CHA MẸ THƯỜNG NÓI: CON TÔI SỐ KHÔNG MAY, TOÀN GẶP PHẢI NHỮNG CHUYỆN RẮC RỐI NHƯ THẾ NÀY!
Cuộc sống của mỗi người không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Trẻ con trong quá trình trưởng thành thường gặp phải rất nhiều vấn đề khó khăn. Phần lớn những vấn đề đó là lần đầu tiên trẻ được trải nghiệm, vì vậy khó mà tránh khỏi thái độ chán nản và muốn thỏa hiệp. Lúc này trẻ rất cần có cha mẹ ở bên cổ vũ để lấy lại niềm tin và tiếp tục phấn đấu.
VÍ DỤ THỰC TẾ
Hai cha con cùng ra nông trường. Trong lúc chơi đùa, người con phát hiện trong đám cây sung có một cây đã chết, vỏ thân cây đã bong ra, cành cây đã không còn màu xanh tươi mà ngả sang màu vàng úa. Người con giơ tay ra chạm vào một cái, bỗng “rắc một tiếng, một cành cây khô gãy xuống.
Người con nói với cha: “Cha ơi, cái cây này chết rồi, chặt nó đi thôi. Chúng ta sẽ trồng cây khác!”, nhưng người cha ngăn lại, nói: “Con à, có thể đúng là nó không ổn, nhưng mùa đông qua đi, có thể nó sẽ đâm chồi nảy lộc, giờ nó đang trong quá trình nghỉ ngơi đấy! Hãy nhớ, mùa đông không nên chặt cây!”.
Quả nhiên đúng như lời người cha nói, sang mùa xuân năm sau, cái cây ấy bỗng nảy ra những lộc non như những cây còn lại.
Bỗng nhiên, cậu bé bất hạnh mắc phải căn bệnh bại liệt ở trẻ nhỏ, gần như trở thành người tàn phế. Cậu bé càng ngày càng u uất, một hôm cậu bé nói với cha: “Cha ơi, dù sao thì con cũng sẽ chết, con không muốn nằm mãi trong bệnh viện, con muốn về sẽ nhà!”. Lúc đó, người cha liển xoa đầu con trai, nói: “Con à, đừng dễ dàng bỏ cuộc!”. Người cha nhìn con trai bằng ánh mắt kiên định: “Mùa đông, chẳng phải con bảo cái cây sung ở nông trường đã chết rồi hay sao, nhưng đầy chỉ là mấy cành cây già cỗi mà thôi. Đến mùa xuân, con có nhìn thấy những chồi non mơn mởn đâm ra từ thân cây không? Con có thấy cây sung ấy nảy đấy lá non, chẳng khác gì những cây khác không?”. Người con nghe cha nói vậy, bạn thấy tràn đầy niềm tin. “Đừng dễ dàng bỏ cuộc”, chính câu nói này đã thúc đẩy cậu bé ngoan cường đầu tranh với bệnh tật. Sau khi phẫu thuật, cậu bé nhanh chóng hồi phục. Về sau, mỗi khi gặp phải chuyện gì khó khăn, cậu lại nghĩ đến câu nói này.
LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA
Cây cối khô cằn vào mùa đông nhưng đến mùa xuân lại đâm chồi nảy lộc, bùng lên sức sống. Cậu bé mắc bệnh bại liệt dưới sự dẫn dắt của người cha đã hiểu được rằng, không nên dễ dàng từ bỏ bất cứ điều gì, chuyện gì cũng có cơ hội thay đổi tình thế. Cũng giống như vậy, trong cuộc sống của chúng ta, mỗi người cha, người mẹ đều nên dạy trẻ không được dễ dàng bỏ cuộc. Nên căn cứ vào mỗi khó khăn của trẻ để có sự điều chỉnh kịp thời. Bên cạnh việc dạy trẻ không nên dễ dàng bỏ cuộc, cha mẹ cũng nên dạy trẻ cách tốt nhất để kiên trì bền bỉ, vẽ ra những khả năng có thể để trẻ có thêm niềm tin. Cha mẹ nên giúp trẻ biết được niềm vui thành công là thế nào sau khi đã phải “bỏ ra” rất nhiều nỗ lực, nó còn vui hơn nhiều so với việc được mặc quần áo mới, ăn đồ ăn ngon… bởi đó là niềm vui xuất phát từ sâu thẳm trái tim.
Trong bất cứ trường hợp nào, cha mẹ cũng nên hướng trẻ đến những suy nghĩ lạc quan, cổ vũ trẻ duy trì tâm lí lạc quan, không dễ dàng thỏa hiệp, từ bỏ. Bởi vì thái độ tích cực chính là điều kiện tiên quyết để đi đến thành công.
Churchill đã nói với các học sinh một câu chuyện đạo lý như vậy.
Bài phát biểu tuyệt vời nhất trong suốt cuộc đời của Churchill, cũng là lần phát biểu cuối cùng của ông, là ở một buổi lễ tốt nghiệp tại trường Đại học Cambridge. Ngày hôm đó, hàng chục ngàn sinh viên tụ lại chật cứng cả hội trường, họ đang chờ đợi sự xuất hiện của Churchill. Tuy nhiên, nhiều phút trôi qua, Churchill mãi không thấy đến, các sinh viên bắt đầu thì thầm. Rồi một nửa thời gian của buổi diễn thuyết trôi qua, mọi người đều nhốn nháo, một vài học sinh đã rời khỏi hội trường, đúng lúc đó Churchill cùng đoàn tùy tùng của ông bước vào, ông chầm chậm bước lên bục phát biểu. Ông cởi áo khoác đưa cho tùy tùng của mình, sau đó bỏ mũ, lặng lẽ quan sát tất cả các thính giả. Một phút sau, Churchill nói: “Đừng bao giờ từ bỏ!”. Nói xong, ông mặc áo khoác, đội mũ, rời khỏi hội trường. Lúc đó, cả hội trường im lặng, một phút sau, những tràng pháo tay giòn giã vang lên.
Điểm khác biệt duy nhất giữa kẻ thất bại và người chiến thắng thực chất chỉ là kẻ thất bại đi chín mươi chín bước rối nhưng dừng lại, còn người thành công thì đi trọn một trăm bước.
Người thành công đứng dậy nhiều hơn kẻ thất bại một lần. Khi bạn đi được một trăm bước, có thể bạn vẫn sẽ gặp phải thất bại, nhưng thành công luôn trốn ở đằng sau những “góc quay’, trừ khi bạn tiếp tục “bẻ lái”, nếu không thì bạn mãi mãi không thể thành công.
Chỉ những người có ý chí kiên cường mới không bao giờ từ bỏ mục tiêu, mới có thể trở thành kẻ thắng lợi cuối cùng. Do vậy, cha mẹ nên bồi dưỡng nghị lực kiên cường cho trẻ.
THỨ NHẤT: Cha mẹ nên khơi gợi động lực nội tại của trẻ, để chúng hiểu học và vui vẻ học tập
Nhà giáo dục vĩ đại Khổng Tử từng nói: “Kẻ biết nó không bằng kẻ thích nó, cho dù là học cái gì, cha mẹ cũng cần khơi gợi hứng thú cho trẻ, chỉ như vậy trẻ mới có thể kiên trì đến cùng. Trong thực tế, có rất nhiều cha mẹ coi nhẹ nhu cầu của trẻ, áp đặt nguyện vọng của mình cho trẻ, mà không biết rằng, nếu không thể tìm thấy hứng thú trong chuyện học tập thì trẻ không thể kiên trì.
THỨ HAI: Cha mẹ nên hiểu rằng “thói quen sẽ trở thành chuyện đương nhiên
Khi trẻ đọc một bộ truyện tranh, cha mẹ có thể yêu cầu trẻ đọc hết từ đầu đến cuối rồi mới được chuyển sang bộ khác; khi trẻ vẽ một bức tranh, yêu cầu trẻ phải hoàn thiện bức tranh đó rồi mới vẽ bức tranh khác; khi trẻ học cách giặt quần áo, tuyệt đối không để trẻ lấy lí do là mệt hay đau tay mà bỏ cuộc giữa chừng… Dần dần trẻ sẽ hình thành thói quen kiên trì.
THỨ BA: Cha mẹ nên nhanh nhạy tận dụng mọi cơ hội để dạy trẻ
Trong cuộc sống có không ít cơ hội để cha mẹ dạy trẻ rèn luyện nghị lực kiên cường, ví dụ: nhìn thấy biển lớn, có thể nói cho trẻ hiểu rằng “nhieu dòng sông cùng đổ dồn về mới tạo ra biển cả bao la… bất cứ thành công nào cũng cần có sự phấn đấu bến bì, lâu dài.
THỨ TƯ: Cho trẻ nếm trải vất vả
Những đứa trẻ lớn lên trong môi trường đầy đủ, sung túc thường thiếu nghị lực. Do vậy, cha mẹ nên cố ý để trẻ nếm thử vất vả, ví dụ như: chen chúc trên xe buýt, đi bộ dưới trời nắng nóng…
THỨ NĂM: Dạy trẻ trì hoãn sự thỏa mãn, tăng cường sức kiểm soát bản thân
Nhiều cha mẹ cũng biết cần phải rèn luyện nghị lực cho con cái nhưng lại không nỡ để trẻ tự gánh vác khó khăn một mình, kết quả là cha mẹ lại gánh vác thay con. Cha mẹ làm như vậy sẽ rất khó rèn luyện được nghị lực kiên cường cho trẻ. Do vậy, cha mẹ không nên chỉ nói miệng mà cần nỗ lực thực hiện.