bị sai lệch.

Ngược lại, khi con mắc lỗi lớn, ngay đứa trẻ chưa trưởng thành cũng hiểu mức độ nghiêm trọng của lỗi lầm và nguyên nhân phạm lỗi cũng như nên sửa đổi như thế nào U.v.. Khi đang áy náy và đau khổ, cần an ủi, cha mẹ chẳng những không an ủi trái tim yếu ớt ấy và cũng không đợi con bình tĩnh trở lại từ cảm giác thất bại thì đã la hét ngay tại chỗ, nện đầu giẫm chân luôn miệng quở trách con. Thậm chí kể lể những lỗi lầm trước đây mà con mắc phải, thường chẳng những không đạt được mục đích dạy con đúng lúc, đôi khi còn có thể dẫn tới tâm lý chống đối kịch liệt ở con, khiến chúng bỗng dưng mất đi cảm giác áy náy, dùng sự xảo biện vô lý để chống đối cha mẹ, bảo vệ mình, lâu dần, con cái sẽ biến thành một đứa con không nghe lời, một đứa con “hư ngỗ ngược.

Xét về một ý nghĩa nào đó, “đứa con hư là do cha mẹ nuôi dạy mà ra.

Cùng bé yêu

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *