CHA MẸ THƯỜNG NÓI: ĐỒ KI BO, SAU NÀY SẼ CHẲNG AI THÍCH CON ĐÂU!
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta có thể thấy một số đứa trẻ thường chỉ biết đến bản thân mình, rất keo kiệt, không muốn chia sẻ bất cứ thứ gì với người khác. Ví dụ, khi thấy một đứa trẻ ba tuổi cầm một quả chuối trong tay, bạn liên nói: “Cho dì một miếng nào!”, nó sẽ từ chối thẳng thừng: “Không, đây là của cháu!”; nếu bạn cố tình lấy đi, nhất định nó sẽ gào khóc ầm ĩ. Trong tình cảnh này, cha mẹ thường thở dài: “Haizz, con bé này keo kiệt bẩm sinh!”.
Trẻ con từ nhỏ đã không chịu chia sẻ đồ của mình với bất kì ai, thậm chí ngay cả với cha mẹ, đây là một biểu hiện của sự ích kỉ. Tuy nhiên, những tật xấu này đều là do trẻ tích lũy từ cuộc sống hằng ngày. Cho nên, một khi trẻ có tâm lí như vậy, cha mẹ cần kiên nhẫn, dùng phương pháp hiệu quả để giúp trẻ sửa chữa khuyết điểm.
VÍ DỤ THỰC TẾ
Minh có một tật xấu là không muốn cho bất cứ bạn học nào động vào đồ đạc của mình, nếu không sẽ mách với cô giáo hoặc cãi nhau với bạn. Để Minh đoàn kết với bạn bè hơn, cha mẹ luôn nghĩ cách giúp Minh sửa tật ích kỷ, nhỏ mọn này.
Một lần, Minh về nhà trong bộ dạng ủ rũ. Mẹ ngạc nhiên hỏi: “Minh, sao hôm nay có vẻ không vui thế con?”. Minh liền kể rõ chuyện xảy ra ở trường cho mẹ nghe: “Hôm nay thi trắc nghiệm, bút chì của con đột nhiên bị gãy, nhưng con lại không mang gọt bút chì, đành phải mượn bạn Văn, nhưng Văn nói là bạn ấy không đem theo. Trước khi vào lớp, con rõ ràng nhìn thấy bạn ấy có dùng nó mà…”.
Mẹ liền hỏi: “Bạn Văn có bao giờ mượn đồ của con không?”.
“Đương nhiên là có ạ. Lần trước bạn ấy mượn con cục tẩy, nhưng con không cho!”, Minh nói.
“À, thế thì phải rồi! Lúc Văn mượn đồ, con không cho bạn ấy mượn. Khi con cần mượn đó, sao bạn ấy có thể giúp con được? Con có cho người ta, người ta mới cho lại con! Con à, bạn bè với nhau phải quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau, không được quá ích kỷ!”, mẹ giảng giải.
Nghe lời mẹ nói, Minh cúi đầu xấu hổ. Kể từ đó về sau, Minh thường tích cực giúp đỡ các bạn xung quanh, không còn là cậu bé ích kỷ như trước nữa.
LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA
Hiện nay, cha mẹ thường dành quá nhiều tình cảm cho con cái, có gì ngon cũng nhường, có gì tốt cũng để cho con dùng. Dần dần trẻ sẽ nghĩ rằng, tất cả mọi thứ đều là của mình, không có ý thức phải chia sẻ với mọi người.
Trẻ con là một phần của xã hội, không thể sống cách li với cộng đồng. Những đứa trẻ ích kỷ khi trưởng thành thường gây tổn hại đến lợi ích của xã hội và những người khác, ích kỉ thậm chí còn không có lợi ích cho sự phát triển và tương lai của trẻ.
Vậy, cha mẹ cần làm gì để giúp trẻ sửa thói quen ích ki?
THỨ NHẤT: Không nuông chiều con cái
Trẻ con ham ăn, không chịu chia sẻ với người khác là do cha mẹ quá nuông chiều. Có nhiều bậc cha mẹ xuất phát từ tình yêu thương con cái mà nhường tất cả món ngon, đồ tốt cho con; nếu trẻ có muốn chia sẻ với cha mẹ, thì cha mẹ lại thường nói: “Cha mẹ không ăn, con ăn đi!”, lâu dần trẻ sẽ hình thành ý thức hưởng thụ một mình, độc chiếm cho riêng mình.
THỨ HAI: Không dành sự “đặc biệt cho trẻ
Nên tạo một môi trường công bằng” trong gia đình, đây chính là cách ngăn ngừa trẻ hình thành thói quen ích ki, độc chiếm. Cha mẹ nên dạy trẻ khi nghĩ đến bản thân thì cũng phải nghĩ đến người khác, biết được bản thân mình cũng bình đẳng với mọi người, mình có ước muốn và người khác cũng thế, đó tốt phải biết chia sẻ với mọi người, không thể một mình độc chiếm.
THỨ BA: Giúp trẻ hiểu rằng: chia sẻ không phải là mất đi mà là cùng có lợi
Sở dĩ trẻ không chịu chia sẻ là bởi vì chúng nghĩ rằng chia sẻ là mất đi. Cha mẹ nên hiểu tâm trạng này và để trẻ hiểu rằng, chia sẻ là thể hiện sự quan tâm và giúp đỡ của mình với người khác, mình chịu chia sẻ với người khác thì người khác mới quan tâm và chia sẻ lại với mình. Có như vậy đối bên mới có thể yêu quý và quan tâm lẫn nhau, mọi người mới cùng vui vẻ được.
THỨ TƯ: Rèn luyện thói quen biết chia sẻ cho trẻ có thể tiến hành ngay từ lúc còn nhỏ
Nếu trẻ đang cầm một cái thìa còn cha mẹ cầm đồ chơi trong tay, thì cha mẹ có thể lấy cái thìa trên tay bé và đổi cho bé món đó chơi. Thông qua nhiều lần lặp lại hành động như thế, trẻ sẽ học được cách chia sẻ và tin tưởng.
THỬ NĂM: Cho trẻ có cơ hội thực tiễn
Thường xuyên triển khai những hoạt động thú vị, để trẻ cảm nhận được niềm vui của việc chia sẻ. Ngoài ra, nên thường xuyên tạo cơ hội để trẻ giúp đỡ cha mẹ, ví dụ như khi mua hoa quả, để bé chia đều cho mọi người. Nếu trẻ chia hợp lí, cha mẹ có thể khen ngợi trẻ.
THỬ SÁU: Lấy mình làm gương cho trẻ
Cha mẹ cần phải làm mẫu cho trẻ, thường xuyên chủ động quan tâm chia sẻ với người khác, ví dụ: giúp đỡ người già, trẻ nhỏ, tặng quà, quyên góp cho quỹ từ thiện…