Bạn đã nhận được sự tin tưởng từ trẻ chưa?

Trừ một số trường hợp ngoại lệ, mọi đứa trẻ đều học được “Sự tín nhiệm cơ bản” đối với những người xung quanh thông qua việc tin tưởng mẹ của mình. “Sự tin tưởng cơ bản” này được Erikson’ gọi là “Basic trust, nó có mối liên hệ với việc giáo dục trẻ nhỏ.

Theo Erikson, việc giáo dục nếu không do người được trẻ tin tưởng thực hiện thì sẽ không thể mang lại hiệu quả. Việc bị người mà mình không tin tưởng trách mắng sẽ làm cho lòng tự trọng của đứa trẻ bị tổn thương, từ đó dẫn đến việc chúng sẽ mang trong mình tâm lý “không nghe lời” đối với lời nói của người đối diện (cha mẹ hoặc người chăm sóc chúng).

Bạn đã nhận được sự tin tưởng từ trẻ chưa?

Tình trạng này không chỉ bắt gặp ở những đứa trẻ mà ngay cả ở người trưởng thành. Đối với Erik Homburger Erikson 19021994 : Nhà phân tâm học, tâm lý học phát triển người Mỹ. Năm 1950, ông xuất bản cuốn Thời thơ ấu và xã hội, trình bày một học thuyết tâm lý xã hội về phát triển. Ông mô tả các bước quan trọng trong mối quan hệ của một người với thế giới xã hội, dựa vào sự tương tác giữa sinh học và xã hội. những người ta không tin tưởng, dù có nhận được lời khuyên từ họ thì ta cũng không muốn tiếp nhận, nhưng với người được chúng ta tin tưởng thì dù có bị họ trách mắng ta vẫn chấp nhận điều đó.

Do vậy, hãy đi theo con đường vòng” trong việc dạy trẻ. Đầu tiên, cha mẹ phải làm cho con cảm nhận được rằng mình chính là người bảo vệ con, có được sự tín nhiệm của con bằng cách lắng nghe những yêu cầu và đáp ứng nguyện vọng của chúng. Tất nhiên, việc đáp ứng được 100% yêu cầu của trẻ hẳn rất khó khăn, tuy nhiên lấy được lòng tin để dạy trẻ là một điều cần thiết.

Bruce D. Perry, bác sĩ người Mỹ, chuyên về vấn đề tinh thần của trẻ sơ sinh đã nói rằng: “Những em bé khi khóc lóc đòi hỏi điều gì đó, dù cho chúng có đòi hỏi 1000 lần, nếu được đáp ứng thì những đứa trẻ này khi lớn lên sẽ tìm thấy được niềm vui trong mối quan hệ giữa con người với con người”. Việc những yêu cầu của mình lúc nào cũng được đáp ứng sẽ làm cho đứa trẻ lớn lên với một trái tim ngập tràn vui vẻ, phấn khởi và đó sẽ trở thành nguồn sức mạnh mỗi con người.

Sẽ có lúc bạn cảm thấy khó khăn trong việc giáo dục trẻ và muốn dừng phương pháp dạy dỗ theo “Sự tin tưởng cơ bản này lại. Bạn đừng quá khắt khe trong việc đáp ứng những yêu cầu của trẻ mà ngược lại, hãy cố gắng hết sức để đáp ứng nhu cầu của chúng. Hãy thử cố hết sức mình để thiết lập sự tin tưởng nơi con. Việc áp dụng phương pháp này không bị giới hạn bởi độ tuổi và bạn có thể bắt đầu thực hiện nó bất cứ lúc nào.

Hãy yên tâm trước những đứa trẻ ngang bướng với cha mẹ

Tôi tham gia nhóm học tập của hội bảo mẫu đến nay đã được hơn bốn mươi năm. Tuy nhiên, dạo gần đây tôi thấy số lượng những đứa trẻ mà trước mặt cha mẹ luôn là những đứa trẻ ngoan, nhưng khi đến trường lại hoàn toàn phá bỏ hình ảnh đó để trở thành một đứa trẻ bướng bỉnh đang ngày càng tăng lên.

Một dạng điển hình của những đứa trẻ bướng bỉnh đó là hiện tượng đứa trẻ muốn độc chiếm giáo viên ở nhà trẻ và muốn được chiều chuộng, chăm sóc một cách thái quá như một em bé. Về chuyên môn, hiện tượng này được gọi là “đối kháng”. Dạng thứ hai của những đứa trẻ nói trên được gọi là “bạo lực”, “công kích, ý nói đến những đứa trẻ có xu hướng thích đánh đập và bắt nạt những đứa trẻ yếu thế hơn mình.

Hãy yên tâm trước những đứa trẻ ngang bướng với cha mẹ

Người ta cho rằng những việc trên được nảy sinh chủ yếu do “tâm lý bất mãn” của đứa trẻ khi phải trở thành một đứa trẻ ngoan trước mặt cha mẹ. Liệu “tâm lý bất mãn” của trẻ có phải là do phía gia đình tạo nên?

Tương lai của những đứa trẻ trên được chia làm hai dạng. Ở dạng thứ nhất, đứa trẻ bị rơi vào trạng thái “phi cộng đồng”, chẳng hạn như hạn chế tiếp xúc với người khác hoặc không muốn đến trường. Một dạng nữa đó là trường hợp những đứa trẻ có hành vi không chính đáng hay hành vi phạm tội, được gọi là “phản xã hội”.

Mặc dù đã được giáo viên ở trường mẫu giáo trao đổi về hiện tượng này, nhưng có nhiều gia đình trả lời rằng “Ở nhà bé rất ngoan, không hề có chút ngỗ nghịch nào? xen vào đó còn có những cách nói trách móc như “Đó chẳng phải là do các cô không biết dạy dỗ trẻ hay sao?”. Các bậc phụ huynh khó lòng chấp nhận được việc con mình bị người khác phủ định, nên tìm cách lảng tránh và đổ lỗi cho phía nhà trường. Do vậy, phía nhà trường cũng nên cố gắng dành ra chút thời gian để giải thích tận tình cho các bậc phụ huynh hiểu rõ tình hình của con khi đi nhà trẻ hoặc đi học ra sao.

Ở trường mẫu giáo, con bạn là một đứa trẻ ngoan, biết làm đúng quy tắc và hòa nhập tốt với cuộc sống tập thể, nhưng khi gia đình đến đón về nhà thì trẻ lại trở nên nhõng nhẽo, hay ngang bướng thì đó cũng là điều bình thường, không có gì đáng lo ngại nên bạn hãy yên tâm.

Có lẽ nhiều bà mẹ sẽ cảm thấy bối rối và nghĩ rằng: “Lúc nào mình cũng chiều chuộng nên bê da sinh hư trắng”. Nhưng chính những đứa trẻ hay đòi được mẹ ảm bồng, kì kèo đòi công, thậm chí ngang bướng với cha mẹ thì đó lại là đứa trẻ nên được yên tâm nhất về tương lai sau này. Tại sao lại như vậy? Vì những điều trên chính là minh chứng cho việc trẻ đã tin tưởng vào cha mẹ. Do tin tưởng và an tâm về bạn nên trẻ mới có thể nói với bạn những điều mà trong lòng nó mong muốn. Khi giữa cha mẹ và con cái có sự tin tưởng lẫn nhau thì việc dạy dỗ trẻ sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Cũng có những đứa trẻ trước mặt luôn tỏ ra ngoan ngoãn để được cha mẹ khen hay để không bị trách mắng. Chúng làm vậy mà không hiểu được thực chất chuyện gì là quan trọng hay không quan trọng. Khi cha mẹ và con cái đã có sự tin tưởng lẫn nhau, nếu trẻ có xao nhãng việc học, hoặc nói ra những lời ngang bướng… thì bạn sẽ hiểu được rằng – “Chuyện đó là bình thường, ngay cả người lớn cũng vậy Đồng thời, đừng lo lắng mà hãy tin rằng: “Đối với những việc phải làm cẩn thận, cậu (cô) bé này sẽ làm được mà. Vì bạn đã tin tưởng như vậy nên đứa trẻ cũng sẽ không cần ai phải giám sát mà có thề tự mình biết làm những việc nên làm.

Tuy nhiên, cần đặc biệt chú ý đến những đứa trẻ đóng vai một đứa trẻ ngoan trước mặt cha mẹ. Đứng cảm thấy yên tâm khi nghĩ rằng một đứa trẻ không nghịch ngợm là một đứa trẻ ngoan, đôi khi ng lớn cũng cần để ý xem thực ra trẻ có đang vướng phải áp lực gì không.

Nguyên nhân nào khiến trẻ bất mãn?

Như đã nói ở trên, những đứa trẻ có khuynh hướng muốn trở về như một em bé, hoặc những đứa trẻ thích “tấn công người khác đều xuất phát từ “tâm lí bất mãn”. Thay vì la rây trẻ về việc đòi hỏi được chiều chuộng, hoặc la mắng trẻ “Không được bạo lực như thể, thì bạn hãy thử suy nghĩ xem điều gì đã khiến trẻ có những hành động bất mãn như vậy.

Nguyên nhân không hẳn chỉ nằm trong những vấn đề như: “Hôm nay bé ngủ đã đủ chưa”, hoặc “Bé có cãi nhau với bạn bè ở trường không?”… mà bạn hãy thử nghĩ kỹ xem thường ngày mình có làm gì khiến cho bé nảy sinh “tâm lý bất mãn” hay không?

Nguyên nhân nào khiến trẻ bất mãn?

Trong cuộc sống, không ai mà không có lúc cảm thấy bất mãn. Tuy nhiên, từ trong tâm lí bất mãn ấy cũng có những người mong muốn hoàn thiện bản thân. Do vậy, bất mãn không hoàn toàn là điều xấu. Tuy nhiên, nếu thấy trẻ có khuynh hướng công kích người khác, hay có trạng thái lo lắng thì chúng ta nên cố gắng tập thói quen quan tâm đến nguồn gốc dẫn đến tâm lí bất mãn của trẻ.

Khi sự bất mãn của trẻ thể hiện mạnh mẽ, điều đó dường như cũng thể hiện sự bất mãn của cha mẹ đã gia tăng. Bản thân cha mẹ đôi khi cũng có sự bất mãn về những chuyện thường ngày trong công việc hay mâu thuẫn gia đình… Khi sự bất mãn của cả người lớn và trẻ con cùng dâng lên mạnh mẽ, họ lại có khuynh hướng công kích người xung quanh. Bằng cách la mắng, hoặc có những hành vi tương tự, người lớn đã gây ra áp lực cho trẻ. Vì vậy, khi cảm thấy sự bất mãn của mình bị tích tụ quá nhiều thì chúng ta hãy tìm biện pháp để giải tỏa chúng. Một cuộc điện thoại dài với bạn bè, hay đắm mình vào thế giới những sở thích cá nhân cũng là một trong những biện pháp mang lại hiệu quả. Kết quả của việc người lớn giải tỏa được áp lực đó là những bất mãn của trẻ nhỏ cũng trở nên ít dần đi.

Nếu gia đình và nhà trường có sự kết hợp với nhau để giáo dục trẻ thì sẽ đem lại hiệu quả tích cực. Gia đình và nhà trường cũng như hai bánh của một chiếc xe, khi cả hai chiếc bánh xe đều quay cùng một hướng thì sự trưởng thành của trẻ cũng được phát triển một cách dễ dàng. Nếu ở nhà, trẻ nhận được sự dạy dỗ, chăm sóc từ phía gia đình, thì trong một tập thể, trẻ lại học được cách tự chăm sóc mình thành thạo hơn.

Khi trẻ lớn tiếng, cha mẹ tỏ thái độ: “ối ối, sợ quá, sợ quá”

Giai đoạn từ hai đến ba tuổi, trẻ bắt đầu bước vào thời kì bướng bỉnh. Đôi lúc trẻ sẽ tỏ thái độ tức giận và sử dụng những từ ngữ thô lỗ. Tùy vào độ tuổi mà những chuyện như thế sẽ xảy ra ít hay nhiều. Khi cậu (cô) bé đột nhiên nói những lời sỗ sàng, chúng ta hãy đáp lại rằng: “Ôi ối, sợ quá, sợ quá!”.

Nếu bạn nghĩ “Con cái không được phép có kiểu nói chuyện như thế!” và nổi giận lên thì sẽ không hiệu quả. Những mệnh lệnh tương tự như: “Đi ra đằng kia ngay!”, “Con ồn ào quá! Im ngay!”… sẽ làm cho bầu không khí trở nên căng thẳng và thậm chí tình thế chuyển thành hai mẹ con cãi nhau”. 

Khi trẻ lớn tiếng, cha mẹ tỏ thái độ: “ối ối, sợ quá, sợ quá”

Để tránh tình hình đó, bạn nên cố gắng hạ hỏa” và bình tĩnh, nhẹ nhàng nói với trẻ rằng: “Õi ối, sợ quá, sợ quá. Đây cũng là cách để bạn truyền đạt cho trẻ hiểu rằng bạn không thích điều mà trẻ vừa nói. Nếu bạn lỡ nói ra những câu như “Mấy cái từ đó mà con cũng nói nữa hả?”… thì dù không có ác ý gì với trẻ nhưng vô tình cách nói đó sẽ làm cho trẻ bị tổn thương nhiều hơn.

Ngoài ra, khi thấy trẻ có hành động thô lỗ với một vật gì đó, tốt hơn hết bạn cũng nên nhẹ nhàng bảo với cho trẻ rằng: “Ối ối, sợ quá, sợ quá. Con làm như vậy nên nó sợ rồi đấy”.

Từ “sự dịu dàng của mẹ” đến “sự nghiêm khắc của cha”

Để lớn lên trẻ không gặp khó khăn, cha mẹ có nghĩa vụ tập cho bé thành thạo các thói quen sinh hoạt hàng ngày và biết cách ứng xử. Trước khi nói đến những điều cần chú ý trong việc dạy trẻ, chúng ta hãy nói đến tầm quan trọng về “sự dịu dàng của mẹ” (mẫu tính) và “sự nghiêm khắc của cha” (phụ tính) trong việc dạy trẻ. Nuôi dạy và giáo dục con cái không chỉ là bổn phận và trách nhiệm của riêng người cha hay người mẹ mà còn cần sự hợp sức của cả hai.

“Sự dịu dàng của mẹ” nghĩa là người mẹ cố gắng tạo cho trẻ không gian mà ở đó trẻ được lắng nghe, được khoan dung và mang lại cho trẻ sự yên bình, không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Nếu làm được điều đó thì dù trẻ có gặp phải chuyện gì đi nữa nhưng khi trở về nhà, con sẽ cảm thấy bớt căng thẳng. Ngay cả khi bị la mắng nhưng trong phút chốc trẻ sẽ nhanh chóng cảm thấy tất cả mọi chuyện dường như được tha thứ, bởi vì trẻ thấy được sự che chở và có một mối quan hệ ấm áp với mẹ. Bạn hãy nói với trẻ rằng “Hãy là chính mình” và nên tiếp thu, lắng nghe, độ lượng, thừa nhận và che chở cho trẻ.

“Sự nghiêm khắc của cha” là thái độ nghiêm khắc với những quy luật, quy tắc, nghĩa vụ hay những lời hứa dành cho trẻ. Thậm chí cả việc xử phạt trẻ những khi cần thiết.

Ngược với những lời nói dịu dàng của mẹ “Hãy là chính mình” thì “sự nghiêm khắc” của cha được thể hiện qua những câu nói mệnh lệnh: “Không được làm thế” hay “Bố cấm con làm những việc như vậy”…

Cả “sự dịu dàng của mẹ” lẫn “sự nghiêm khắc của cha” đều rất cần thiết cho sự trưởng thành, giáo dục và hình thành nhân cách của trẻ. Tuy nhiên, sử dụng hiệu quả cả hai phương pháp không hề đơn giản.

Các bậc phụ huynh đã nhầm khi nghĩ trẻ còn bé nên vội vàng thực hiện cả “sự dịu dàng của mẹ” lẫn “sự nghiêm khắc của cha”. Tôi nghĩ điều đó là không nên. Đầu tiên, hãy truyền đến bé thật nhiều sự dịu dàng của mẹ”, sau đó hãy từ từ truyền “sự nghiêm khắc của cha” thì sẽ tốt hơn. Có nghĩa là đầu tiên làm cho bé cảm thấy được đáp ứng, sau đó từ từ dạy bé bằng sự nghiêm khắc.

Tuy nhiên, đừng lo lắng nếu bé thiếu đi sự nghiêm khắc của người cha. Có nhiều trường hợp cho thấy, dù trong gia đình chỉ có sự dịu dàng của mẹ” thôi thì bé vẫn có thể phát triển tốt. Bé sẽ hoc “sự nghiêm khắc” từ môi trường ngoài gia đình như trường học và môi trường xung quanh.

Ở thời đại mà các lĩnh vực của xã hội thực hiện tốt chức năng của mình thì chức năng “mẫu tính” cũng được phát huy thông qua sự tồn tại của những người thân cận xung quanh. (ở đây chỉ sự yêu thương của những người xung quanh trẻ). Do vậy, không chỉ gia đình và xã hội cũng sẽ tiếp nhận, bao dung, che chở cho trẻ.

Điều cần chú ý khi dạy trẻ đó là, hãy yên tâm với những đứa trẻ ngang bướng và hãy tự hỏi trẻ đã thực sự cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ hay chưa. Đầu tiên, hãy làm cho trẻ được đáp ứng bằng sự yêu thương dịu dàng “mẫu tính” hơn là vội vàng nghiêm khắc, như thế sẽ đảm bảo sự phát triển đúng hướng cho trẻ.

Phương pháp dạy dỗ dành cho những trẻ khó bảo

Tham gia nhóm học tập của hội bảo mẫu đã giúp tôi hiểu được một điều rằng, ở những gia đình thiếu đi “sự dịu dàng của mẹ” thì việc dạy bảo sẽ trở nên khó khăn đối với những trẻ đang trong giai đoạn phát triển.

Khi gặp những bé trong trường hợp như vậy, người bảo mẫu cố gắng mang đến cho trẻ “sự dịu dàng của mẹ”. Dù cho bé bao nhiêu tuổi, chỉ cần chú ý lắng nghe, chở che và dạy dỗ trẻ thì trẻ sẽ phát triển tích cực.

Phương pháp dạy dỗ dành cho những trẻ khó bảo

Gần đây, cụm từ “Iku men” rất thịnh hành, Có vẻ như đã xuất hiện rất nhiều ông bố hiền lành, dịu dàng không thua các bà mẹ. Nhưng tôi lại cho rằng việc trong nhà có đến hai “bà mẹ” như thế thực không tốt chút nào. Một người cha nên hoàn thành tốt vai trò của mình, trở thành người đàn ông trụ cột trong gia đình để mọi người có thể dựa vào. Hãy dành phần dịu dàng cho các bà mẹ.

Điều tất nhiên, và quan trọng nữa đó là trong gia đình không chỉ có người mẹ mà tất cả các thành viên khác đều cần lắng nghe những điều trẻ nói.

Đừng vội vàng hoàn thiện trẻ

Dạy dỗ trẻ cũng như đặt nền móng cho một ngôi nhà vậy. Dù thời gian có trôi, nếu nền móng ngôi nhà được xây dựng một cách cẩn thận và vững chắc thì độ bền vững sẽ không bị suy giảm.

Nếu bỏ sót bước căn bản là xây “nền móng thì sau này có bỏ nhiều tiền ra để giáo dục hay cho trẻ du vào trường đại học tốt thì cũng đã muộn. Cũng như dù bạn có chọn một ngôi nhà thật đắt giá, sử dụng màu sơn đẹp nhưng ngôi nhà đó sẽ khó vững chắc nếu bỏ sót bước đặt nền móng.

Không nên quá gấp gáp và làm sai trình tự các bước dạy dỗ đối với sự phát triển của trẻ. Đầu tiên, hãy xây dựng cho bé một nền móng thật vững chắc rối sau đó từ từ tiến lên. Nếu nền tảng đã được xây dựng một cách vững vàng rồi thì sau này khi bước ra cuộc sống, trẻ vẫn có thể đứng vững và giữ lập trường của mình trước những sóng gió của cuộc đời.

Kiên nhẫn với những trẻ cai sữa và bỏ tã muộn

Ở nhà tôi, con trai đầu và con trai thứ chỉ cách nhau hơn một năm, vì vậy dù đứa đầu đã bỏ bú mẹ, nhưng đôi khi vẫn ghen tị với em trai của nó. Những khi như vậy, tôi không mắng nó: “Con đã là anh trai rói, sao mà kì quá vậy”, mà nói rằng “Bên ngực này là của XX (tên đứa con sau), còn bên này là của YY nhé (tên của đứa đầu)”

Đừng gọi bé là “anh trai” hay “chị gái” mà hãy gọi bằng tên của bé. Khi bạn gọi như thế, đứa lớn sẽ cảm thấy “mẹ không cần con nữa rồi” vì nghĩ rằng anh trai (chị gái) lớn rồi nên mẹ chỉ thương em mà thôi.

Kiên nhẫn với những trẻ cai sữa và bỏ tã muộn

Vợ tôi từng nói rằng: “Phải kiên nhẫn với những đứa trẻ cai sữa và bỏ tã muộn. Chính vì vậy, cô ấy đã khuyên những bà mẹ trẻ: “Tã thì sớm muộn gi cũng phải bỏ thôi, nên không cần phải vội vàng đầu. Những đứa trẻ bỏ tã chậm sau này sẽ trở thành người vững vàng hơn đó”. Đây là nhận định rút ra từ những trải nghiệm của vợ tôi. Tôi nghĩ đó không chỉ là kinh nghiệm nuôi ba đứa con trai của vợ, dù có quan sát những nhà khác thì cũng sẽ thấy được khuynh hướng như vậy.

Tóm lại, nếu như nhận được đầy đủ tình yêu thương từ mọi người thì trẻ sẽ trở nên tự tin và cũng sẽ được người khác tin tưởng.

Trường hợp của gia đình thấy Masami Sasaki 

Bổ vợ của tôi lên cấp Một vấn còn bú mẹ

Bổ vợ của tôi là học trò của Uchimura Kanzo. Ông là giáo viên quốc ngữ của một trường trung học phổ thông dưới chế độ cũ. Bố sinh vào thoi Minh Tri, khi đứng trước mặt học sinh lúc nào cũng phè phản chiến tranh thế giới thứ hai ràng “Đây là một cuộc chiến tranh phi chính nghĩa và ông luôn bận rộn với những công việc ở trường

Thời đó, quyền lực của quân đội rất mạnh, phê phán chiến tranh là điều hết sức dại dột. Tuy bị quân đội bắt giữ, thậm chí bỏ tù, nhưng ông vẫn kiên quyết giữ vững quan điểm ấy của minh. Cho đến bây giờ, tôi vẫn rất ngưỡng mộ con người mạnh mẽ như ông Lúc đó, dường như mọi người đều cho rằng đây là cuộc chiến tranh sai lầm nhưng họ bị bắt buộc phải tán thành nó. Vào lúc mà người ta bị buộc phải ủng hộ chiến tranh thì một người luôn giữ vững ý chí và kháng cự lại như ông quả thực rất có chí khí

Bố vợ tôi sinh ra tại Hidatakayama thuộc tỉnh Gifu, lúc nhỏ, ông nổi tiếng trong làng về việc tuy đã lên cấp Một nhưng vẫn còn bú mẹ. Ngoài ra, Hakuho Sho, một sumo nổi tiếng ở Yokohama cũng từng nói rằng đến khi 15 tuổi cơ thể ông vẫn còn nhỏ và lúc đó ông vẫn còn nằm ngủ giữa cha và mẹ. Trong lịch sử nhiều bậc vĩ nhân cũng có những chuyện tương tự như trên. Vậy sức mạnh của họ từ đầu mà có? Có thể từ lúc nhỏ họ đã được truyền đạt một cách đầy đủ sự nghiêm khắc của cha và được tích lũy dần dần trong con người họ. Điều đó trở thành nguyên nhân để khi bước ra xã hội, họ có thể trở thành một người biết vì bản thân và vi mọi người mà cố gắng.

Nhiều người cho rằng, từ mùa hè năm bé lên 2 tuổi, hãy bỏ tā Tuy nhiên, hiện nay vào mùa đông, mọi người đã có thể giữ ấm bằng máy điều hòa nên cũng không cần chú ý lắm đến vấn đề thời tiết. Bạn hãy cứ nghĩ rằng sẽ chẳng có ai quá 20 tuổi rồi mà vẫn mặc tã (mặc dù trước đó vẫn còn mang suốt) và hãy cảm thấy yên tâm về điều này, nên cứ điềm tĩnh chờ đến thời kì con tự bỏ tã.

Nuôi dưỡng khả năng chia sẻ nỗi buồn

Khi còn nhỏ, nếu trẻ được cha mẹ lắng nghe chuyện của mình và nhận được sự giúp đỡ từ cha mẹ thì lớn lên chúng sẽ giỏi hơn những đứa trẻ khác trong việc tuân thủ luật lệ, quy tắc, lời hứa, biết tiếp thu cảm giác của bạn bè và mọi người xung quanh.

Nhà tâm lý học Henri Wallon đã nói rằng: “Việc không được chia sẻ niềm vui một cách đầy đủ sẽ làm cho trẻ không thể phát triển khả năng biết chia sẻ nỗi buồn với người khác”.

Để có thể bắt đầu dạy cho trẻ biết chia sẻ niềm vui, cha mẹ hãy làm sao để trẻ cảm nhận được rằng “đem đến niềm vui cho con cũng chính là niềm vui của cha mẹ”. Cũng giống như thế, việc dạy trẻ biết chia sẻ nỗi buồn chính là phải làm sao để trẻ trở thành người biết quan tâm, để ý đến người khác.

Theo nghiên cứu ở trong và ngoài nước, những trường học ở Nhật là nơi có nạn bắt nạt xảy ra phổ biến nhất. Những đứa trẻ cảm thấy thích thú khi bắt nạt bạn bè thường là những đứa trẻ không được chia sẻ nỗi buồn một cách đầy đủ. Nội cách khác, ngay từ lúc còn nhỏ, năng lực chia sẻ niềm vui của những đứa trẻ này đã không được phát triển, do vậy chúng cũng không có khả năng sẻ chia nỗi buồn với người khác.

Giữa bạn bè, đồng nghiệp, vì có sự an tâm, tin tưởng đối với nhau, nên mới có thể xuất hiện quan hệ giúp đỡ lẫn nhau. Tôi cho rằng những đứa trẻ không xây dựng được những mối quan hệ như vậy với mọi người sẽ dễ rơi vào trạng thái bắt nạt người khác hoặc bị bắt nạt.

Muốn vui cùng con

Theo nghiên cứu của Henri Wallon, những đứa trẻ sau khi sinh từ 4-5 tháng đã bắt đầu muốn cha mẹ chú ý tới mình và có nhu cầu muốn được bể, muốn được cho ăn no. Tuy nhiên, sau 4-5 tháng, trẻ muốn được mẹ ôm vào lòng cho bú, bên cạnh đó còn muốn mẹ cũng cảm nhận được sự vui mừng của mình. Nói cách khác, trẻ có nhu cầu vừa muốn bạn làm cho mình được vui, vừa muốn bạn cũng cảm thấy vui vì điều đó. Những tình cảm được phân biệt một cách rõ ràng như thế này sẽ làm cho trẻ trưởng thành.

Từ việc muốn chia sẻ niềm vui, trẻ cũng sẽ phát triển kỹ năng giao tiếp với người khác. Những đứa trẻ tích lũy được nhiều kinh nghiệm sẽ phát triển theo hướng biết khoan dung với bản thân mình và cả người khác, nhờ đó giúp trẻ dễ xây dựng được những mối quan hệ sau này.

Nếu lúc còn nhỏ, trẻ ít được chia sẻ thì bây giờ chúng ta hãy bồi đắp bằng cách tiếp nhận những cảm xúc của trẻ qua việc thường xuyên lắng nghe trẻ nói và đáp ứng những yêu cầu của trẻ.

Những khi trẻ buồn, hãy cho trẻ thấy rằng bố mẹ cũng buồn. Khi trẻ khóc vì bạn la mắng, bạn cũng chảy nước mắt. Đây chính là sự giao tiếp có tính bản năng của con người. Nếu đứa trẻ có khả năng chia sẻ niềm vui và nỗi buồn cùng bố mẹ thì lớn lên trẻ sẽ phát triển vững chắc và độc lập.

Lúc nào cũng có người dõi theo con đấy!

Tại trường đại học Colorado (Mỹ), nhà nghiên cứu Robert N. Emde chuyên về vấn đề tâm thần y học của trẻ sơ sinh. Tôi đã ấn tượng sâu sắc khi nghe ông giảng về hành vi phạm tội của trẻ vị thành niên: “Những đứa trẻ có hành vi không chính đáng hay phạm tội trong giai đoạn dậy thì, đa số đều có một đặc điểm chung trong quá trình giáo dục những năm đầu đời. Nhất là trong khoảng thời gian sau khi sinh từ 6 tháng đến 1 tuổi rưỡi”.

Lúc nào cũng có người dõi theo con đấy!

Thông thường, sau khi sinh khoảng 6 tháng thì những đứa trẻ đã bắt đầu biết bò, hơn 1 tuổi đã lò dò biết đi. Lúc đó, trẻ sẽ vui sướng vì có thể tự di chuyển theo chủ ý của mình. Cùng với tính hiếu kì và thích khám phá, đây là giai đoạn trẻ bắt đầu thời kì thích sinh hoạt một cách độc lập. Trong thời kì này, trẻ bắt đầu trở nên hoạt bát và sẽ hành động theo suy nghĩ của mình, nhưng vẫn luôn cảm thấy lo lắng. Tuy trẻ dường như muốn hành động theo ý của mình, nhưng lại luôn cảm thấy lo sợ về việc tự mình khám phá những điều mới mẻ ở xung quanh.

Khi trẻ nhìn thấy những đồ vật lạ mà không thể hỏi người khác thì chúng sẽ hành động như thế nào? Lúc đó trẻ sẽ quay phắt lại, tìm xem mẹ mình có đang ở đó dõi theo hay không. Việc trông nom trẻ tốt nhất vẫn là mẹ, nhưng có thể được bà hoặc cô bảo mẫu thực hiện. Điều quan trọng là khi trẻ ngoảnh lại phía sau thì “phải có người ở đó và chăm chú dõi theo trẻ” Khi xác nhận được “có ai ở đó dõi theo”, trẻ sẽ thấy yên tâm và tiếp tục hành trình khám phá của mình.

Người ta đã thử kiểm nghiệm và thống kê cho thấy rằng, đối với những đứa trẻ lúc nào nhìn lại phía sau cũng có người luôn ở đó để dõi theo mình, thì khi lớn lên có hành vi không chính đáng và phạm pháp chiếm tỉ lệ rất thấp. Ngược lại, những đứa trẻ nhiều lần nhìn ra sau nhưng không thấy ai ở sau dõi theo thì sau này lớn lên dễ xảy ra hành vi không chính đáng hoặc phạm pháp.

Độ tuổi của trẻ không phải là vấn đề quan trọng de thực hiện sự “dõi theo” này. Dù trẻ hơn I tuổi rưỡi hoặc lên 3, lên 5 tuổi, thậm chí đã học tiểu học thì ý nghĩa của việc giáo dục làm sao để trẻ có cảm giác “luôn có người dõi theo” cũng vẫn cần được duy trì.

Thực tế, khi đi học trường mẫu giáo hay ở trường học, lúc trẻ nhìn lại phía sau cũng thường không có ánh mắt của mẹ dõi theo. Tuy nhiên, khi về nhà, trẻ sẽ lại nhận được tình yêu thương và sự dõi eo của mẹ. Tất cả những điều trên sẽ làm cho trẻ hình dung rằng: “Lúc nào mẹ và gia đình cũng chú ý đến mình”. Việc nuôi dạy và truyền những cảm giác đó cho trẻ là một việc rất quan trọng. Nếu nghĩ rằng có người luôn dõi theo mình thì trẻ sẽ an tâm, vui sướng và cảm thấy mình được truyền năng lượng để trưởng thành trong cuộc đời.

Robert N. Emde gọi việc nhìn ra sau và thấy người luôn dõi theo là “Tham chiếu xã hội” (Social Referencing). Muốn tuân thủ theo luật lệ và giữ lời hứa thì việc cảm thấy rằng mình không đơn độc, lúc nào cũng có người luôn dõi theo mình là điều rất cần thiết trong quá trình nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, đặc biệt ở giai đoạn trẻ còn nhỏ.

Nếu thấy trẻ sắp làm việc xấu, mẹ hãy nhẹ nhàng nhắc nhở: “Ông trời đang nhìn con đấy”. Câu nói này chắc không quá xa lạ với chúng ta nhưng rất có ích phải không?

Không làm phiền người khác có phải là tự lập hay không?

Khi dạy trẻ, bạn có hay nói rằng: “Không được làm phiền người khác” hoặc “Việc của con thì tự con giải quyết đi” hay không? Ngay cả các bậc cha mẹ từ khi còn nhỏ cũng được dạy dỗ như thế nên họ cho rằng điều đó là hợp lý.

Hàng ngày, chúng ta cũng thường nghe rằng: “Việc chiều chuộng, chăm sóc người khác một cách thái quá là không tốt”, “Không được phụ thuộc vào người khác”… Phải biết sống tự lập. Nhưng việc chăm sóc người khác, làm phiền người khác liệu có ảnh hưởng tiêu cực như người ta vẫn nói không? 

Không làm phiền người khác có phải là tự lập hay không?

Ở nhà, lúc nào tôi cũng được vợ chăm sóc rất chu đáo. Ngược lại, vợ tôi cũng có nhiều việc cần đến sự chăm sóc của tôi. Chỉ những người lúc nào cũng nhờ người khác giúp nhưng khi người khác nhờ là từ chối, đó mới là sự phụ thuộc” không tốt. Một mối quan hệ phụ thuộc tương hỗ lí tưởng đó là hai bên cùng phụ thuộc và được phụ thuộc lẫn nhau.

Do vậy, bạn cứ mạnh dạn bảo với trẻ rằng: “Nếu có việc cần hãy nhờ bạn bè giúp và hãy giúp bạn khi được nhờ”. Nếu rèn cho trẻ thói quen này, trẻ sẽ không phải “thui thủi một mình” mà có thể an tâm trông cậy vào bạn bè. Dù là lúc làm bài tập, vui chơi hay khi trẻ gặp khó khăn, bạn hãy luôn nhắc trẻ rằng: “Hãy thử nhờ bạn bè của con”. Khi được tin cậy, bạn bè sẽ cố gắng hết sức để giúp. Trong cuộc sống, không có gì cô đơn bằng việc không nhận được sự trông cậy từ người khác.

Ngay từ lúc còn nhỏ, nếu không dạy trẻ ý thức về việc “vui vẻ khi người khác nhờ vả” thì trẻ cũng sẽ khó trông cậy vào người khác. Trẻ con cũng biết tự hào khi giúp đỡ ai đó. Ngay cả trong quan hệ vợ chồng, sự giúp đỡ lẫn nhau sẽ làm cho mối quan hệ trở nên gắn bó sâu sắc và đem lại cảm giác yên bình. Nhờ đó, vợ chồng mới có thể cùng nhau vượt qua những đắng cay của cuộc đời.

Con người không thể sống một mình. Do vậy, giúp đỡ lẫn nhau là việc cần thiết và có ý nghĩa trong mối quan hệ giữa con người với con người.

Hãy sống tin tưởng và giúp đỡ lẫn nhau 

Việc nhờ cậy người khác và được người khác nhờ cậy quan trọng như thế nào?

Bác sĩ chuyên khoa tâm thần người Mỹ Harry Stack Sullivan đã nói rằng: “Tất cả những người bị bệnh về tinh thần hoặc bị những người xung quanh thiếu tin tưởng thì đều gặp khó khăn trong giao tiếp Ông đã chủ trương rằng: “Để điều trị cho những người bị bệnh về tâm thần, phương pháp duy nhất đó là phục hồi và tái điều tiết những mối quan hệ xã hội cho họ”

Với những đứa trẻ đang trong thời kỳ phát triển, khi nói: “Cha (mẹ) muốn con hãy tự lập sẽ rất dễ làm cho bé hiểu nhầm thành “cô lập” vì hai khái niệm “cô lập” và “tự lập” rất gần nghĩa với nhau. Bố mẹ hãy nói với con: “Con hãy an tâm nhờ vả mọi người và hãy để mọi người cũng trông cậy vào mình”. Tự lập chính là sự phụ thuộc tương hỗ trong mối quan hệ nào đó chứ không phải tách mình riêng biệt. Để cho trẻ hiểu được điều này, trước hết cha mẹ hãy hành động “làm gương” để cho con bắt chước. Như thế sẽ tốt hơn là chỉ thuyết giáo bằng miệng, trẻ dễ dàng tiếp thu khi quan sát mọi người xung quanh.

Cùng nhau học nhóm và vui chơi sau giờ học

Lúc nhỏ, việc học ở trường của tôi khá tốt, vì vậy mỗi ngày, sau khi tan học các bạn lại đến nhà tôi để cùng làm bài tập về nhà. Chúng tôi hoàn thành bài tập rất nhanh và sau đó cùng ùa ra ngoài chơi cho đến khi mặt trời lặn mới về nhà.

Dĩ nhiên, tôi không chỉ bị ép chép bài cho các bạn mà ngược lại cũng học được nhiều điều thú vị từ các bạn mình. Chẳng hạn như cách làm ngựa tre, cách chơi con quay hay cách làm chuồn chuồn bằng tre có thể bay được… Những điều tôi không biết thì bạn lại rất rành nên chúng tôi chơi với nhau rất vui vẻ.

Chắc chắn trên đời không một ai là biết và giỏi hết tất cả mọi việc. Cũng có người hiểu biết nhiều linh vực, nhưng đa số mọi người đều có chuyện giỏi, có chuyện không giỏi vì năng lực của chúng ta là có giới hạn. Nếu ai cũng đem những điều mình biết để chỉ bảo cho những người chưa biết và tất cả những người giỏi biết giúp đỡ những người chưa giỏi thì cuộc sống này tốt đẹp biết bao. Vì vậy, mọi người cứ yên tâm nhờ và giúp đỡ lẫn nhau nhé.

6 phương pháp tạo ra ADN đính kèm

Sẽ đến lúc những đứa trẻ lớn lên và rời xa cha mẹ để tự sống độc lập. Tất cả cha mẹ hẳn đều mong muốn cuộc sống của con sau này cũng sẽ trôi qua êm đềm và trẻ cũng sẽ dần dần tự giải quyết được các vấn để như “cởi ra thì tự biết mang vào’, “bẩn thì biết rửa cho sạch”, “lấy ra thì biết cất vào”… mà trước đây đã được dạy. Việc tích lũy những kỹ năng sống hoàn toàn giống như việc được cấy ghép thêm ADN. Ở đây, tôi gọi đó là phương pháp tạo ra “ADN đính kèm”. Nếu trẻ tập được những thói quen cơ bản như vậy thì bố mẹ mới yên tâm để cho con sống tự lập ngoài xã hội.

Dưới đây là 6 phương pháp luyện tập cho trẻ:

1. SỬ DỤNG BIỆN PHÁP “MÔ PHỎNG”

Trẻ con khi thấy người lớn làm việc gì cũng lập tức bắt chước theo, còn giảng giải với trẻ háu như không có tác dụng. Lúc sinh thêm đứa con thứ hai, tôi toàn ẵm bé rồi dùng chân để đóng cửa. Ngay lập tức, đứa con đầu bắt chước làm theo rất nhanh khiến tôi phải bật cười. Ngoài ra, cái cách mà nó tức giận với con gấu bông cũng y như lúc tôi tức giận đã khiến tôi giật mình.

Bên cạnh đó, trẻ cũng rất giỏi trong việc bắt chước anh em hay bạn bè. Khi chưa biết bò, đứa con thứ hai của tôi trông thấy một đứa trẻ đã biết bò thành thạo, lập tức nó cũng bắt chước làm theo. Khi thấy anh nó học bài, tôi nghe thấy nó bập bẹ bắt chước đọc theo và cũng đã thuộc bảng chữ cái từ lúc nào không biết. Dù rằng bố mẹ nào cũng háo hức trong việc dạy bảo cho con, nhưng cũng có rất nhiều việc mà tự bé có thể bắt chước và làm theo được.

Hãy sử dụng biện pháp mô phỏng này vào việc dạy dỗ trẻ. Những “ADN đính kèm” nào mà bố mẹ muốn ghép vào cho trẻ thì trước hết bố mẹ hãy ý thức làm cho bé xem trước. Chẳng hạn như ăn xong phải đánh răng, đi vệ sinh xong phải dội nước… Những việc như vậy cứ lặp đi lặp lại thì trẻ cũng sẽ tự nhiên xem đó là những việc mình phải làm. Ngay cả thói quen dọn dẹp, lau dọn cũng vậy.

2. MỌI VẬT XUNG QUANH ĐỀU CÓ SỨC SỐNG

Trẻ nhỏ dường như cảm thấy rằng tất cả những vật chung quanh mình đều có sự sống. Về cơ bản đến khoảng 9 tuổi, đứa trẻ nào cũng có khuynh hướng cảm nhận như vậy. Chúng tin rằng tất cả những gì xung quanh mình như con gấu bông, những bông hoa trong luống, những bộ quần áo… đều có trái tim.

MỌI VẬT XUNG QUANH ĐỀU CÓ SỨC SỐNG

Trong những cuốn truyện tranh, tất cả động vật, thực vật và những thứ khác thường được miêu tả nhân cách hóa lên như con người. Đối với người lớn, đây rõ ràng là sự hư cấu, nhưng đối với trẻ con thì đây hoàn toàn là chuyện hết sức tự nhiên. Trong suy nghĩ của trẻ, dường như không tồn tại ranh giới giữa mơ mộng và hiện thực, trẻ sống trong cả hai thế giới đó,

Bạn hãy điều chỉnh suy nghĩ của mình cho giống với suy nghĩ của đứa trẻ, thử bắt chuyện với trẻ rằng “Tất cả mọi vật xung quanh chúng ta đều sống nhỉ? “Nếu con ném đồ chơi, nó sẽ đau mà khóc đó”, “Nếu con mang bít tất vào thì nó sẽ vui lắm đấy”… Bằng cách bước vào thế giới của trẻ, bố mẹ sẽ cảm thấy thích thú và dễ dàng giao tiếp với con.

3. BIỂU THỊ CỤ THỂ

“Mẹ đã nói với con bao nhiêu lần rồi, sao con vẫn không chịu tiếp thu”, “Mẹ đã nói rồi mà con vẫn làm theo ý mình hả?”… Bạn có thường nói với con những câu như thế không? Không phải trẻ không nghe mà có lẽ do con không hiểu được những gì cha mę nói mà thôi.

Hồi còn nhỏ, lúc tôi đang ăn, mẹ nói “Kande”] nhưng tôi không hiểu mẹ tôi muốn nói gì và đã bị mắng.

Không chỉ mẹ tôi mà đối với các bà mẹ khác, chắc ở những trường hợp tương tự cũng sẽ nghĩ rằng đứa trẻ không nghe lời mình: “Con làm cái gì vậy? Mẹ nói rồi mà vẫn không nghe hả?? Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng có nhiều từ mà người lớn sử dụng nhưng trẻ con không hiểu. Do vậy, chúng ta nên sử dụng những từ khiến chúng thấy dễ hiểu, dễ liên tưởng.

Khi nói với trẻ, bạn hãy cố gắng chuyển thành những từ ngữ sao cho dễ hiểu và dễ hình dung nhé. Chẳng hạn như thay vì nói “Đừng có chạy lăng xăng nữa, hãy nói “Ngồi lên ghế nào”, hay “Thay quần áo cẩn thận nào” thành “Cài cúc áo vào con nh.. Càng nói cụ thể, trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu hơn.

4. BÚP BÊ CHÓP CHÉP

Hãy sử dụng phương pháp “giả làm búp bê”. Dù ở nhà chúng ta không có búp bê thì cũng không cần phải cất công đi mua đâu. Bạn hãy luồn tay vào đôi tất để giả làm búp bê.

Trong giờ cơm, ta đưa cánh tay đã giả búp bê trước mắt trẻ, vừa làm hình dáng như cái miệng đang nói, và nói với bé: “Ăn cơm nào”. Trẻ con sẽ thấy vui vẻ, muốn kéo dài cuộc chơi và có hứng thú với chuyện ăn uống hơn.

Lúc đi ra ngoài, hãy dùng con búp bê vẫy tay và nói: “Nào, cùng đi thôi” sau đó đếm 1, 2, 1, 2… và bước đều. Cách này sẽ mang lại hiệu quả hơn là làm vẻ mặt nghiêm nghị, nói “đi thôi”.

Khi đóng vai con búp bê biết nói, bản thân cha mẹ dường như cũng sẽ đổi sang một tính cách khác, nên giọng điệu cũng đổi và sự tức giận dường như không còn, Điều này quả thật rất tốt. Bản thân bố mẹ cũng sẽ cảm thấy vui vẻ nên hãy thường xuyên thu cảm giác thư giãn đó nhé!

5. SỬ DỤNG TRUYỆN TRANH VÀ POSTER

Sử dụng truyện tranh và poster cũng là một phương pháp được khuyến khích trong quá trình dạy trẻ.

Hiện nay những “truyện tranh giáo dục” với cách dùng hình ảnh minh họa rất sinh động sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình nuôi dạy trẻ. Chúng ta có thể cho trẻ xem để trẻ tự bắt chước theo và tập cho trẻ một số việc như tự thay quần áo, tự đánh răng, đi vệ sinh…

Trước đây, khi tôi dẫn con gái đi nha sĩ, lúc ngồi ở phòng chờ, con bé thấy một tấm poster được dán ở đó. Đó là bức tranh về những con vật to lớn đang cùng nhau đánh răng rất vui vẻ. Con gái tôi ngắm nhìn bức tranh một lúc rất lâu. Về nhà, bé lập tức bắt chước theo những gì đã nhớ. Ngay từ ngày hôm đó, nhờ vào tấm poster mà con bé đã dần dần tự mình biết đánh răng.

Chính vì vậy, bạn hãy dùng thật nhiều loại phương tiện khác nhau để có thể dễ dàng kích thích trí tưởng tượng của trẻ.

6. TRUYỀN ĐẠT CHO BÉ CẢM GIÁC MÌNH LÀ NGƯỜI CÓ ÍCH

Theo lời khuyên của thầy Sasaki, không chỉ khen những lúc trẻ làm được điều gì đặc biệt mà ngay cả khi trẻ làm những điều bình thường thôi, chúng ta cũng hãy nói “Cám ơn” với trẻ. Như vậy, trẻ sẽ nghĩ rằng vì nhận được sự giúp đỡ của mình nên bố mẹ rất vui sướng. “Mẹ cám ơn con đã giúp nhé, “Con đã làm… nên mẹ rất vui “May quá mẹ được con giúp”… Bạn hãy chân thành truyền đạt đến trẻ những lời cảm ơn như thế. Điều quan trọng là bạn đừng dùng từ “Con” làm chủ ngữ, mà hãy nhấn mạnh từ “Mẹ” để thể hiện mạnh mẽ cảm xúc của mình cho bé thấy. Ngay lập tức, trẻ sẽ nghĩ rằng: “Mẹ đang vui”, “Mình thật là có ích”, “Mình phải cố gắng hơn nữa”… Dù thế nào đi nữa thì cha mẹ cũng nên thử sử dụng phương pháp tạo ra những “ADN đính kèm” như thế này nhé.

TRUYỀN ĐẠT CHO BÉ CẢM GIÁC MÌNH LÀ NGƯỜI CÓ ÍCH

“Chú cảnh sát tới kìa”

Khi la mắng hay dạy dỗ trẻ, chúng ta thường dọa chúng bằng những hình ảnh đáng sợ tồn tại xung quanh như “Con làm bà cụ giận rồi đấy” hay “Chú cảnh sát tới rồi kìa”…

Ở tỉnh Akita, câu dọa trẻ em thường được sử dụng nhất là: “Quỷ Namahage đến kìa”. Trẻ em ở đây rất sợ quỷ Namahage nên chỉ cần nhắc đến là chúng nghe lời ngay. Mọi người cứ nghĩ rằng “dọa trẻ” là cách hiệu quả, nhưng phương pháp này cũng chỉ có hiệu quả trong một thời gian mà thôi. Dù là bà cụ, chú cảnh sát hay con quỷ… thì cũng chỉ là những kích thích bên ngoài. Đứa trẻ sẽ vì sợ bị ai đó tức giận, la mắng mình nên mới không dám làm, còn nếu khi đối phương không tức giận thì chúng sẽ tiếp tục làm.

Để tốt cho quá trình phát triển của trẻ, bạn hãy từ từ dạy dỗ trẻ, tránh dọa nạt. Thay vì “dọa” hãy dùng những truyện cổ ngày xửa ngày xưa, những truyện về cái thiện chiến thắng cái ác. Tôi thường dùng các câu truyện cổ tích để kể cho các con tôi nghe. Con tôi khi nghe kể xong, đã nói rằng: “Bắt nạt người tốt là không được mẹ nhỉ”, “Chính nghĩa cuối cùng cũng sẽ chiến thắng thôi”. Những câu chuyện như vậy sẽ ăn sâu vào trái tim trẻ một cách tự nhiên và vạch ra cho trẻ khái niệm về cái thiện, cái ác. Lập tức, trẻ cũng sẽ tự mình điều chỉnh được tiêu chuẩn đạo đức bên trong tâm hồn mình.

Cùng bé yêu

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *