Một hôm, cậu con trai 11 tuổi Joseph nói với nhà giáo dục nổi tiếng của Mỹ Barbara: “Con muốn để một bên tóc thành hai đường”.
Là một bà mẹ khá truyền thống, Barbara không thích con trai để kiểu tóc này. Nhưng bà biết, một kiểu tóc không nguy hại đến tính mạng, đạo đức và sức khỏe của con trai, hơn nữa tóc sẽ lại mọc ra.
Thế là, bà bình tĩnh nói với con: “Mẹ không thích kiểu tóc này, vả lại, theo kinh nghiệm của mẹ, mẹ biết đa số người chung quanh cũng không thích kiểu tóc này. Nhưng nếu đây là quyết định của con thì mẹ có thể chấp nhận. Đồng thời, mẹ cũng hy vọng con biết là có thể con phải chịu đựng lời xì xào của người khác về kiểu tóc của con đấy”.

Barbara dẫn con trai đến hiệu hớt tóc, khi gội đầu cho cậu anh thợ hớt tóc còn khen mái tóc vàng của cậu rất đẹp. Sau khi cậu miêu tả kiểu tóc mà cậu muốn, anh thợ kinh ngạc hỏi Barbara: “Cắt một bên tóc của con trai chị thành hai đường được không?”. Barbara trả lời bà không hề thích kiểu tóc này nhưng đó là quyết định của con trai. Và thế là, người thợ hớt tóc đã cắt một bên tóc của Joseph, trong đó giữ lại hai đường đồng thời cố gắng làm cho kiểu tóc này trông đẹp hơn

Nhưng sáng hôm sau, Joseph lại muốn khôi phục . kiểu tóc bình thường trước đây. Có thể đoán cũng biết, những gì mà nó gặp phải trong ngày đầu tiên chắc chắn là không vui. Nhưng, dù Joseph cố gắng đến mấy cũng đã bất lực với mái tóc quái dị ấy. Sau đó, chị của cậu đành ra sức phun keo và làm tơi tóc cho cậu, có giúp cậu có thể ra đường gặp người khác.
Trong năm đó, Joseph con đổi 7, 8 kiểu tóc đặc biệt khóc, nhưng đến năm sau, cậu bắt đầu để lại kiểu tóc truyền thống và không bao giờ thay đổi nữa.

Kiểu tóc quái dị của Joseph

Suy nghĩ của cha mẹ

Con cái cần học cách tự lập. Người lớn là cá thể độc lập, con cái cũng thế. Học “gieo gió gặp bão” là bài học quan trọng để con cái học cách tự lập.

Đối với cha mẹ, thấy con cái mắc sai lầm, dẫn đến lùng tùng hoặc không vui, để chúng “gieo gió gặp bảo” quả thật không phải là một chuyện dễ dàng. Bởi không cha mẹ nào không thương con; hơn nữa cha mẹ có kinh nghiệm sống, họ hiểu rõ hậu quả của sự việc. Muốn de Con cái biết rõ hậu quả, buông xuôi, bỏ mặc chúng gani chịu hậu quả không tốt là một thử thách đối với cha mẹ.
Nếu con cái không quan tâm đến sự nhắc nhớ của bạn. vậy thì bạn “rút lui hợp lý” là cách làm tốt nhất. Bạn phải thuyết phục mình, cho con “gieo gió gặp bão” là một khâu tất yếu trong quá trình giáo dục con.

Sau khi tranh cãi với bạn, chúng phải gánh lấy hậu quả do những gì chúng dã làm, bạn càng cho chung tự gánh lấy trách nhiệm sớm, chúng sẽ càng học cách tự mình giúp mình nhanh hơn.

Nhưng, phải nhớ răng khi “hậu quả cuối cùng đã đến, bạn phải tuân thủ một quy tắc quan trọng:đừng nói thẳng với chúng những lời đại loại như “mẹ đã cảnh cáo con rồi” mà nhỏ ôn tồn nhác nhớ những việc chúng có the lam sau đó. Chẳng hạn nói: “Cuộc thí nghiệm tự nhiên của con còn hai tuần nữa sẽ hết hạn, đang đợi con làm xong bài tập, mẹ giúp con vạch kế hoạch hoàn thành đúng thời hạn như thế nào nhỉ”.
Trái lại, nếu bạn tranh cãi liên tục với con, cố sức muốn cho chúng nhận thức được sự bướng bỉnh của chúng sẽ dẫn tới hậu quả không tốt cho mình, điều này chỉ có thể chuyển sự chú ý của chúng, khiến chúng càng muốn tranh cãi để chiến thắng bạn mà lại lơ là suy nghĩ việc làm của bản thân. Chỉ khi con cái đích thân trải qua phien phúc do mình mang tới, chúng mới không bị ép buộc nhận thức rõ nguyên nhân trước hậu quả sau” của sự việc.

Nếu bạn quen can thiệp vào mọi việc, muốn che chở chúng tối đa, chúng sẽ vĩnh viễn không thể thấy rõ mình và thế giới chung quanh. Những đứa con được giáo dục bằng cách này thường đi đến hai cực đoan: một là sau khi trưởng thành thích tranh luận với người khác trong mọi việc, không thể khách quan, thương lượng thẳng thắn đến cùng, trở thành “người thích tranh cãi” khiến mọi người căm ghét; hai là sau khi lớn lên vẫn dựa dẫm vào quyền lực trong mọi chuyện, vừa không quan tâm đến cảm giác thành công của cá nhân vừa không có gan gánh vác trách nhiệm, trở thành một kẻ yếu đuối thực sự.

Cùng bé yêu

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *