John Rockefeller là nhà tỷ phú sở hữu tài sản tid la Mỹ đầu tiên trên thế giới, dù gia đình ông giàu có, nhưng đối với việc sử dụng tiền tiêu vặt hằng ngày của năm đứa con ông lại rất “keo kiệt”.
John Rockefeller quy định việc sử dụng tiền tiêu vặt của các con khác nhau theo độ tuổi: đứa 7, 8 tuổi mỗi tuần 30 xu, đứa 11, 12 tuổi mỗi tuần 1 đô, đứa 12 tuổi trở lên mỗi tuần được 2 đô, mỗi tuần phát một lần. Ông còn cho mỗi đứa một quyển sổ thu chi, bắt chúng ghi chép rõ ràng dùng tiền vào việc gì, khi lãnh tiền thì đưa cho ông kiểm tra. Nếu chi tiêu rõ ràng, đúng chỗ, tuần sau còn có thể tăng thêm 3 xu, trái lại sẽ bị giảm. Đồng thời, con cái biết làm việc nhà còn có thể được thưởng vào chỗ tiền tiêu vặt của mỗi đứa. Ví dụ, bắt được 100 con ruồi sẽ được 10 xu, bẫy được 1 con chuột sẽ được 5 xu, ôm củi, nhặt rau, nhổ cỏ thì có thể được thưởng bao nhiêu… Đứa con trai thứ hai Nelson (sau này nhận chức phó tổng thống Mỹ) và đứa con trai thứ ba Laurance (sau này sáng lập ngành công nghiệp mới) còn hợp tác nhau lãnh việc đánh giày cho cả nhà, giày da mỗi đôi 5 xu, ủng ống dài mỗi đội 10 xu. Lúc 11, 12 tuổi còn hợp tác cùng nuôi thỏ bán cho bác sĩ ở các phòng nghiên cứu.
Dù sau khi các con xa nhà vào đại học, Rockefeller vẫn quy định tiền tiêu vặt của chúng tương tự như chi tiêu ngày của con cái nhà bình dân, nếu dùng quá mức thì phải xin.
Đứa con trai thứ tư- Winthrop ham chơi và giao du bạn gái lần đã thiếu nợ không trả nổi, vì cha kiên quyết không quan tâm, anh đành phải mượn tạm tiền chị ca. Con trai út – David – CEO nhiệm kỳ sau của ngân hàng Chase National, khi học đại học cũng tuân theo quy tắc của gia đình. Có lần nghỉ hè về New York, một cậu bạn học cùng trông thấy cậu đang ghi chép uống loại nước giải khát nào và giá tiền của một món ăn nào đó đã cảm thấy vô cùng kinh ngạc.
Vì nguyên nhân tín ngưỡng tôn giáo, bản thân Rockefeller không hút thuốc và ông cũng không tán thành con cái hút thuốc. Ông quy định các con không hút thuốc trước 20 tuổi sẽ được thưởng 2500 đô. Khi ông phát hiện con gái lớn Peggy hút thuốc, trong tình trạng khuyên không kết quả, ông đã không ngần ngại hủy bỏ số tiền thưởng của cô.
Suy của của cha mẹ
Gia quy đi kèm với chính sách khen thưởng rõ ràng, dạy con cái biết nghĩa của đồng tiền và hiểu rõ cách tiêu tiền như thế nào. Đồng thời, dưới sự khích lệ của đồng tiền, con cái học cách tiết kiệm và kiềm chế tham vọng của mình kiểm soát mình vì một mục tiêu. Quan trọng hơn là con cái được dạy phải phấn vì một việc có giá trị.
Sức mạnh của việc khen thưởng hữu hiệu hơn trừng phạt và đe dọa rất nhiều, thông qua thực hiện khen thưởng có thể làm cho hiệu ứng tốt đẹp của hành động xuất hiện lại, từ đó càng dễ dàng đạt được mục tiêu.
Các bậc phụ huynh phải có cách khen thưởng đúng đắn, tức hãy để con cái có được thù lao khi làm việc nhà. Làm thế không chỉ có thể giúp chúng sớm tiếp nhận quan niệm tư tưởng “hưởng theo lao động”, mà còn có thể cho con cái học được kỹ năng cơ bản đồng thời cho chúng cảm nhận được sự vất vả của lao động. Làm thế chúng sẽ dần dần hình thành một mục tiêu, sẽ làm được việc có giá trị hơn trong quá trình sống và làm việc sau này.