CHA MẸ THƯỜNG NÓI: THÔI ĐƯỢC RỒI, MẸ DÂN CON ĐI CHƠI NGAY ĐÂY, ĐỪNG KHÓC NỮA MÀ…

Trẻ con tính tình thường bướng bỉnh, cha mẹ tuyệt đối không được dung túng, nếu không sau này sẽ khiến trẻ có tính cố chấp ngang ngược. Tính cách không phải là bản năng, tính cách tùy tiên của trẻ chủ yếu là do sự giáo dục không đến nơi đến chốn của gia đình. Cha mẹ chính là người đã tạo ra tính cách bướng bỉnh, cũng là người gánh chịu hậu quả tính cách tùy tiện ở trẻ.

CHA MẸ PHẢI LÀM XONG VIỆC MỚI DẪN CON RA NGOÀI CHƠI ĐƯỢC!

VÍ DỤ THỰC TẾ:

Năm nay, Hoa 5 tuổi, cha mẹ cô bé làm việc ở xa, phần lớn thời gian cô bé phải ở với ông bà nội. Lúc Hoa ngoan ngoãn thì thật đáng yêu, vừa biết hát lại biết múa, khả năng biểu đạt cũng tốt nên rất được ông bà chiều chuộng. Hoa cũng rất thông minh, việc gì cũng chỉ cần cô giáo và cha mẹ dạy qua một lần là cô bé nhớ ngay, hơn nữa còn làm rất tốt.

Nhưng Hoa có một vấn đề, đó là tính tình quá bướng bỉnh, chuyện gì cũng phải nghe theo con bé, nếu không vừa ý nó là liền nổi cáu. Cả nhà ai cũng phải nhường nhịn Hoa, đúng thì buộc phải khen, mà sai thì chẳng ai dám mång mỏ, nếu không, con bé cáu lên thì phiền phức lắm.

Một hôm, Hoa nằng nặc đòi mẹ cho đi chơi công viên nước. Mẹ nói với Hoa: “Hoa à, hôm nay mẹ có việc, để hôm khác mẹ dẫn con đi nhé!”. Nhưng vừa đi chơi được vài phút, Hoa lại về kèo nhèo đòi mẹ dân đi: “Mẹ ơi, hôm nay con muốn đi công viên nước cơ!”. Mẹ nhíu mày, nhìn là biết con bé sẽ đòi đi cho bằng được, những chuyện như thế này đã từng xảy ra trước đây rồi. Nhưng trước đây mẹ có nói gì Hoa cũng không chịu nghe. Thế là lần này mẹ Hoa không đoái hoài đến con bé, mà lầy đổ của mình, đi vào phòng ngủ và đóng cửa lại. Mặc cho Hoa ở ngoài khóc lóc ầm ĩ, mẹ cũng không ra. Một lát sau, mẹ không thấy bên ngoài có động tĩnh gì liền mở cửa ra ngoài thì nhìn thấy Hoa đang ngồi tập vẽ ở trong phòng. Hoa ngẩng đầu lên nhìn mẹ, mẹ liền cười với con gái rồi tiếp tục đi làm việc của mình.

LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA 

Cách làm của mẹ Hoa chính là cách “ám thị” về hành vi. Khi cha mẹ ý thức được con mình đang cố ý ăn vạ, đôi khi cách tốt nhất là cha mẹ nên tránh chúng ra. Xét về bề ngoài, hành vi này có vẻ vô trách nhiệm, rất dễ khiến người ngoài hiểu lầm rằng cha mẹ mặc kệ trẻ muốn làm gì thì làm, không uốn nắn hành vi sai trái của trẻ. Nhưng nếu phân tích kỹ lưỡng một chút thì không khó để hiểu ra vấn đề. Nguyên nhân gây ra tính cách bướng bỉnh của trẻ không quá phức tạp, đa phán là do cha mẹ quá nuông chiếu và thỏa hiệp với con cái. Khi trẻ ăn vạ, cha mẹ thường đứng trước hai sự lựa chọn khó: một là đồng ý yêu cầu của trẻ, trong khi yêu cầu của trẻ rõ ràng là không hợp lí; hai là nếu không đóng ý trẻ cứ ăn vạ thế này thì biết làm thế nào? Những phụ huynh dễ mềm lòng thường nhanh chóng thất bại trước chiến lược ăn và của trẻ, không thể không từ bỏ nguyên tắc giáo dục của mình, lại lần nữa chiếu theo ý của trẻ. Nhưng làm như vậy chỉ khiến trẻ ngày càng ngang bướng, khó dạy mà thôi.

CHA MẸ PHẢI LÀM XONG VIỆC MỚI DẪN CON RA NGOÀI CHƠI ĐƯỢC!

Cha mẹ cần làm gì để thay đổi tính xấu này của con cái? 

THỨ NHẤT: Dám “thi gan” với trò ăn vạ của trẻ

Khi trẻ ăn vạ, cha mẹ càng nhường nhịn, trẻ càng lấn tới Xuất phát từ điểm này, cha mẹ tuyệt đối không nên mềm lòng Vị dụ: cha mẹ dẫn trẻ ra ngoài chơi, trẻ đòi cha mẹ phải công, không công là khóc ăn vạ. Lúc này thái độ của cha mẹ nên thống nhất. nói rõ với trẻ cha mẹ sẽ không cõng rồi tiếp tục đi thẳng, sau đó dừng lại đợi trẻ, cho đến khi trẻ tự đi mới thôi. Nhiều lần như vậy trẻ sẽ dần hiểu ra rằng: Bướng bỉnh chẳng có lợi gì cả, từ đó trẻ phải thay đổi thói quen của mình.

THỨ HAI: Phải tìm hiểu rõ nguyên nhân 

Có nhiều trẻ không cố tình chống đối lại cha mẹ, chẳng qua là vì một nguyên nhân nào đó. Lúc này, cha mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân rồi nhẹ nhàng giảng giải đạo lí cho trẻ hiểu.

THỨ BA: Phải ngăn chặn tính cách bướng bỉnh của trẻ

Trẻ ăn vạ cũng có quy luật nhất định, chúng thường ăn vạ trong những tình huống cố định nào đó, điều này cha mẹ cần nắm rõ. Ví dụ, có trẻ cứ chờ đến khi có khách đến chơi nhà là “giờ trò, bám riết lấy khách ăn vạ. Cha mẹ có thể nói rõ với trẻ cần phải lễ phép khi có khách đến nhà, đừng ngại nói chuyện này để khách hiểu và thông cảm. Khi khách đến chơi nhà, nên căn cứ vào biểu hiện của trẻ để khen ngợi đúng lúc hoặc ra hiệu để trẻ ra ngoài..

THỨ TƯ: Cần vận dụng chính xác “uy quyền” của cha mẹ

Nhiều báo cáo cho thấy, trẻ con bướng bỉnh là do cha mẹ không biết sử dụng đúng đắn “uy quyền” của mình. Thường ngày, nếu cha mẹ quan tâm chân thành, nói chuyện nhẹ nhàng, nghiêm khắc phê bình sai lầm của con cái… sẽ có thể xây dựng được “uy quyền” của mình đối với con cái, có được sự kính nể và tôn trọng của trẻ. Nếu cha mẹ cho rằng bản thân mình là bể trên, mình là người có công sinh ra và nuôi dưỡng trẻ, vì vậy trẻ phải phục tùng mình vô điều kiện, không hề cân nhắc đến yêu cầu và nguyện vọng của trẻ; điều này sẽ khiến chúng nảy sinh tâm lí chống đối. Do vậy, cha mẹ nhất định cần phải vận dụng một cách đúng đắn “uy quyền” của bản thân.

Cùng bé yêu

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *