ĐÁP ỨNG MONG MUỐN CỦA TRẺ

Tôi nghĩ rằng việc đáp ứng mong muốn cho trẻ là một điều rất quan trọng. Thế nhưng nếu tôi khẳng định điều này thì cũng không ít bậc phụ huynh lo lắng cho rằng: “Con mình sẽ trở nên bướng bỉnh thì sao?” hay “Bao giờ nó mới tự lập được”…

Không phải cứ nói đến trẻ con thì lúc nào cũng là “bóng bể”, “công”, “thay ta”… Bởi khi đã bắt đầu cắp sách đến trường, trẻ sẽ cảm thấy ngượng ngùng, mắc cỡ khi được mẹ ôm nung, chăm sóc như hói Còn nhỏ…

ĐÁP ỨNG MONG MUỐN CỦA TRẺ

Một đứa trẻ lên ba, lên bốn đã đi đứng vững vàng nhưng khi bé nài nỉ “Mẹ ơi, bế con!” “Mẹ ơi, cõng con!” thì cha mẹ thường có xu hướng cho rằng “Tự con có thể đi được thì tự đi đi”. Vì họ cho rằng nếu cứ nuông chiều con cái sẽ không tốt cho con. Nhưng biết đâu chừng, sở dĩ các bé hay nhõng nhẽo như vậy có thể là do bé buồn bã vì cãi nhau với bạn bè… Người lớn cũng có những lúc cảm thấy buồn và bất an giống như bé đó hay sao?

Trong những trường hợp như vậy, khi trẻ muốn được bố mẹ chữa lành vết thương nhưng bị từ chối thì tâm trạng của bé sẽ mãi không khá lên đượC, rối dán cảm thấy bất an khi không được nuông chiều, khi không được đón nhận tình yêu thương từ bố mẹ. Ngược lại, nếu bạn đáp ứng nguyện vọng của bé: “Ừ, ừ, để mẹ cõng con nha” thì bé sẽ cảm thấy được bố mẹ đón nhận, được an ủi và trong phút chốc sẽ không còn nhõng nhẽo đòi bế, đòi công nữa.

Chính vì vậy, khi trẻ có yêu cầu điều gì, tôi nghĩ tốt nhất nên đáp ứng mong muốn của trẻ. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta đáp ứng một cách quá đầy đủ đến mức dư thừa những mong muốn của trẻ. Xin đừng hiểu lầm ý của tôi, việc trẻ thích cái gì cũng mua liền và việc đáp ứng mong muốn của trẻ là hoàn toàn khác nhau. Hãy cảm nhận mức độ quan trọng của sự việc mà nuông chiều trẻ một cách phù hợp.

Nếu mỗi ngày bạn nói 10 lần câu”Hãy là chính mình con nhé! Mẹ yêu con” và chỉ nói duy nhất một việc bạn muốn con bạn làm khác đi. Chỉ cần vậy thôi là được rồi. Đối với việc” để con là chính con” thì cần có sự kiên nhẫn. Hơn nữa việc đáp ứng những yêu cầu của bé cần có giới hạn về thời gian, kinh tế và tốt nhất là nên có một phạm vi giới hạn nhất định.

Hãy cho con quyền tự quyết

Trong quá trình nuôi dạy con, chắc chắn có những việc làm của các bé khiến cho ba mẹ phải lo lắng. Những lúc như vậy vì muốn con tốt lên, ba mẹ sẽ bắt con phải làm thế này, phải làm thế kia. Nhưng nếu làm thế, vô tình chúng ta đã để con đi trên một đường ray mà lộ trình đã được sắp đặt sẵn. Thực chất chúng ta làm như vậy cũng là vì thương yêu con cái, nhưng nếu cứ áp đặt mãi như vậy, chắc hẳn trẻ sẽ cảm thấy ngột ngạt và tù túng. Hơn nữa, trẻ sẽ không thể phát huy khả năng suy nghĩ độc lập, biết tự lập, tự giải quyết việc của mình. Theo đó, trẻ sẽ trở thành người chỉ biết dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.

Hãy cho con quyền tự quyết

Tôi nghĩ rằng các bậc phụ huynh hãy cố gắng hạn chế nói câu: “Con phải làm như thế này, phải làm như thế kia”. Vì nếu làm như vậy, trẻ sẽ không dám dũng cảm đối diện với sự việc mà sẽ rụt rè, nhút nhát. Việc mà chúng ta có thể làm là chờ đợi cho đến khi trẻ thật sự sẵn sàng để nỗ lực giải quyết sự việc. Có thể các bạn sẽ cảm thấy khó chịu nhưng tôi nghĩ rằng, tốt nhất chúng ta chỉ nên vừa động viên, khích lệ, vừa khéo léo giúp đỡ con và chờ đợi cho đến khi con thật sự muốn làm điều đó. Thế nhưng, đa số chúng ta thường tự quyết định hướng giải quyết sự việc, tự mình thay đổi cách làm, vì vậy đã “giết chết” những mong ước từ trong trứng nước của trẻ.

Nếu bố mẹ có thể hiểu được tâm trạng, cảm xúc của trẻ khi những lời mình nói ra hoàn toàn bị từ chối thì tốt biết mấy. Đối với trẻ, hãy để chúng mang theo niềm đam mê tìm tòi, vui chơi, nỗ lực hết mình, và rồi dần dần con sẽ học được cách tự lập.

Lúc nào cũng suy nghĩ cho con cái, rồi lo lắng cái này cái nọ cũng không có nghĩa rằng giữa hai mẹ Con đang thật sự đáp ứng nguyện vọng của nhau. Đôi lúc bạn hãy thật bình tĩnh để giao cho con quyền tự đưa ra giải pháp của mình. 

Có thể lúc ấy bạn cảm thấy sốt ruột, lo lắng, hồi hộp… thế nhưng chỉ vài năm sau đó, con bạn nói rằng “Con thật sự muốn làm như thế này” với một ý chí phi thường và mãnh liệt, bạn có nghĩ điều đó thật là tuyệt vời không? Đó chính là do bé đã mang theo tính tự lập được bạn rèn luyện từ nhỏ.

Để trẻ được truyền đạt cảm xúc của mình

Một đứa trẻ mà ngay từ lúc còn nhỏ đã được nuôi dưỡng bởi cách giáo dục bắt phải làm thế này phải làm như thế kia” thì sau này ngay cả bản thân trẻ cũng không biết mình muốn cái gì và trẻ sẽ không bao giờ được sống thật với chính mình. Sẽ không tốt cho sự phát triển tính cách khi từ nhỏ trẻ phải nhìn vào thái độ của người khác để bộc lộ suy nghĩ của mình.

Để trẻ được truyền đạt cảm xúc của mình

Muốn trẻ vâng lời không có nghĩa là nhất định phải bắt trẻ nghe lời. Tôi muốn bạn hãy tạo ra một bầu không khí thoải mái để trẻ có thể dễ dàng bày tỏ mong muốn với mọi người trong gia đình.

Khi trẻ muốn tâm sự thì đừng cắt ngang lời, mà đầu tiên hãy lắng nghe và tỏ vẻ tán đồng “À, vậy à rồi sau đó mới đưa ra ý kiến của mình “Con nghĩ như vậy nhỉ, nếu là mẹ thì mẹ sẽ nghĩ như vậy nè…

Nếu không thể truyền đạt được đầy đủ những gì mình muốn nói đến bố mẹ, thì dần dần đứa trẻ đó ngay cả bản thân mình cảm thấy như thế nào, suy nghĩ ra sao cũng không biết. Tình trạng này mới thực sự nguy hiểm.

Các vị phụ huynh không cần phải nghe toàn bộ lời con nói nhưng trước hết, hãy để cho trẻ được nói ra. Việc trẻ có thể nói được suy nghĩ của mình, điều đó mới thật sự quan trọng. Cho dù trẻ có nói những điều vô lí hay sai trái thì cũng không nên nói những lời làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ như: “Con đừng có nói những điều ngu ngốc ấy”.. Thay vào đó, hãy truyền đạt tới trẻ những điều dễ hiểu như: “Con nghĩ như vậy hả? Nhưng mà bố thì nghĩ ngược lại đó…

Sau khi nghe câu chuyện của trẻ, nếu có những chuyện mà ta không thể giúp hay không thể đáp ứng trẻ thì chỉ cần nói đơn giản: “Chuyện đó bố/mẹ không thể… Cố gắng đừng để cho bé tổn thương bằng những câu đáp trả gay gắt của bố mẹ.

Cảm giác muốn nói cũng không thể nói, muốn cảm nhận mà cũng không thể cảm nhận sẽ làm cuộc sống của trẻ bị thu hẹp lại. Hãy để cho trẻ tự mình được cảm nhận và suy nghĩ. Tôi muốn rằng các bạn hãy cởi mở, tạo bầu không khí vui vẻ trong những cuộc nói chuyện với trẻ để trẻ có thể tự do bày tỏ suy nghĩ của mình.

Mẹ tôi đã xin lỗi thay đứa trẻ hàng xóm

Hồi nhỏ, gần nhà tôi có một gia đình dạy con rất nghiêm khắc. Đứa trẻ của gia đình đó rất hay bị mång, có lần, giữa đêm khuya nó bị đuổi ra khỏi nhà. Ban đêm ở làng quê luôn tối thui và tĩnh mịch. Tiếng van xin của cậu bé đó “Con sợ lắm”, “Đừng làm vậy với con mà… vang vọng khắp làng. Mỗi lần nghe tiếng cậu bé đó là mẹ tôi cảm thấy không yên tâm ở đâu vậy? Lại là bé… à, rối bước ra ngoài. Tôi cùng em trai tôi thấy có vẻ thú vị nên đòi đi theo, nhưng mẹ tôi nói: “Ngồi yên trong nhà đi” rồi xua tay đuổi hai anh em chúng tôi về. Nhưng chúng tôi đã lén lút đi theo và chứng kiến toàn bộ cảnh tượng lúc ấy.

Mẹ tôi nhẹ nhàng nói với cậu bé “Cháu gào lên như thế là ảnh hưởng đến người khác đấy?” mà không hề hỏi cậu bé đã xảy ra chuyện gì. Đợi khi cậu bé chắc chắn nói “Vâng” thì mẹ tôi mới nói tiếp: “Nếu vậy thì bây giờ hãy về xin lỗi mẹ cháu nào”. Nói xong, bà dẫn cậu bé về nhà, lách cách mở cửa cổng và nói to “Xin lỗi”, rồi đưa nó vào trong nhà. “Cậu bé… nói là nó không biết nên xin ông bà bỏ qua cho nó lần này nhé, mẹ tôi nói với ba mẹ của cậu bé như vậy. “Kia, ba mẹ cháu im lặng nghĩa là không sao rồi. Hãy xin lỗi ba mẹ một lần nữa đi cháu”, bà quay sang nói với cậu bé khi bố mẹ nó chưa kịp nói gì. Nói xong câu đó thì mẹ tôi ra về. Đến tận bây giờ tôi vẫn không thể nào quên được những lời nói của mẹ tôi lúc đó.

Khi đó, nghe thấy tiếng cậu bé khóc, mẹ tôi đã không bỏ rơi mà hết lòng giúp cậu bé. Chỉ đơn giản là lau nước mắt, rồi cùng cậu về nhà xin lỗi bố mẹ.

Có lẽ đối với mẹ tôi, cho dẫu đó là con mình hay nhà hàng xóm thì chúng đều rất dễ thương. Tôi nghĩ rằng những đứa trẻ chúng tôi thời đó dường như may mắn” hơn vì được nuôi dưỡng trong tình thương yêu của rất nhiều người, ngoài tình yêu thương của bố mẹ còn có cả sự tử tế của những người hàng xóm tốt bụng nữa. Ngày nay, mối quan hệ “hàng xóm láng giềng” như đang bị thu hẹp lại, trẻ dường như chỉ cảm nhận được tình yêu thương trong phạm vi hẹp hơn (đa số là ở gia đình).

Nuôi dưỡng trẻ chậm phát triển

Gần đây, số lượng các bà mẹ hay lo lắng suy nghĩ “Có khi nào con mình phát triển không bình thường…” ngày càng tăng lên khi thấy con có dấu hiệu hay khuynh hướng chậm phát triển. Cũng có nhiều bà mẹ vì đọc quá nhiều thông tin về sự chậm phát triển của trẻ mà họ đã quan tâm, để ý một cách thái quá đến những biểu hiện của con mình, rồi lại lo lắng nghĩ rằng: “Chẳng lẽ con mình có vấn để sao?…” Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cách nuôi dưỡng trẻ chậm phát triển.

Nuôi dưỡng trẻ chậm phát triển

Khó có thể tóm gọn định nghĩa thế nào là trẻ chậm phát triển vì sự biểu hiện của nó rất đa dạng và cũng không thể phân định rõ ràng bằng một đường thẳng giữa những đứa trẻ bị chẩn đoán là chậm phát triển với những đứa trẻ bình thường. Cũng giống như không có chuẩn mực ranh giới rõ ràng giữa những người được cho là đẹp trai và những người không được đẹp trai. Việc chậm phát triển cũng giống như vậy, không thể phân biệt rõ ràng rằng như thế này là chậm phát triển, như thế kia là không.

Tuy nhiên, do cảm thấy con mình có khuynh hướng chậm phát triển nên cha mẹ muốn tìm cách chạy chữa, muốn cải thiện để mong con giống với những đứa trẻ xung quanh.

Trong công việc, tôi đã gặp khá nhiều trẻ em và cả người lớn đều có triệu chứng chậm phát triển” nên tôi cho rằng: Cách nuôi dưỡng tốt nhất là cử sống mà giữ nguyên sự chậm phát triển ấy. Đầu tiên, bố mẹ nên chấp nhận điều đó, kế đến là những người xung quanh. Khi cảm nhận được rằng “mọi người đang ủng hộ mình” thì trẻ sẽ cảm thấy không bị áp lực và có thể yên tâm phát huy năng lực của mình. 

Khi đã có thể xây dựng cho trẻ một môi trường tương ứng với sự chậm phát triển, việc tiếp theo đó chính là giúp trẻ nỗ lực cố gắng. Dù ở nhà, trường học, công viên… hay ở những môi trường ngoài xã hội thì việc cần thiết đó chính là để họ – những người chậm phát triển có môi trường dễ làm việc, dễ học, dễ thích nghi, tương ứng với sự chậm phát triển của mình.

Khi quyết định “không cần để ý” đến sự phát triển chậm và chăm sóc quá mức đối với trẻ nữa thì các vị phụ huynh có thể nghĩ đến cách dạy trẻ học. Quan trọng nhất đó chính là việc soạn một giáo trình giảng dạy và tạo ra một môi trường phù hợp cho con mình.

Môi trường để bé yên tâm phát triển tự nhiên

Đối với những trẻ chậm phát triển, càng chạy chữa, tình trạng càng tổi tệ hơn và dễ rơi vào trạng thái tâm lý bất an. Tại sao lại thế? Đó là vì chậm phát triển sẽ không thể chữa trị được. Đây là sự thật mà các vị phụ huynh cần phải thừa nhận. Cha mẹ càng áp lực, càng làm cho con cái thêm khổ hơn, chúng ta cần phải nhận ra điều đó sớm.

Hơn 13 năm về trước, tôi tình cờ biết đến phương pháp trị liệu cho trẻ tự kỷ có tên TEACCH’ ở trường đại học North Carolina (Mỹ) và tôi đã bị ảnh hưởng mạnh từ phương pháp này. Trước đây, hầu hết mọi người đều cho rằng tự kỷ là một chứng bệnh chỉ cần trị liệu là có thể chữa khỏi. Thế nhưng quan điểm của một nhóm nghiên cứu ở đại học North Carolina lại cho rằng chứng tự kỷ dẫu có chữa trị thì cũng không thể chữa khỏi. Tuy nhiên, họ cho rằng năng lực của người tự kỷ không thua người bình thường Họ giải thích điều này một cách rõ ràng khi so sánh thử một số trẻ tự kỷ với những người bình thường về điểm mạnh và điểm yếu. Nhóm nghiên cứu này đã kết luận rằng: “Những người bị hội chứng tự kỷ chi mất cân bằng về sự phát triển ở những lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, nếu để họ trong một môi trường mà buộc họ phải khắc phục những điểm yếu một cách quá sức thì chắc chắn không có hiệu quả.”

Mặt khác, nếu tạo điều kiện cho họ có một môi trường phù hợp với sự chậm phát triển, dù đó là trường học, gia đình, xã hội… thì họ vẫn có thể phát huy năng lực một cách cao nhất. Nếu yêu cầu họ nỗ lực để làm tốt, làm xuất sắc trong một môi trường nào đó (xã hội, trường học) như những người bình thường thì sẽ tạo cho họ nhiều khó khăn, buồn phiền, Do vậy, không để cập đến việc phát huy năng lực mà việc không thể thích nghi được với môi trường sống sẽ khiến họ dễ bị căng thẳng, bị tổn thương về tinh thần, cảm xúc.

Đối với trường hợp của những đứa trẻ bình thường thì khi gặp phải một chuyện gì đó khó khăn, nếu để cho chúng nỗ lực và tự khắc phục sẽ làm cho chúng hạnh phúc, xúc động và tự tin hơn. Tuy nhiên, đối với những đứa trẻ chậm phát triển thì sự kết nối và khả năng cảm nhận thấp. Do vậy, nếu thấy trẻ đang nỗ lực khổ sở để vượt qua một việc nào đó thì đó không phải là hạnh phúc, niềm vui mà thực tế hầu hết chúng đang bị tổn thương một cách sâu sắc.

Tôi đã chứng kiến rất nhiều trường hợp chỉ vì trẻ mang những vết thương lòng từ khi còn nhỏ mà tới giai đoạn trưởng thành không thể đối mặt với cuộc sống đầy khổ đau và khắc nghiệt. Việc trẻ bị tổn thương là do trong thâm tâm chúng có những vết thương đã hằn sâu dường như thành sẹo mà mãi chưa thể xóa mờ. Cho dù cha mẹ muốn con tốt hơn, nhưng nếu cứ bắt chúng phải cố gắng như những đứa trẻ bình thường khác thì chính bạn đang làm cho chúng tổn thương và khổ sở nhiều hơn.

Phát huy năng lực của trẻ chậm phát triển

Một trong những đặc trưng của người chậm phát triển đó là phạm vi những đối tượng quan tâm, có hứng thú rất hẹp, nhưng lại có thể tập trung phát triển mang tính chuyên môn rất cao. Do đó, có không ít những trường hợp phát huy được năng lực vượt trội của mình để trở thành chuyên gia cao cấp trong một lĩnh vực nào đó. Đúng như câu “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”.

Phát huy năng lực của trẻ chậm phát triển

Một trong những nguyên nhân khiến người chậm phát triển phát huy được năng lực cao như vậy là do họ không phải là những người lười biếng. Không chỉ siêng năng, chăm chỉ mà họ còn rất “khù khờ, ngu ngơ, chứ không hề hai mặt, không xảo trá, lọc lừa ai. Chính vì vậy mà họ có thể say mê tìm tòi và đắm mình trong những điều bản thân quan tâm, hứng thú. Đây là điều mà không phải đứa trẻ bình thường nào cũng làm được. Đối với những đứa trẻ bình thường, nếu chúng ta tạo cho chúng một môi trường sống mà không cần nỗ lực cố gắng thì chúng sẽ trở nên lười biếng. Ở đây, không nên so sánh bén nào giỏi hơn bên nào vì mỗi cá thể đều có những điểm khác nhau, nên trong quá trình nuôi dạy và giáo dục trẻ, các bậc phụ huynh phải làm sao để nắm bắt được sự khác nhau đó.

Ngoài ra, những đứa trẻ chậm phát triển cũng rất khó tiếp nhận thông tin một cách chuẩn xác. Do đó, có nhiều trường hợp vì không hiểu được cảm xúc, lập trường của người khác nên dẫn đến khó bắt nhịp câu chuyện trong giao tiếp.. Khi trưởng thành, nhiều người còn nghĩ: “Họ không thể hiểu được sự khác nhau giữa mình với người khác, cách suy nghĩ của họ với mọi người… Họ cũng nghĩ rằng sở thích của mình cũng “khác lạ” so với người khác. Ngay cả việc dùng từ ngữ khi nói chuyện, cho dù được người khác giải thích thì họ cũng vẫn dùng sai hoàn cảnh. Ví dụ như đối với người mới gặp lần đầu, họ nhìn chằm chằm và nói “Bác giống con ngựa quả, hay họ có thể nói một cách hồn nhiên với người bạn bị cảm không thể tắm được: “Mùi quá đi”… Cho dù trẻ không có ý xấu đi nữa nhưng điều này sẽ khiến cho bé gặp nhiều rắc rối trong mối quan hệ với người khác. Đối với những đứa trẻ như vậy, nếu chúng ta nói những câu như “Hãy cố gắng để hiểu cảm giác của đối phương”… thì đối với chúng quả là chuyện quá sức. Điều đó chẳng khác nào nói với một người bị dị ứng phấn hoa là đừng có bị dị ứng và đừng có hắt xì nữa.

Chúng ta không thể yêu cầu những đứa trẻ chậm phát triển cố gắng làm những chuyện mà chúng không thể làm được. Điều quan trọng là hãy cố gắng tạo điều kiện tối đa để chúng có cơ hội thực hiện những việc chúng hứng thú. Những đứa trẻ chậm phát triển có vẻ khờ khạo, không lanh lẹ nhưng lại có một cái nhìn sâu sắc đến mức bạn phải ngạc nhiên. Dù trẻ khó có thể hiểu được cảm xúc, tâm trạng của người khác nhưng lại có thể tính toán nhanh nhẹn đến mức xuất chúng, và có năng lực ghi nhớ một cách kinh ngạc. Có nhiều trường hợp, những việc mà chúng làm được giống như là thiên tài vậy. Những trường hợp đó có thể nói rằng cá tính và năng lực của bé như đóa hoa đã tỏa hương thơm và khoe sắc.

Nếu bạn cứ tiếp tục tìm những “điểm tốt” của bé thì thật là kì diệu, bạn sẽ tìm thấy những điều đó một cách dễ dàng. Những điều trước kia bạn không nhìn thấy, dần dần bạn sẽ nhận ra như là: “Đứa bé này vậy mà có nhiều điểm tốt quá”. Nhờ đó mà bé có thể phát triển một cách tự nhiên. Đối với việc “phát triển tự nhiên” của bé thì tôi khuyến khích là nên cố gắng tìm những điểm tốt của bé cho dẫu là điều nhỏ nhất.

Mở rộng các mối quan hệ để giáo dục con

Để trẻ có một tầm nhìn rộng thi điều quan trọng là bố mẹ cũng can có nhiều mối quan hệ giao tiếp. Cách suy nghĩ “con tôi để tôi dạy” và bắt trẻ phải tuân theo kỷ cương, luật lệ do mình đặt ra là một suy nghĩ sai lầm.

Hãy từ bỏ cách suy nghĩ chỉ bố mẹ mới có thể dạy con. Nếu trẻ được chi bảo từ nhiều người như bạn bè, thấy cô giáo, hàng xóm là điều vô cùng tích.

Mở rộng các mối quan hệ để giáo dục con

Kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu Y học thần kinh Timber Loans ở Dallas vào cuối thế kỉ XVII đã chỉ ra: “Để mối quan hệ giữa những người trong cùng một nhà trở nên khăng khít, thì điều quan trọng là mỗi thành viên trong gia đình nên giao tiếp nhiều hơn với mọi người xung quanh”.

Trong một cuộc điều tra mà đối tượng là những gia đình có người trên 18 tuổi, họ đã rút ra kết luận những gia đình nuôi dạy con thành công là những gia đình có mối quan hệ phong phú ngoài xã hội. Ngược lại, những gia đình có trẻ phụ thuộc vào dược phẩm hay những gia đình có con là tội phạm nguy hiểm thì đều là những gia đình mà mối quan hệ giữa những người trong gia đình rất tồi tệ và bất hạnh, đồng thời những gia đình đó cũng thất bại trong những mối quan hệ giao tiếp ngoài xã hội.

Sở di trẻ không có được mối quan hệ xã hội tốt đẹp là do mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái không được tốt, dẫn đến tâm trạng tôi tệ và tồn đọng nhiều stress.

Từ sâu thẳm trong tim mình, tôi nhận ra rằng trên thế giới này có rất nhiều thế hệ, đủ loại nghề nghiệp, muôn vàn cách sống… nên các bậc cha mẹ cũng có muôn vàn cách suy nghĩ và dạy con. Chính vì thế, việc có thể tiếp xúc với những người khác nhau, những suy nghĩ khác nhau sẽ giúp cho cha mẹ tự hoàn thiện và phát triển bản thân. Nếu cha mẹ độc đoán sẽ làm trẻ sụp đổ hình tượng.

Hội những bà mẹ có con nhỏ

Nếu một mình phải trông con trong thời gian dài, các bà mẹ nhiều khi cảm thấy sốt ruột, nôn nóng nên dễ dàng nổi giận. Nuôi dưỡng một đứa trẻ quả là công việc khó khăn, đặc biệt những bà mẹ một mình phải nuôi dạy con nhỏ sẽ chịu nhiều áp lực, căng thẳng. Do đó, họ dễ nảy sinh tâm trạng khó chịu, thậm chí dù trẻ mắc lỗi nhỏ xíu cũng quát tháo, mắng nhiếc. Cũng có trường hợp do mẹ không thể kìm nén được cảm xúc nên dẫn đến mắng mỏ con cái thậm tệ.

Trong những nhà trẻ và mẫu giáo có một nơi gọi là “khu vườn trẻ”. Đó là nơi tổ chức những hoạt động giao lưu, chia sẻ, kết nối các vị phụ huynh. Rất nhiều bà mẹ sau khi tham gia đã nói rằng: “Việc la mång con cái đã giảm xuống và họ cảm thấy thoải mái, dễ chịu đối với việc chăm sóc con”. Thỉnh thoảng, họ cũng nhớ lại những chuyện trước kia và tự hỏi: “Tại sao lúc đó mình lại giận dữ đến như vậy?”.

Ở Chương 3 tôi đã nói đến chuyện trong khi nuôi dạy con cái thì việc quan trọng nhất, chính là “sự dịu dàng của mẹ” và để trẻ phát triển tự nhiên. Do đó, nếu các bà mẹ luôn cáu giận thì làm sao trẻ có thể phát triển tự nhiên được!

Nếu bạn cảm thấy đơn độc khi nuôi dạy trẻ và nhận ra rằng mình dễ nổi nóng với trẻ thì hãy cố gắng tìm và kết bạn với những người có con nhỏ nhé. Bạn có thể tìm những người bạn đó ở hội phụ huynh của trường mầm non, mẫu giáo, hoặc nếu bé chưa đi nhà trẻ thì hãy thử tham gia câu lạc bộ những bà mẹ nuôi con nhỏ ở địa phương xem sao.

Nếu bạn có thể kết bạn với những người cũng nuôi con nhỏ thì họ có thể hiểu được tâm trạng lo lắng, phiền não mà bạn đang gặp phải. Các bà có mẹ con cùng độ tuổi có thể tâm sự, trò chuyện, than thở, động viên nhau. Cho dù có những chuyện không thể tìm ra cách giải quyết tức thời nhưng ít ra có người để trò chuyện, trao đổi ý kiến… sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.

Tiếp nhận bằng sự cảm thông

“Hãy để trẻ phát triển tự nhiên. Tuy nói như vậy nhưng cũng có lúc chúng ta không thể thực hiện vì không thể nào đáp ứng được hết mong muốn “Làm cái này”, “Làm cái kia” của trẻ. Do vậy, tùy từng trường hợp và tình huống mà ta có thể quyết định là đáp ứng hay không.

Tiếp nhận bằng sự cảm thông

Những lúc ta không thể nào đáp ứng được yêu cầu của trẻ thì phải từ chối sao cho khéo. Từ chối cũng là một nghệ thuật. Nếu ta từ chối không khéo thì sẽ làm cho quan hệ giữa cha mẹ và con cái thêm căng thẳng. Những lúc như vậy, đầu tiên hãy truyền đạt sự cảm thông chân thành bằng câu nói: “Vậy à!” hoặc: “Ừ! Đúng là vậy nhỉ”. Ví dụ, nếu sắp đến bữa ăn tối và bạn đã chuẩn bị sẵn món hamburger nhưng bé lại nói “Con muốn ăn cà ri” thì bạn sẽ xử lý như thế nào? Nếu không thể cảm thông được cho bé thì nhiều khả năng là bạn sẽ từ chối một cách thẳng thừng “Đừng có ngang bướng vậy nghen!”, thậm chí cảm thấy bực mình. Cha mẹ hành xử như vậy chỉ làm cho tình hình xấu hơn mà thôi. Nhưng nếu như bạn nói rằng “U, mẹ cũng vậy á! Ngay bây giờ mẹ sẽ nấu cà ri cho con. Con chờ nha” thì sẽ khác. Có thể bạn cảm thấy việc đáp ứng yêu cầu của trẻ như vậy là vô lý thì đầu tiên, chúng ta cần tỏ ra cảm thông với trẻ. Đầu tiên, bạn nên nói rằng “Con muốn ăn cà ri hả?”, rồi sau đó mới nói: “Nhưng mà hôm nay mình chỉ có hamburger thôi con à” Nếu bạn nói thế chắc chắn tâm trạng bé sẽ thay đổi và thông cảm cho bạn. Dù là người lớn đi nữa nhưng nếu cảm thấy đối phương hiểu mình thì bạn cũng cảm thấy thoải mái hơn hay sao?

Cho dù bạn không tán thành với yêu cầu nào đó của trẻ, bạn vẫn nên để trẻ cảm nhận được sự cảm thông. Không phải là đồng tình hay phản đối mà chỉ đơn thuần là sự cảm thông nhưng lại vô cùng hiệu quả.

Sau đây là bảng tham khảo một số ví dụ tình huống về sự cảm thông của người lớn.

Đồng cảm. Không đồng cảm Cảm thông
Đang ăn kiêng mà thèm ăn bánh quá, Vậy à, vậy ăn luôn đi. Không được ăn. Con muốn ăn lắm nhỉ!
Nhiều lúc nghĩ không muốn nuôi dạy con cái nữa. Nếu vậy thì đừng nuôi nữa. Cậu đang nói cái gì vậy? Đôi khi mình cũng có lúc nghĩ như vậy nhỉ?

 

Điểm tích cực của “sự cảm thông” đó chính là “đối phương sẽ dễ dàng tiếp nhận quan điểm của bạn. Theo như bảng ở trên thì cùng một sự việc nhưng đối với không đồng cảm”, “đồng cảm, cảm thông” thì có cách ứng xử khác nhau.

Đối với việc “không đồng cảm” và “đồng cảm” thì ta có thể nắm được quyền quyết định. Mặt khác, đối với “cảm thông” thì ý chí làm và quyền quyết định là do đối phương. Theo như ví dụ trên thị trường hợp thứ nhất là đang trong lúc ăn kiêng để giảm cân mà lại muốn ăn bánh ngọt. Trường hợp thứ hai là nhiều lúc nghĩ không muốn nuôi dạy con cái nữa. Trong cả hai trường hợp trên, cho dù là ăn hay không ăn, muốn hay không muốn nên tốt nhất để cho đối phương tự quyết định. Con người chúng ta khi để cho họ tự mình quyết định thì dù kết quả có như thế nào đi chăng nữa, họ cũng vui lòng chấp nhận. Ngược lại, nếu bị ai quyết định giùm thì sẽ cảm thấy ức chế.

Nếu bạn để cho đối phương tự quyết định ăn hay không ăn thì tự họ sẽ nghĩ rằng: “Đang ăn kiêng nhưng mà, không còn cách nào khác, lần này ăn đã, lần sau nhất định mình sẽ cố gắng” Nếu họ ăn bánh khi bị bạn nói là “Thích thì ăn luôn cho rồi” thì họ sẽ đổ lỗi cho bạn: “Chỉ tại bạn mà mình đã ăn bánh trong lúc đang giảm cân…”

Để trẻ cảm thấy thoải mái, vui vẻ chấp nhận thì nên dùng phương pháp “Cảm thông. Mọi việc nên để trẻ tự quyết định sẽ tốt hơn.

Làm sao để trẻ có thể tâm sự, nói chuyện thoải mái với cha mẹ

Trong những câu chuyện trước, thầy Sasaki đã đề cập đến việc: “Hãy để trẻ có thể truyền đạt cảm xúc của mình”. Thế nhưng có khi nào bạn rơi vào trường hợp bé không muốn nói chuyện với bạn không? Chẳng hạn như lúc trước bé rất hay kể chuyện, tâm sự với bạn, nhưng dạo gần đây thì trở nên ít dần đi. Hoặc khi con yêu cầu “Mẹ nghe con nói nè” thì bạn cũng có nghe nhưng sau đó đột nhiên cắt ngang “Thôi đủ rồi đó!” rồi lảng sang chủ để khác… 

Làm sao để trẻ có thể tâm sự, nói chuyện thoải mái với cha mẹ

Ở nhà tôi cũng từng xảy ra chuyện đó. Tôi đã nghĩ rằng “Con bé này bị sao vậy ta?!”. Nhưng nguyên phân lại do tôi mà ra. Lúc đó, tôi đang vừa nhăn trán vừa buộc dây giày thì đột nhiên con bé nhà tôi chạy lại kêu “Ba, ba, nghe nè! Hồi nãy con vừa giẫm phải con thằn lằn khô đó. Tôi cứ nhìn chằm chằm vào sợi dây giày mà hoàn toàn không để ý đến những gì nó nói và chỉ trả lời: “Hả? Ghê vậy”. Con bé đã nổi giận và từ đó không nói chuyện với tôi nữa. Sau này, tôi cảm thấy rất ân hận, lẽ ra lúc đó tôi nên chú ý lắng nghe con bé một cách đàng hoàng. Nếu bạn bắt chuyện với ông chồng mà ông ấy thì cứ chăm chăm vào tờ báo rồi trả lời một cách miễn cưỡng, nửa vời thì bạn cảm thấy như thế nào? Chắc chắn là dễ nổi giận rồi đúng không? Tôi đã cảm thấy có lỗi với con gái của mình. Vậy làm thế nào để trẻ có thể thoải mái nói chuyện, tâm sự với cha mẹ?

1. HÃY TẠO RA BẦU KHÔNG KHÍ ĐỂ TRẺ DỄ THỔ LỘ TÂM SỰ 

Để xây dựng bầu không khí thật thoải mái, bạn phải là một người bố, người mẹ cởi mở, thường xuyên tâm sự với con.

Ở nơi công cộng, bạn thử suy nghĩ xem một người dễ dàng bắt chuyện, dễ chào hỏi là một người như thế nào? Tôi nghĩ rằng đó là một người có đôi mắt hướng đến người đối diện, khuôn mặt luôn nở nụ cười. Còn những người khó nói chuyện là người có đôi mắt lảng tránh, nhìn đi chỗ khác, chăm chú làm việc riêng mà chẳng để ý gì đến xung quanh. Bố mẹ cũng vậy, để đôi mắt của bạn hướng đến con và nở nụ cười hiền hậu nào. Đó chính là tín hiệu “Có thể dễ dàng nói chuyện, tâm sự”.

2. TẠM NGHỈ TAY, NHÌN HƯỚNG VỀ ĐỐI PHƯƠNG, GẬT ĐẦU, LẮNG NGHE

Vấn đề không phải ở chỗ là bạn có nghe hay không mà là bạn có làm cho trẻ cảm nhận được rằng bạn đang lắng nghe bé nói hay không. Như thế nào được gọi là người biết lắng nghe? Trước đây có một ông lão là nhân viên phúc lợi ở huyện đã bảo tôi rằng: “Nếu trẻ muốn nói chuyện lúc bạn đang làm việc ở nhà bếp thì hãy tạm nghỉ tay, nhìn về hướng của bé, lắng nghe câu chuyện và gật đầu nói “TỪ”, “Em”. Đó chính là cách để lắng nghe. 

“Tạm nghỉ tay, nhìn hướng về đối phương và gật đầu, lắng nghe”. Những lời của ông lão chỉ dạy về cách lắng nghe đó đến tận bây giờ tôi vẫn còn trân trọng và ghi nhớ. 

Chỉ đơn thuần là nghe, đó là việc không hề đơn giản. Cho dù là nhà tư vấn tâm lý chuyên nghiệp đi chăng nữa cũng chỉ có thể lắng nghe tối đa được 30 phút. Những người nghiệp dư” như chúng ta “Hãy cố gắng dù là 5 phút cũng khá tốt rồi”.

Thật đáng tiếc nếu con cái

không hiểu lòng cha mẹ Bố tôi là người ít nói, còn mẹ tôi luôn phớt lờ mỗi lần tôi bắt chuyện với bà. Chính vì vậy mà tôi dần trở nên không còn muốn nói chuyện hay chia sẻ tâm sự với bố mẹ nữa. Sự ít nói, câm lặng đã khiến tôi ghét gia đình mình. Tuy nhiên, tôi đã hiểu lầm bố mẹ. Tôi chỉ thực sự nhận ra điều đó vào ngày kết hôn, đó là năm tôi 28 tuổi. Ngồi trong phòng chờ họ hàng của cô dâu, tôi đã không thể im lặng nên tâm sự với một người bà con về việc tôi và bố mẹ không hề nói chuyện với nhau. Cô ấy đã nói với tôi rằng: “Bố của con thật sự rất yêu con. Ngay cả khi ông ấy say rượu, ông ấy cũng chỉ toàn nói rằng con thật xinh xắn, dễ thương”. Đó là lần đầu tiên tôi biết được “Bố mình thật sự rất yêu mình”. Khi đó, tôi ước rằng “giá mình biết điều đó sớm hơn.

Ngay từ lúc còn nhỏ, tôi đã muốn mình được sống trong tình yêu thương của bố mẹ, tôi muốn cảm nhận được tình thương đó. Nhận được tình yêu thương của bố mẹ sẽ giúp tôi thêm tự tin và những ngày tháng bên bố mẹ sẽ thoải mái, dễ chịu biết nhường nào.

“Hãy để trẻ phát triển tự nhiên” và đừng giấu kín tình thương mà bạn dành cho con trẻ. Hãy nói với chúng rằng “Bố/mẹ yêu con” để cho chúng cảm nhận được tình thương của bạn dành cho chúng. Tôi muốn bạn hãy truyền đạt tình thương đó bằng ánh mắt, bằng cử chỉ, bằng từ ngữ để chúng cảm nhận mình được yêu thương. Ngoài ra, hãy ôm chúng mà nói rằng: “Bố/mẹ rất thương con”.

Thật đáng tiếc nếu con cái không hiểu lòng cha mẹ

Trong khoảng thời gian con trai học mẫu giáo, tôi đã kết thân được với rất nhiều các vị phụ huynh. Đến tận bây giờ chúng tôi vẫn còn rất thân thiết. Mặc dù con và các bạn đều đã trưởng thành và có cuộc sống riêng, nhưng những người làm bố mẹ chúng tôi vẫn ở tại quê nhà và ngày càng thân thiết hơn.

Thật đáng tiếc nếu con cái không hiểu lòng cha mẹ

Đứa con trai thứ hai của tôi từ lúc học mẫu giáo đến tiểu học vẫn có thói quen đi xe đạp đến nhà bạn cùng lớp chơi. Khi đó, mẹ của bạn nói đùa rằng: “Bị lấy mất hai cái bánh xe ở bên hông xe rồi kìa”. Xe đạp con tôi ở phía sau có 3 bánh, trong đó có 2 bánh ở hai bên. Để có thể chạy được xe đạp mà không cần đến 2 bánh ở hai bên hông xe thì cần phải tập luyện. Mẹ của bạn con tôi đã nói với thằng bé là: “Con tính chạy xe ba bánh đến bao giờ hả, cô tập xe đạp cho con nha.”

Cuối cùng thì dưới sự tập luyện của mẹ bạn, nó cũng có thể chạy xe mà không cần đến sự hỗ trợ của hai cái bánh xe ở hai bên hông nữa. Về nhà, nó hớn hở nói: “Ba biết không, lúc đầu con sợ lắm nhưng có mẹ bạn con giữ xe ở phía sau giùm nên cũng đỡ sợ. Lòng tốt của cô ấy thực sự làm cho vợ chồng tôi rất vui và cảm động. Vì nếu là người dưng không quen thân thì người ta sẽ nghĩ: “Nếu lấy giúp bánh xe cho nó, rồi để nó về nhà mà chạy trên chiếc xe không có hai bánh hỗ trợ đó, lỡ nó bị té giữa đường rồi sao?”… nên ngại và không dám làm. Ngày xưa, nhất là ở thôn quê, người ta coi con hàng xóm như con mình nên nhìn thấy nó gặp phiền toái người ta sẵn sàng giúp đỡ. Tôi cũng hiểu rằng có lẽ là vì bạn bè thân thiết nên họ thân thiện và sẵn sàng nói rằng: “Con nhà anh Masami Sasaki thì tôi sẵn lòng”.

Cùng bé yêu

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *