CHA MẸ THƯỜNG NÓI: CON MÀ KHÔNG LỄ PHÉP LÀ SAU NÀY MẸ KHÔNG DẪN CON ĐI ĐÂU HẾT, MẸ XẤU HỔ LẮM!

Một nhà thơ người Đức đã từng nói: “Sự lễ phép của một người chính là tấm gương phản chiếu chân dung của người ấy”. Thực ra, lễ phép phản ánh sự tu dưỡng về tâm tính của con người, thể hiện ý thức tự tôn và tôn trọng người khác của một người, mà thói quen văn minh, lễ phép cần được rèn luyện từ nhỏ. Cha mẹ cần dạy trẻ khi giao tiếp với người khác phải học cách dùng từ ngữ lễ phép, văn minh. Chẳng hạn như: “Chào ông (cô, bác, anh….)”, “Tạm biệt”, “Cảm ơn”, “Xin mời”..

Đồng thời, phải chú ý bồi dưỡng cho trẻ những cử chỉ lễ phép, gặp người khác phải chủ động chào hỏi, hiểu và biết dùng những từ ngữ lễ phép thông dụng. Cha mẹ phải dạy trẻ rằng, dù nhà hay đi ra ngoài, đến làm khách ở nhà người khác đều phải học cách “kính già yêu trẻ”…

MẸ THÍCH NHỮNG ĐỨA TRẺ BIẾT LỄ PHÉP!

VÍ DỤ THỰC TẾ:

Thu là một cô bé rất đáng yêu và hoạt bát, nhưng điều khiển mẹ cô bé phải đau đầu là cô bé chẳng lễ phép chút nào. Có lần Thu đói quá liền nói với mẹ: “Con muốn ăn bánh mì!”, mẹ nghe thấy nhưng vì muốn dạy con gái phải biết lễ phép nên cố ý không đoái hoài đến yêu cầu của con gái. Thu nói to mấy lần nhưng vẫn thầy mẹ không để ý, liền chạy đến bảo: “Mẹ ơi, mẹ không nghe thầy con nói là con muốn ăn bánh mì à?”. 

Mẹ nói: “Mẹ nghe thầy rồi, nhưng mẹ không biết con đang gọi ai!”. con đầu có gọi mẹ ơi!”

Thu cười nói: “Mẹ ơi, con muốn ăn bánh mi!”. 

“Con nói vẫn chưa đúng!”, mẹ Thu nói.

“Sao lại không đúng?”, Thu ngơ ngác hỏi. 

Mẹ Thu nói: “Con nên nói là: Mẹ ơi, con muốn ăn bánh mì, mẹ lấy giúp con có được không ạ?”.

Con gái liền lặp lại câu nói của mẹ, lúc này mẹ mới lấy bánh mì cho Thu. Đợi con gái ăn xong quay sang chơi đùa, mẹ Thu liền kéo con lại: “Còn chưa xong mà!”.

Con gái tròn mắt nhìn mẹ: “Xong rồi, con ăn xong rồi!”.

“Con còn chưa nói cảm ơn mà!”

“Lại còn phải nói cảm ơn nữa ạ?”

Đương nhiên rồi, người khác giúp con làm một việc gì đó, con nhất định phải nói cảm ơn với người ta!”

Sau đó, Thu cúi gập người nói: “Mẹ thân yêu của con, con ăn Kong rồi ạ, con cảm ơn mẹ!”. Mẹ cười: “Đúng rồi, con làm tốt lắm, mẹ thích nhất là những đứa trẻ lễ phép!”.

Thu cũng cười, cô bé lè lưỡi trêu mẹ rồi chạy ù ra ngoài sân chơi.

LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA

Cha mẹ nên học cách yêu nhưng không cưng chiều con cái. Khi trẻ có những hành vi không lê phép, cha mẹ nên chú ý hơn, sử dụng các phương pháp giáo dục để khiến trẻ thể hiện sự lễ phép của mình chứ không được nghĩ rằng trẻ còn nhỏ, còn chưa hiểu chuyện nên có thể nhân nhượng. Thái độ nhân nhượng này có thể làm mờ ý thức lễ phép của trẻ với mọi người, từ đó khiến trẻ ngày càng không lễ phép.

MẸ THÍCH NHỮNG ĐỨA TRẺ BIẾT LỄ PHÉP!

Cha mẹ cần bồi dưỡng thói quen lễ phép cho trẻ như thế nào? 

THỨ NHẤT: Lựa chọn phương pháp giáo dục đúng đắn

Trong cuộc sống, chúng ta không ít lần bắt gặp cảnh tượng: trên bàn là một giỏ táo, cha mẹ dạy trẻ lễ phép bằng cách bảo trẻ chọn quả to nhất, đỏ nhất biếu ông bà, mà thông thường ông bà đều nhường lại cho trẻ, lúc này cha mẹ có thể dạy trẻ nói cảm ơn. Nếu không dạy trẻ nói lời cảm ơn khi đó, lâu dần trẻ sẽ cảm thấy, nhường thì nhường, cũng có sao đâu, đằng nào quả táo vừa to vừa đỏ ấy vẫn sẽ thuộc về mình. Rồi bỗng nhiên đến một lúc nào đó trẻ không nhận được quả táo vừa to vừa đỏ nhất đó, trẻ sẽ khóc lóc ăn vạ, bởi vì trẻ cảm thấy bị người lớn lừa gạt. Những tình huống này không phải là ít, sẽ khiến cho trẻ mất đi sự tin tưởng với người lớn. Vì vậy, cha mẹ cần nhớ, khi dạy trẻ những thứ có liên quan đến vấn đề đạo đức, cha mẹ không nên nói một đằng làm một nẻo, không thống nhất trước sau.

THỨ HAI: Đưa ra vài quy định, tăng cường rèn luyện 

Cha mẹ có thể quy định, trẻ đi mẫu giáo về, vào đến nhà là phải chào cha mẹ; khi cha mẹ giúp trẻ làm việc gì, trẻ phải biết nói cảm ơn”; khi ăn phải đợi cả nhà cùng ăn…

THỨ BA: Làm gương cho trẻ

i ta thường nói “Cha mẹ là người thầy đầu tiên của trẻ, Người là tấm gương cho trẻ noi theo, vì vậy muốn con cái biết lễ phép, cha mẹ cần phải đối xử lễ phép với người khác. Trong một vài kỹ năng cụ thể như thế nào là hợp lý và lễ phép, cha mẹ cần làm mẫu cho trẻ xem. Chẳng hạn, khi ở trong thang máy, trẻ không thích chào người khác, mẹ có thể nhanh nhẹn nói “Xin chào…; nếu trẻ không thích nói: “xin mời”, “cảm ơn”, “làm ơn… thì khi được trẻ giúp làm việc gì đó, mẹ hãy chủ động nói những câu như: “Cảm ơn con đã giúp mẹ!”, “Mẹ lại làm phiền con rối”, “Cảm n con đã xách đồ giúp mẹ… cứ như vậy, dưới sự dẫn dắt của cha mẹ, trẻ sẽ hình thành được thói quen biết lễ phép.

Cùng bé yêu

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *