La mắng những điều trẻ đã làm, không chỉ trích nhân cách

Khi la mắng trẻ, điều gì là quan trọng?

Khi la mắng, cha mẹ hãy cố gắng đừng làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ. Vậy làm như thế nào để thực hiện điều này? Đó là la mắng những điều trẻ đã làm mà không phủ định nhân cách của trẻ.

Mục đích của việc la mắng là làm sao để trẻ hiểu được rằng mình bị mắng do việc làm của mình không đúng. Nếu cha mẹ la mắng kèm những câu nói chỉ trích nhân cách sẽ khiến con có cảm giác tự ti, không hài lòng và tin tưởng vào bản thân.

Khi la mắng trẻ, điều gì là quan trọng?

Cha mẹ thường khen khi con ngoan và khi con không ngoan thì sẽ mắng. Ngay cả những đứa trẻ lớn lên với lòng tự tôn rất cao hoặc những đứa trẻ rất thiếu tự tin vào bản thân thì khi bị “chỉ trích” nhân cách cũng sẽ khiến chúng mất lòng tin đối với những người xung quanh. Do vậy, bố mẹ cần phải hiểu được điều này và truyền đạt, gửi gắm đến trẻ những tình cảm cả khi khen ngợi lẫn khi la mắng con trẻ. Tuy nhiên, cần để ý rằng không được khen ngợi thái quá, cũng không được la mắng đến mức phủ định nhân cách của trẻ. Điểu quan trọng hơn cả đó chính là sự tôn trọng cảm xúc của trẻ. Do vậy, khi la mắng trẻ, bố mẹ hãy chú ý đừng để trẻ xuất hiện cảm xúc tiêu cực như phủ định nhân cách hay cảm giác thất vọng về bản thân.

Bố mẹ không nên cùng la mắng trẻ mà một trong hai người phải đứng về phía trẻ

Cùng với việc khen ngợi, tán dương trẻ, dạo gần đây có nhiều bậc phụ huynh cho rằng không nên la mắng trẻ. Nhưng những lúc trẻ làm việc xấu như nói dối hay làm chuyện nguy hiểm thì la mắng là điều đương nhiên. La mắng là một việc tốt. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, lúc la mắng trẻ, bố mẹ nên chú ý để trẻ không bị tổn thương lòng tự trọng.

Ngày xưa, cho dù có bị bố mẹ mắng đi nữa thi tâm trạng trẻ cũng sẽ dần được cải thiện qua việc sang nhà hàng xóm hoặc ra ngoài chơi, hoặc trò chuyện với bạn bè, hoặc cũng có thể được ông bà dỗ dành và an ủi. Tuy nhiên, hiện nay do cấu trúc xã hội đã thay đổi nên các gia đình thường sống biệt lập và mô hình “nhiều thế hệ cùng sống chung” đã dần dần không nhiều như trước nữa. Do vậy, “đồng minh” để trẻ có thể chia sẻ vui buồn” cũng trở nên hẹp hơn. Vì thế, tôi nghĩ rằng khi bị la, trẻ vẫn muốn hoặc bố hoặc mẹ đứng về phía mình. Việc cả bố và mẹ nổi giận cùng một lúc thật sự không tốt đối với tâm lý của trẻ. Ngoài ra, cũng không nên liên tục la mắng, khiển trách, dồn những lỗi trẻ đã mắc phải mà cần tùy từng thời điểm, từng việc. Cùng với việc la mắng, bố mẹ cũng hãy đảm nhiệm vai trò trợ giúp trẻ bằng cách giúp trẻ nhận ra tại sao việc đó là không đúng. Đó hoàn toàn không phải là nuông chiều trẻ. La mắng nhưng không làm tổn thương đến lòng tự trọng của trẻ và việc nuôi dạy để trẻ có thể tự mình tránh được những việc sai trái thực sự rất quan trọng.

Bố dẫn con đi ăn sau khi bị mẹ mắng

Đây là câu chuyện thuở nhỏ về đứa con trai đầu lòng của tôi. Con tôi đã phàn nàn gì đó về món ăn của bữa tối. Sau đó, con trai đã bị mẹ mắng rằng: “Nếu không thích, con không ăn cũng được”. Con trai chạy đến chỗ tôi và nói: “Mẹ không cho con ăn cơm”. Sau khi nghe hết toàn bộ câu chuyện của hai mẹ con, tôi nháy mắt với vợ và nói với con trai rằng: “Vậy thì, con với ba, hai cha con mình cùng đi ăn đồ ăn ngon nào, rồi dắt con ra ngoài.

Bố dẫn con đi ăn sau khi bị mẹ mắng

Khi tôi nói “Ăn gì và ăn ở đâu cũng được con nhé!”, nhóc tỏ vẻ rất vui. Dọc khu phố gần nhà cũng có nhiều nhà hàng sang trọng nhưng con tôi đã chọn tiệm ăn nhỏ cho học sinh, sinh viên và nói: “Con muốn ăn món trứng hấp. “Vậy thì bố cũng sẽ ăn cùng con”, tôi vui vẻ đáp lời đồng ý. Sau khi ăn xong, chúng tôi đi ăn kem rồi về nhà. Ngay sau khi về đến nhà, con trai tôi trở nên lúng túng khi nhìn thấy mẹ nhưng vợ tôi chỉ nói: “Hai bố con đã về rồi à?” và coi như không có chuyện gì. Nếu hỏi tôi là “Lúc nào cũng chiều con như vậy phải không?” thì câu trả lời là “Không”. Đó là lần duy nhất, không có lần thứ hai. Lúc đó, nếu tôi cũng nghiêm khắc la mắng thì con tôi sẽ cảm thấy sợ và tình hình có thể xấu thêm. Vì vậy bố mẹ cùng la mắng trẻ không phải là một cách giáo dục tốt, trẻ sẽ không dám nhận lỗi và nói: “Con không làm như vậy nữa”. Với trẻ lên 3 hoặc 4 tuổi, chúng đã bắt đầu có ý thức và cảm nhận được, nên chắc chắn trẻ sẽ rất buồn khi bị la mắng. Trong trường hợp của con trai tôi, vì đã được trợ giúp để thoát khỏi nỗi buồn đó nên từ đó về sau, cháu đã không nói những lời “đổ tội cho mẹ” nữa.

Câu chuyện của gia đình thầy Masami Sasaki “Con không làm gì xấu cả”

Tôi nuôi con và sống cùng bố mẹ ruột. Khi tôi la mắng con điều gì đó, cu cậu liền chạy đến phòng của ông bà. Có lẽ vì cha mẹ tôi hiểu rằng tuyệt đối không nên la mắng trẻ nên mỗi lần tôi la con, ông bà đều lên tiếng bênh cháu. Tôi biết con tôi nói với ông bà về những chuyện có thật và cả những chuyện không thật. Nó thường làm nũng với ông bà và nói: “Bố (mẹ) thật xấu tính”, “Con có như vậy đi nữa thì cũng không sai mà…”

Cha mẹ tôi thường an ủi cháu rằng: “Cháu không phải là một đứa trẻ hư”. Và nói rằng: “Bố cháu hồi nhỏ còn hư hơn nữa đớ. Tuy ông bà không hỏi vì sao cháu bị mắng nhưng đã gợi chuyện để bé tự kể mọi chuyện. Nhìn thấy cách cư xử như vậy của bố mẹ, tôi nghĩ rằng điều đó thật tuyệt vời. Con tôi đã nhận ra lỗi sai của bản thân. Thêm vào đó, khi con muốn được an ủi tôi nghĩ bé đã nhận được những lời an ủi tuyệt vời nhất.

Việc la mắng, dẫu có chú ý đi chăng nữa vẫn sẽ làm trẻ tổn thương. Vì vậy, việc suốt ngày la mắng trẻ thật sự không tốt. Vết thương lòng lúc đó cần nhanh chóng được cuốn trôi đi, thay thế vào đó sẽ là cảm giác ấm áp và ngọt ngào từ một ai đó, nếu không có ông bà ở bên thì đó có thể là cha hoặc mẹ, nghĩa là một người la thì người kia cần phải dỗ dành, vỗ về và an ủi trẻ.

Việc bố mẹ la mắng con chắc chắn xuất phát từ tình yêu thương “muốn con trở nên tốt hơn”. Tuy nhiên, có một cách chuyển đối sáng tạo khác. Nếu bố mẹ tạo nên một môi trường mà không cần la mắng để nuôi dạy trẻ sẽ tốt hơn nhiều. Mỗi tình huống, cha mẹ hãy tạo ra nhiều cách giải quyết khác nhau. Hãy cùng trao đổi thông tin với các bà mẹ và thử áp dụng xem sao nhé!

Không chỉ la mắng trẻ, bố mẹ hãy cùng con xin lỗi

Ở nhà hàng hoặc trường học, cũng có lúc trẻ gây phiền phức cho bạn bè hoặc những người xung quanh. Những lúc như vậy, không nên chỉ la mắng mà bố mẹ hãy cùng trẻ đến xin lỗi những người đã bị trẻ làm phiền. Khi ấy, hãy chủ động vui vẻ nói với con rằng: “Đã xảy ra chuyện như vậy rồi, rắc rối nhỉ. Bây giờ chúng ta cùng đi xin lỗi người ta nhé” và nhanh chóng dẫn bé cùng đi. Không nên nói những lời như: “Con đã bôi tro trát trấu lên mặt bố mẹ rồi đấy”, “Bố mẹ thật sự rất xấu hổ vì con”… Cần phải làm sao để trẻ ý thức được rằng những điều con đã làm là sai nên phải xin lỗi. Bố mẹ nên “làm gương” cho trẻ thấy cách bố mẹ xin lỗi như thế nào. Tôi nghĩ rằng cũng không nên nói với trẻ: “Con hãy xin lỗi đàng hoàng về những điều mà con đã làm”. Sẽ tốt hơn rất nhiều nếu bố mẹ chỉ cần cho trẻ thấy hành động cúi đầu của mình khi xin lỗi. Tôi tin rằng hành động “làm gương” như thế sẽ có hiệu quả hơn lời nói và nó dễ hiểu hơn. Khi thấy điều đó, chắc chắn trẻ cũng sẽ cúi đầu xin lỗi. Dẫu có là đứa trẻ bướng bỉnh, cứng dáu thế nào đi chăng nữa, nhưng chắc chắn trong lòng chúng vẫn rất thương yêu bố mẹ. Việc bố mẹ xin lỗi người khác vì mình làm sai sẽ khiến trẻ cảm thấy rất buồn và đau lòng. Hơn nữa, khi trẻ hiểu rằng nguyên nhân của điều đó là do bản thân mình thì bé sẽ rất hối hận. Hầu hết những đứa trẻ đều phản xạ như vậy. Sau khi trẻ đã nhận ra và nói xin lỗi, không nên nhắc đi nhắc lại, kéo dài chuyện đó ra thêm nữa. Không nói những lời như “Con không được tái phạm nghe không” mà hãy nói “Mọi chuyện đã qua. Con đã hiểu là tốt rồi”. Sau đó hãy nhanh chóng dắt trẻ ra về (đừng để ý xem những người mà trẻ làm phiền có tha thứ cho trẻ hay không và nán lại đó quá lâu, vì đề phòng cũng có trường hợp tình hình càng lúc càng tệ, dù trẻ đã xin lỗi).

Không nên “đào sâu” khi la mắng trẻ

Đừng mắng trẻ quá lâu và nhắc đi nhắc lại điều trẻ làm sai. Nếu những lời la mắng không giúp trẻ tự mình nhận ra và sửa lỗi thì đến một lúc nào đó, trẻ có thể trở nên chai lì, không bộc lộ cảm xúc nữa.

Ví dụ, khi trẻ nói dối sẽ bị bố mẹ la mắng, nhưng ngược lại, từ những gì trẻ chứng kiến đã khiến cho trẻ nghĩ rằng những người lớn cũng đang nói dối. Để tránh ảnh hưởng xấu đến trẻ, các bậc cha mẹ phải nhìn lại cách ứng xử của mình trong cuộc sống hàng ngày.

Cha mẹ đừng nên trách mắng nặng nề khi phát hiện ra con nói dối, nhưng cũng không được cho qua chuyện đó. Tốt nhất là nên nói với trẻ một cách chân thành, cởi mở và nhẹ nhàng: “Bố (mẹ) biết con đang nói dối đấy nhé. Nếu bố mẹ hiểu được trẻ đang nói dối sẽ khiến trẻ không nghĩ rằng mình đang lừa bố mẹ. Chính vì vậy, nếu bạn biết rằng con đang nói dối thì hãy nói ra điều đó. Dẫu cho bạn có bỏ qua, dẫu cho bạn không mắng trẻ thì đó không phải là điều quan trọng nhất, mà điều cần làm là phải nói cho con biết rằng bạn đã biết con đang nói dối. Khi bạn nói với trẻ rằng: “Không được nói dối như vậy nữa” mà trẻ nói là: “Con không nói dối, đó là sự thật”, “Không phải như bố/mẹ nghĩ đâu”… thì bạn cũng không nên bác bỏ những lời nói đó của trẻ mà hãy lắng nghe và tỏ ra tin tưởng con. Dẫu bạn có la mắng trẻ như thế nào đi nữa thì cũng chỉ làm trẻ thất vọng và tổn thương mà thôi, cho nên không cần mắng nhiều, chỉ cần nói ngắn gọn một câu “Bố (mẹ) biết con đang nói dối đấy nhé” là đủ. Những đứa trẻ bị tổn thương, sau này sẽ thế nào ư? Tôi nghĩ rằng trẻ sẽ không chỉ nói dối lần thứ hai mà sẽ tìm cách nói dối giỏi hơn để không bị phát hiện. Thực tế đã có nhiều trường hợp như vậy. Do đó, bố mẹ phải kiềm chế cảm xúc của bản thân khi la mắng trẻ.

Khi biết rằng trẻ sai hoặc làm điều gì đó không đúng thì không nên gắt gao la mắng và “ đóng đinh” vào chuyện đó, với người lớn cũng vậy. Khi bị chì chiết thậm tệ, trẻ sẽ mang tâm trạng như: “Con là đồ bỏ đi”. Đối với một đứa trẻ đang buồn bã, chỉ đơn giản . là ở bên cạnh, chờ đợi và làm những điều hợp với những việc trẻ đang làm. Cứ như vậy, trẻ sẽ rất dễ cải thiện tâm trạng.

Khen ngợi đi kèm với cổ vũ, khích lệ

Ở gia đình Sasaki, khi con cái được tuyên dương hay được nhận bằng khen cũng không có chuyện tán dương quá nhiều mà chúng tôi chỉ nói: “Con làm tốt låm”. Tuy nhiên, những lúc con gặp chuyện buồn hay khi thất bại, chúng tôi sẽ cố gắng tìm những cách khác nhau để an ủi, động viên con. Một trong những lần đó là khi con tôi rớt đại học. Chúng tôi tìm mọi cách để an ủi con, vì biết con đã cố gắng hết sức. Lúc đó, chúng tôi đã quyết định đưa cháu đến khu trượt tuyết mà cháu thích. Tôi đã nói với cháu: “Bố mẹ sẽ dùng số tiền dành dụm tổ chức ăn mừng khi con thi đậu để cả nhà đi chơi vui vẻ cùng nhau” mà hoàn toàn không tỏ vẻ thất vọng hay la mắng con. Lúc đó, dẫu cho “truy hỏi” để xác định nguyên nhân tại sao lại rớt đại học đi nữa, chẳng hạn như: “Vì con không học hành đàng hoàng” “Vì con chưa cố gắng đủ”… thì cũng không thể thay đổi được tình hình. Hơn nữa, nếu không thể giúp trẻ vượt qua nỗi buồn mà lại làm trẻ buồn và day dứt vì “mình đã thi rớt” thì sẽ khiến trẻ không thể tiến về phía trước được nữa. Ngoài ra, chúng tôi cũng nghĩ: “Không để con nghĩ rằng vì thất bại và lỗi lầm của mình mà bố mẹ đã rất buồn” nên đã an ủi cháu: “Không sao! Cố gắng lên. Nhất định con sẽ làm được”.

Chúng tôi cũng không nói với con về những mong muốn và kỳ vọng quá nhiều để tạo tâm lý thoải mái cho con tự do phát triển. Tuy nhiên, chúng tôi luôn cố gắng để truyền đạt cho con hiểu rằng: “Những việc bố mẹ giúp được, nhất định bố mẹ sẽ làm”. Tôi tin rằng, chính điều đó sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái và sống tốt hơn.

Cha mẹ phải kiềm chế để không “cả giận mất khôn”

Có rất nhiều ông bố, bà mẹ thấy hối hận và nhắc mình cần xem xét lại bản thân” vì trong lúc nóng giận, do không kìm chế được nên đã nói với con những điều không nên nói. Mặc dù cha mẹ hiểu rằng mắng chửi thậm tệ khiến trẻ bị tổn thương là điều không tốt, nhưng có lẽ cứ mỗi lần nóng giận lại không kìm chế được.

Nếu không biết cách điều khiển cảm xúc của bản thân thì điều này không tốt, vì nó sẽ ảnh hưởng đến những mối quan hệ xung quanh chúng ta. Đối với những mối quan hệ thân thiết, gần gũi như vợ và chồng thì không sao, nhưng nếu không biết kiềm chế và điều khiển cảm xúc của bản thân thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến những mối quan hệ đa dạng khác. Sự đa dạng ở đây không phải là số lượng nhiều hay ít, mà đó là quan hệ thân thuộc như cha mẹ với con cái, quan hệ đồng nghiệp, quan hệ bạn bè… Tôi cho rằng “chất lượng vẫn hơn số lượng”, nghĩa là dù ít nhưng nếu đó là những mối quan hệ thân thiết thì vẫn cần thiết cho trẻ.

Cha mẹ phải kiềm chế để không "cả giận mất khôn”

Nếu bạn có được những người bạn thân thiết và quen biết nhiều người thì điều đó cũng chứng tỏ bạn có năng lực làm cho người khác tin tưởng. Như vậy, con cái cũng sẽ dễ tin tưởng bạn.

Việc lo lắng, bồn chồn đối với con cái là vì bạn không tin rằng mình có thể nuôi dạy con nên người, hoặc bạn lo lắng, hoang mang về những vấn đề liên quan đến con. Nếu bạn có thể tin tưởng rằng “Không sao cả. Con minh sẽ phát triển tốt mà” thì những lo lắng đó cũng sẽ dần ít đi.

Người ta nói rằng căng thẳng được phát sinh do mối quan hệ giữa con người và con người. Một trong những cách giải quyết căng thẳng đó là tìm cách tháo gỡ những vấn đề “khúc mắc” trong một mối quan hệ nào đó. Khi sống một mình, cũng có lúc bạn có thể cảm thấy thoải mái, nhưng để giải quyết tận gốc căng thẳng thì không thể thiếu được những mối quan hệ thân thiết, những mối quan hệ tốt mà mình có thể tin tưởng đối phương. 

Tôi nghĩ rằng ngoài môi trường gia đình thì môi trường xã hội cũng rất cần thiết và quan trọg. Những khoảng thời gian cùng vui cười, cùng than thở với bạn bè để cùng chia sẻ buồn vui chính là một trong những cách giải tỏa căng thẳng hiệu quả. 

Khi con bạn còn nhỏ, vì muốn dành thời gian chăm sóc con nên nhiều bà mẹ hạn chế việc ra ngoài. Nhưng ở trong nhà hoài cũng không tốt, dễ làm xuất hiện những lo âu, căng thẳng, vì trong quá trình nuôi dạy trẻ có rất nhiều vấn đề cần phải đối mặt. Để giải quyết stress thì tôi mong những bà mẹ nên mở rộng mối quan hệ, đừng chỉ “ru rú trong góc nhà”. Thỉnh thoảng, bạn cũng nên ra ngoài, đi đây đó để đổi “không khí”. Bạn có thể dẫn con theo, hoặc gửi trẻ cho ai đó rồi ra ngoài… Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tôi mong bạn hãy tạo nên những mối quan hệ rộng rãi với mọi người và duy trì tốt các mối quan hệ ấy để bạn có người trút bầu tâm sự khi nóng giận hay khi không điều khiển được cảm xúc.

Khi la mắng con, tôi nghĩ lúc đó nên hết sức bình tĩnh (điều này thật sự khó). Cứ mỗi lần bị la mắng, trẻ sẽ nghĩ rằng “Bản thân mình không được yêu thương”, “Bản thân mình không có giá trị”. Dẫu bố mẹ không có ý như vậy đi chăng nữa thì trẻ cũng sẽ nghĩ vậy. Không nên la mắng trẻ và phó mặc cho cảm xúc của mình. Chúng ta nên nói với trẻ khi hiểu ra rằng chúng ta nên làm như thế nào.

Thay vì khen ngợi hoặc la mắng, hãy nói “cảm ơn”, “xin lỗi”

Với những người cảm thấy đau đầu vì không biết khen và la mắng con thế nào cho tốt, tôi khuyên bạn nên thường xuyên nói “Xin lỗi” hoặc “Cảm ơn”. Hãy nói hai từ này ngay cả đối với con cái, vợ chồng và người thân trong gia đình. Vấn đề này tưởng như nhỏ nhưng không dễ thực hiện. Nếu thực hiện thường xuyên sẽ đem lại hiệu quả tốt.

Chúng ta hãy cùng rèn luyện để thực hiện điều này thành một thói quen ngay trong cuộc sống hàng ngày. Khi nhận được sự giúp đỡ của ai đó thì bạn nên nói: “Bạn đã vất vả nhiều rồi”, “Xin cảm ơn” hoặc “Bạn đã giúp đỡ tôi nhiều. Những từ ngữ ấy nếu xuất hiện trong gia đình thường xuyên sẽ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ gấp nhiều lần những lời khen ngợi hoặc la mắng.

Hàng ngày, hãy nói ít nhất một lần từ “Cảm ơn. Không phải bắt trẻ nói cảm ơn mà bạn phải nói với trẻ. Nếu trẻ giúp bạn chuyện gì thì hãy nói “Cảm ơn con hệ. Nếu có chuyện gì đó không ổn bạn nên nói “Xin lỗi con nhé”.

Trong gia đình, nếu có thật nhiều lời cảm ơn và xin lỗi thì việc la mắng cũng sẽ giảm đi. Sau khi la mắng, việc trẻ ngoan ngoãn nói lời xin lỗi dường như rất khó. Nếu rèn cho trẻ thói quen biết nói lời xin lỗi dù chỉ là chuyện nhỏ thì không cần phải bắt trẻ nói lời xin lỗi sau khi la mắng nữa, vì khi đó trẻ sẽ tự giác làm điều ấy.

Cách truyền đạt những điều bạn muốn trẻ làm?

Khi la mắng trẻ, bố mẹ thường xuyên hỏi những câu như: “Tại sao con lại làm như vậy?” hoặc nổi giận: “Con làm như vậy là không được”…

Vì trẻ không cố tình làm sai để bị la, cho nên nếu hỏi “tại sao” sẽ khiến trẻ bối rối, khó trả lời. Nếu chỉ nói ngắn gọn là “Không được” thì trẻ sẽ không hiểu tại sao làm như vậy lại bị mắng. Do vậy, khi la mắng trẻ, bạn hãy cố gắng truyền đạt cho trẻ hiểu rằng thật sự bạn muốn hoặc không muốn trẻ làm điều gì.

Tùy vào mỗi người mà có những cách truyền đạt khác nhau. Cũng có những người nói với con mình bằng mệnh lệnh như: “Con hãy làm thế này…”, “Con không được làm điều đó… Trong trường hợp của tôi, nếu muốn con làm thì tôi nói rằng: “Nếu con làm như vậy thì tốt lắm đấy”. Nếu trẻ làm điều không đúng thì tôi cũng không la mắng theo cảm xúc: “Con sai rồi” mà tôi thường nói rõ cho trẻ: “Mẹ (ba) muốn con làm như thế này…”

Tôi nghĩ rằng, không cần la mắng trẻ thì vẫn có thể truyền đạt đến trẻ điều bạn muốn trẻ làm. Điều quan trọng là khi la mắng trẻ, bạn phải tìm cách kiềm chế cảm xúc và “hạ” cơn nóng giận xuống. Nếu trong tình huống phải la mắng trẻ nhưng bạn vẫn giữ được bình tĩnh và nói với trẻ một cách nhẹ nhàng rằng: “Không phải làm như thế, hãy làm thế này con nhé thì tốt hơn nhiều. Điều này không chỉ tốt cho cảm xúc của trẻ, mà tốt cho chính bạn nữa.

Không nên so sánh trẻ với người khác khi khen ngợi hoặc la mắng

Với những điều nên khen thì khen, với những điều nên nhắc nhở thì nhắc nhở, nhưng tuyệt đối không nên so sánh trẻ với người khác. Các bậc phụ huynh không chỉ khen ngợi hoặc la mắng trẻ, mà ngay cả trong những câu chuyện của họ cũng thường có những lời so sánh. Đối với những lời so sánh mang tính phủ định thì quả thật không tốt một chút nào, vì sẽ làm cho đối phương cảm thấy xấu hổ. Ví dụ, khi chồng đề nghị vợ giúp mình một chuyện: “Em giúp anh làm việc này với nhể”, và “Em không làm được cũng không sao cả” thì mọi việc sẽ không có gì. Nhưng nếu anh chồng đổi giọng “Vợ người ta chắc là làm việc này đâu có khó”… thì thế nào cũng làm người vợ tổn thương, dù sự thật là cô ấy không giỏi như có vợ người hàng xóm. Ngược lại, cũng có khi vợ nhờ chồng giúp đỡ, nếu chồng bị vợ nói rằng: “Anh A, anh B… làm việc ấy tốt lắm, không như anh đâu” thì chắc chắn ông chồng sẽ cảm thấy bực mình.

Không nên so sánh trẻ với người khác khi khen ngợi hoặc la mắng

Do vậy, cách nói so sánh đối phương thật sự không tốt. Người lớn cảm thấy tổn thương khi bị đem so sánh thì trẻ cũng vậy.

Mỗi người cha, người mẹ được sinh ra, lớn lên và nuôi dạy khác nhau. Có những người bố, người mẹ khi còn nhỏ thường bị so sánh với người khác nên khi trở thành cha mẹ, họ dường như cũng có khuynh hướng vừa nhìn vừa so sánh con với những đứa trẻ khác. Khi bị so sánh, trẻ sẽ cảm thấy mình giỏi hơn hoặc thua kém bạn bè. Với sự ảnh hưởng đó, dẫu cho trẻ có cảm thấy thế nào thì cũng không ảnh hưởng tích cực đến trẻ. Nếu trẻ bị dao động ở giữa hai trạng thái “Mình làm tốt hơn mọi người”, hoặc “Minh thua kém mọi người” thì trẻ sẽ khó có thể kết bạn với những người bạn tốt theo đúng nghĩa.

Trường học hoặc lớp học thêm đều là môi trường xã hội để giúp trẻ trưởng thành. Đó là những nơi trẻ có cơ hội được tiếp xúc, cọ xát trong mối tương quan về cách nhìn xung quanh, qua sự so sánh và cạnh tranh. Tuy nhiên, ở môi trường gia đình, tôi nghĩ rằng “Không có sự so sánh” thì sẽ tốt hơn. Nếu trẻ làm sai điều thì cha mẹ chỉ cần nói: “Con sai” và giải thích tại sao điều gì đó không đúng. Nếu điều đó là đúng và con mình làm tốt thì chỉ cần khen: “Con đã làm đúng”. Không nói rằng: “Con làm tốt hơn mọi người, thật giỏi quá”. Khen và mắng làm sao để cho trẻ không mang cảm giác về sự hơn thua là điều rất quan trọng. Tôi mong rằng các vị phụ huynh sẽ chú ý điều này.

Đầu tiên hãy dạy trẻ tự tin

Trong quá trình nuôi dạy trẻ có quá nhiều môi trường với nhiều phương pháp khác nhau. Do vậy, “cảm giác hơn người” hoặc “cảm giác thua kém” trở thành điều bình thường. Suy nghĩ “nếu trẻ làm được thì rất tốt, nếu không được thì kém” là điều dễ hiểu, nhưng có nhiều trẻ dù đã cố gắng dạy và trang bị lòng tự tin thì nó cũng cảm thấy thật sự tự tin về bản thân mình.

Tại Phần Lan, trong giáo dục, cách đánh giá thành tích học tập đang được xem xét lại. Khi đánh giá học sinh, tuyệt đối không có việc so sánh điểm số giữa các bé. Sự so sánh đó không chỉ đơn thuần là việc làm được hay không làm được, mà là cách ghi những lời nhận xét đối với học sinh. Chẳng hạn như: “Về điểm này, A đã cố gắng hết sức rồi. Tuy nhiên, về điểm B này thì A cố gắng vẫn chưa đủ”…

Cho đến hiện tại, nền giáo dục của Nhật cũng đổi mới việc đánh giá một cách tương đối. Tuy nhiên, dù đi học thêm hay thi cử, những đứa trẻ dường như vẫn bị tác động, ảnh hưởng bởi quan niệm “hơn kém” vị trí cao thấp và bị trói buộc qua sự chênh lệch về điểm số. Nếu như vậy, tôi cho rằng các em đang chịu tác động không tốt, nên hy vọng ở gia đình, mọi người hãy công nhận sự cố gắng, nỗ lực của con, không áp đặt lên trẻ những cạnh tranh, đánh giá của xã hội. Chúng ta không nên lấy ai đó làm chuẩn rồi đem trẻ ra so sánh, mà nên nhìn nhận quá trình biến đổi tâm sinh lý của trẻ ra sao, cần chú ý xem trẻ có hứng thú với việc đó hay chưa, hôm nay con đã cố gắng và làm tốt hơn hôm qua hay chưa… Chứ không phải cách đánh giá dựa trên sự so sánh rằng con đã cố gắng hơn so với người khác chưa. Ngoài ra, trong hoạt động và học tập, không chỉ khen ngợi trẻ mà hãy thử chú ý đến tính cách của trẻ và người xung quanh, chẳng hạn như “con được bạn bè tin tưởng nhỏ”, hoặc “con chăm em giỏi quá.

Bố mẹ hãy tỏ thái độ hài lòng về con

Vì muốn con sau này có cuộc sống sung sướng, cha mẹ thường khá nghiêm khắc với con: “Con phải cố gắng hơn nữa”, “Con phải cố gắng hơn mọi người”. Tôi nghĩ rằng chỉ nên nói với trẻ như sau: “Bố (mẹ) hài lòng với những gì con làm, cứ như vậy là tốt rói sẽ giúp trẻ trở nên tự tin hơn.

Tôi đã gặp rất nhiều bé vì phiền muộn, lo sợ nên thường trốn học. Khi được hỏi, hầu hết các bé đều bày tỏ nỗi lo lắng trong quan hệ với những người xung quanh như không thể hòa nhập, không thể tự chủ được cuộc sống ở trường học và xã hội, cảm thấy bị bỏ rơi, tách biệt, cô lập với một nhóm người nào đấy như bạn bè… Ngoài ra, có những đứa trẻ lớn lên với lòng tự tôn cao, nhưng càng trưởng thành thì việc xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp cũng trở nên rất khó khăn. Nếu ngay từ nhỏ, bố mẹ dạy trẻ với suy nghĩ rằng “làm được hay không làm được, đó không phải là điều quan trọng nhất” thì trẻ cũng hiểu rằng việc thay đổi trong mối quan hệ giữa con người với con người cũng là điều tự nhiên.

Gần đây, có nhiều nhân viên mới bỏ việc. Nguyên nhân chủ yếu không phải là hợp hay không hợp với công việc. Lí do là họ không biết cách hòa nhập với những người xung quanh như đồng nghiệp, cấp trên… Tương tự, một số học sinh có thành tích tốt ở trường nhưng lại gặp khó khăn khi giao tiếp với bạn bè.

Bất cử công việc nào cũng cần sự giao tiếp và mối quan hệ giữa con người. Trưởng phòng nhân sự của một công ty nói rằng: “Gần đây tôi không có hứng thú phỏng vấn. Tôi không thể tạo được không khí sinh động với người tham dự phỏng vấn”. Một người khác nói đùa rằng: “Nếu có ai đó gợi cảm hứng làm cho buổi nói chuyện trở nên vui vẻ, bớt ngột ngạt thì tôi sẽ tuyển ngay lập tức mà không cần thông qua các bước tuyển dụng. Nhưng quá ít người đáp ứng được yêu cầu của họ.

Nếu không thể cải thiện mối quan hệ giữa con người với con người thì trong tương lai, dù ở nơi làm việc hay công việc, bạn cũng sẽ gặp khó khăn. Với tư cách là những người bố, người mẹ, bạn để ý đến điểm số của con cái là việc bình thường, nhưng mặt khác, tôi nghĩ bạn cũng nên tìm cách dạy trẻ thích ứng và hòa hợp với mọi người xung quanh.

Khóa học cho những người chăm sóc trẻ 2

Từ “la mắng”, “nổi giận” đến “truyền đạt tới trẻ

Cha mẹ la mắng hay nổi giận là do có điều muốn dạy dỗ trẻ. Nhưng nếu cứ đùng đùng nổi giận hoặc la mắng mà không giải thích lí do thì trẻ sẽ không hiểu được vì sao mình bị mắng. Chính vì vậy, cha mẹ cần tìm cách truyền đạt sao cho con hiểu. Tôi khuyên các bậc phụ huynh hãy thử làm theo năm phương pháp mà tôi đã và đang thực hiện như sau:

1) Quan sát trước khi mắng

2) Nói về điểm tốt

3) Tỏ ra cảm thông

4) Chỉ ra sai lầm cụ thể

5) Đưa ra giải pháp quan trọng hơn truy cứu nguyên nhân

QUAN SÁT TRƯỚC KHI MẮNG

Việc quan sát trước khi la mắng có hai ý nghĩa: một là xem việc la mắng đó có phù hợp hay không và hai là quá trình quan sát.

Việc mắng có phù hợp hay không nghĩa là tùy vào hoàn cảnh mà mình nói hoặc la mắng con. Ví dụ, khi trẻ đang say mê chơi game thì dù có cất tiếng gọi, thậm chí la thì nó cũng chẳng nghe. Tôi cũng thế, khi đang tập trung làm gì thì chẳng muốn ai bắt chuyện với mình. Vì thế, tôi nghĩ rằng tùy từng hoàn cảnh mà mắng mỏ trẻ. Trong những tình huống trẻ đang tập trung vào việc gì đó, khi muốn gọi trẻ thì tôi nghĩ cần phải ra một mệnh lệnh rõ ràng, lớn tiếng để cắt đứt sự tập trung của trẻ.

QUAN SÁT TRƯỚC KHI MẮNG

Ngoài ra, cũng không nên vội vàng la mắng trẻ mà cần bình tâm, nhẫn nại xem xét sự việc “đầu đuôi ra sao”. Nếu chỉ nhìn thoáng qua, chắc chắn chúng ta sẽ không hiểu hết được bản chất của sự việc. Ví dụ khi đứa con lớn làm em khóc, do chỉ nhìn thoáng qua bằng cảm tính nên có nhiều vị phụ huynh sẽ ngay lập tức la mắng người con lớn. Nhưng quá trình” không phải do người con lớn. Mà do người em đã làm hỏng bộ đồ chơi mà anh nó đã ghép, nên người anh đã la hoặc đánh người em. Khi hiểu được điều đó, cách cha mẹ mắng con chắc chắn sẽ thay đổi. Nếu nói “Mẹ biết bị phá đồ chơi con rất bực, nhưng con không được đánh em” thì sẽ có hiệu quả hơn rất nhiều so với việc gõ vào đầu và mắng con. Khi làm như thế, trẻ sẽ an tâm “mẹ đã hiểu mình”.

NÓI VỀ ĐIỂM TỐT

Khi có chuyện muốn nói với trẻ, trước hết hãy nói về điểm tốt của trẻ. Sau đó, hãy nói thật dễ hiểu những gì mình muốn nói. Nếu chỉ nói là “Con hãy dọn nhà đi” thì trẻ sẽ không làm. Nhưng khi nói “Con đã chơi thật vui nhi! Sắp đến giờ dọn nhà rồi đó” sẽ có hiệu quả.

Con người thường không muốn nghe những điều mình không thích, không quan tâm. Vì thế, trước hết, hãy kể một chuyện vui nào đó cho trẻ nghe rồi hãy nói những gì mình thực sự muốn nói. Như thế, những gì mình muốn nói sẽ truyền tới con một cách tự nhiên. Hãy dùng cách nói gián tiếp” để đánh động tâm lý đối với trẻ trước khi đi trực tiếp vào vấn để.

NÓI VỀ ĐIỂM TỐT

Ngay cả người lớn cũng vậy. Nhiều khi “đi đường vòng” sẽ có hiệu quả hơn. Chẳng hạn như trong một bữa ăn, ai đó húp một thìa súp và đột ngột la lên: “Trời ơi, mặn quá”. Nếu bạn là người nấu bữa ăn đó, bạn sẽ cảm thấy như thế nào? Chắc chắn bạn sẽ không muốn nghe những lời nói đó, cho dù đó là sự thật đi nữa. Làm một việc gì đó, ai cũng có tâm lý muốn được khen” và bạn chắc chắn cũng vậy. Nếu thay đổi cách nói, chẳng hạn: “Cơm tối nay ngon quá, nhưng nước súp thì hơi mặn” như vậy sẽ dễ nghe hơn và không làm người nấu bếp cảm thấy buồn. Khi đó, bạn sẽ vui vẻ thừa nhận “Ừm, đúng là như vậy nhỉ” và sẽ tìm cách “cứu vãn tình thể” bằng việc đứng dậy lấy nước sôi để chế thêm vào súp. Ngược lại, nếu bị “chê” trong tình huống như vậy, thì có nhiều bà nội trợ cảm thấy ấm ức”, thậm chí giận hờn, không ăn nữa và không khí gia dinh sẽ tự nhiên mất vui, căng thẳng.

Không chỉ trẻ em mà cả người lớn cũng thích khen. Nếu tôi được con khen: “Mẹ là số một, con thích mẹ nhất, mẹ mua cho con một cái… đi” thì tôi cảm thấy như được lên chín tầng mây. Dù hiểu được ẩn ý sau lời khen là “muốn gì đó” nhưng tôi vẫn cảm thấy rất đáng yêu và đa số chiểu theo ý trẻ. Do đó, tôi nghĩ rằng “khen” và nói về điểm tốt cũng là một cách nói dạo đầu tốt trước khi bắt đầu truyền đạt điều gì đó đến trẻ. Các vị phụ huynh hãy thử áp dụng xem sao nhé!

TỎ RA CẢM THÔNG

Khi trẻ đang mải mê chơi nhưng bạn muốn trẻ ngưng lại để về nhà, thì bạn sẽ nói với con như thế nào? Nếu đứa trẻ đang say mê chơi, đột nhiên bị mẹ nói: “Nào, về thôi con” thì nó sẽ khó chịu, nhưng nếu được mẹ nói: “Con vẫn muốn chơi nữa hả?” thì trẻ sẽ nghĩ là: “A, mẹ hiểu mình quá”. Chỉ nói đơn giản thế thôi nhưng sự đồng cảm này sẽ làm cho trẻ cảm thấy sự an tâm và gắn kết lòng tin vào mẹ.

Có một lần, con trai tôi đòi uống bia của bố nó. Tôi đã nói với con thế này: “Khi con trên 20 tuổi thì mới được uống”. Điều đó là đúng phải không? Thế nhưng, con trai tôi đã không nghe lời. Nó cứ làm ẩm lên: “Con muốn uống, con muốn uống cơ”. Lúc đó, ông xã tôi đã nói với con: “Con cũng thích bọt bia hả?”. Đó là sự đồng cảm. Thằng bé đã “dạ” và gật đầu rất ngoan. Chỉ lần đó là duy nhất và từ đó về sau, nó dường như quên mất loại đồ uống này và không đòi bia nữa. Sức mạnh của sự cảm thông tuyệt quá nhỉ!

CHỈ RA SAI LẦM CỤ THỂ

Khi mắng con, đừng mắng chung chung con sai hay con hư mà hãy nói với con việc nó làm là sai. Đừng nói là: “Con là đứa trẻ hư” mà hãy nói là: “Vẽ bậy lên tường là sai”… Hồi còn nhỏ, bố đã từng ra lệnh cho tôi: “Dùng đèn pin chiếu vào những tài liệu khi bố đang làm việc”. Bởi vì tôi cầm đèn pin không chắc chắn nên ánh sáng từ đèn pin bị dịch chuyển lung tung. Bố tôi đã la lớn rằng: “Mày là đồ vô dụng”. Đối với con cái, lời nói của cha mẹ có sức ảnh hưởng rất sâu sắc. Lúc đó, tôi cứ đứng im mà hứng chịu những lời cay nghiệt của bố và tự nhủ: “Phải rồi, con là đứa con vô dụng!”. Phủ định nhân cách là cách đánh gục đối phương tới mức không thể đứng dậy. Có lẽ người chửi cho đó là những lời nói nhẹ nhàng, khinh khi, nhưng với người nghe sẽ tạo ra một cú sốc lớn.

CHỈ RA SAI LẦM CỤ THỂ

Đối với những điều trẻ làm chưa đúng thì cha mẹ nên dạy trẻ thế nào? Trong trường hợp như thế, chúng ta nên giải thích cụ thể cho con: “Con cố gắng đừng để ánh sáng bị rung, mà hãy thử cầm chắc đèn pin xem nào”… sẽ tốt hơn rất nhiều? Cho nên, trong những tình huống cụ thể, nếu trẻ làm chưa tốt, hãy tìm cách truyền đạt tới trẻ rằng “Không phải con có lỗi, mà là chỗ này con làm chưa đúng!” và chỉ dẫn thật cụ thể để cho trẻ hiểu.

ĐƯA RA GIẢI PHÁP QUAN TRỌNG HƠN TRUY CỨU NGUYÊN NHÂN

Trước đây, khi con làm sai, tôi cứ khăng khăng hỏi con lý do. Khi con làm gì không được hay thất bại, tôi luôn miệng trách mắng: “Tại sao lại như thế?”, “Sao con lại làm những việc như vậy?”. Nhưng cuối cùng cũng không thể giải quyết được gì và chỉ làm cuộc trò chuyện rơi vào bế tắc. Ngay cả người lớn cũng sẽ khó trả lời những câu hỏi như: “Tại sao lại để con bị bệnh vậy hả?”…

Vì thế, đừng hỏi “Tại sao” mà hãy hỏi: “Con sẽ làm thế nào?”. Ví dụ, khi con làm vỡ chén, nếu nói: “Con sẽ làm thế nào?” thì trẻ sẽ nhận ra là mình phải lấy chổi để quét những mảnh vỡ lại.

Tôi nghĩ những câu hỏi “Tại sao” sẽ không giải quyết được vấn đề gì. Thay vào đó nên tập thói quen đặt cho trẻ những câu hỏi như “Con sẽ làm thế nào?”… Nếu trẻ hiểu được cụ thể những gì mình nên làm, thì tâm trạng sẽ không bị căng thẳng, lo sợ đến mức “đứng trơ ra như đá” và không biết trả lời thế nào.

“Con sẽ làm thế nào?” có ích cho những tình huống trẻ vì quá sợ mà đờ cả người ra. Thay vì nói “Tại sao thì thử thay đổi bằng cách nói “Con sẽ làm thế nào?”. Chắn chắn trẻ sẽ biết mình cần phải làm gì tiếp theo để cải biến tình hình.

Cùng bé yêu

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *