CHA MẸ THƯỜNG NÓI: TRẺ CON THÍCH MUA ĐỒ ĂN, ĐỒ CHƠI, LỚN THÊM TÍ NỮA SẼ BIẾT NGHĨ HƠN…

Tiết kiệm là biểu hiện của việc trân trọng, giữ gìn vật chất và thành quả lao động. Dumas nói rằng: “Tiết kiệm là của cải của người nghèo, là trí tuệ của người giàu”. Còn có một câu rất hay là: “Bản thân tiết kiệm chính là một nguồn tài nguyên lớn”. Nhưng đại đa số trẻ vẫn chưa hiểu được điều này. Cha mẹ không nên bỏ qua vấn đề trên, cần phải bồi dưỡng thói quen tiết kiệm cho trẻ ngay từ khi còn bé.

KHÔNG TIÊU TIỀN BỪA BÃI

VÍ DỤ THỰC TẾ

Tùng được coi là “ông tướng” trong nhà, mặc dù mới ít tuổi nhưng mọi chuyện mua đồ, mua quần áo, mua giày… tất cả đều phải theo ý cậu. Đi siêu thị thì khỏi phải nói, đòi hết cái nọ đến cái kia, mẹ khuyên cũng chẳng được. Điều này khiến mẹ Tùng vô cùng buồn phiền.

Một hôm, bà ngoại đến chơi nhà, buổi trưa rất nóng nực, bà cho Tùng tiền đi mua kem. Tùng vui vẻ ra khỏi nhà. Từng nghĩ mẹ không có ở nhà, như thế mình càng mua được nhiều đồ ăn vặt hơn. Tùng xuống siêu thị, nhìn ngược nhìn xuôi, ôm một bọc tướng. Độ nhiên ngẩng đầu lên, Tùng thấy mẹ đứng nghiêm nghị trước mặt. Tùng vội bỏ những thứ trong tay xuông, rụt rè nói: “Là bà bảo con mua mà!”, mẹ không nói gì mà kéo Tùng ra khỏi siêu thị, Tùng sợ mẹ quá, nước mắt rơi lã chã. Mẹ nói: “Tùng, mẹ không thích những đứa trẻ tùy tiện tiêu tiền, con muốn mẹ yêu con, con biết nên làm thể nào không?”. Tùng nghe mẹ nói vậy liền bào: “Mẹ ơi con hiểu rồi sau này con sẽ không tiêu tiền bừa bãi nữa ạ”. Mẹ Tùng gật đầu: “Con đúng là một đứa trẻ ngoan. Giờ thì bà bảo con mua cái à con đi mua đi, bà đang đợi con đây!”. Tùng lại vào siêu thị, mua cho bà và mình mỗi người một cây kem.

LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA

Mọi phẩm chất hình thành ở trẻ đều có liên quan đến cha mẹ. Hiện nay, rất nhiều trẻ hay nhõng nhẽo, vòi vĩnh, cha mẹ lại thường đáp ứng nhu cầu về vật chất của chúng, thậm chí mặc dù không có điều kiện nhưng vẫn cố tìm mọi cách thỏa mãn yêu cầu của con. Những đứa trẻ như vậy thường không biết thế nào là tiết kiệm, dễ hình thành nên thói quen khoe khoang thái quá. 

KHÔNG TIÊU TIỀN BỪA BÃI

Cho trẻ tiền tiêu vặt là điều đương nhiên, nhưng quan trọng là cho như thế nào. Khi cho trẻ tiền, cha mẹ đừng quên để trẻ phải phấn đấu đạt được, để chúng biết trân trọng thành quả, biết cảm ơn trước những công lao của cha mẹ… Dưới đây là một vài y kiến để các bậc phụ huynh tham khảo:

THỨ NHẤT: Cho tiền hợp lí và đúng lúc 

Nếu trẻ đang học tiểu học, cha mẹ có thể dự tính khoản chi tiêu của trẻ hàng tuần để đưa cho trẻ một số tiến nhất định. Ví dụ, mỗi ngày mười nghìn ăn sáng và đồ uống. Mỗi tuần sẽ năm mươi nghìn (trừ thứ bảy và chủ nhật được nghỉ). Tốt nhất nên nói thẳng trước mặt trẻ tại sao lại có ngần ấy tiền…

THỨ HAI: Ngăn cấm sự lãng phí

Vì khả năng tự kiềm chế của trẻ còn hạn chế, tính tò mò cao, trẻ sẽ mua rất nhiều đồ hoặc tiêu tiền vào chơi điện tử, lên mạng… khi phát hiện, cha mẹ nên kịp thời ngăn chặn và nói lí do để trẻ hiểu. Nhưng không nên vì trẻ tiêu tiền không đúng cách mà cắt giảm tiền tiêu vặt của trẻ, như thế sẽ khiến trẻ có thói quen nói dối, che giấu hành vi xấu của mình. 

Ngoài ra, khi cha mẹ cho trẻ tiền tiêu vặt nên chú ý: tiền tiêu vặt nên cho định kì, đúng lúc, giống như việc người lớn đi làm được phát lương hằng tháng, để trẻ hình thành suy nghĩ có tiền không dễ.

THỨ BA: Phải để trẻ hiểu tiết kiệm là một đức tính tốt

Tiết kiệm là hành vi đáng được khen ngợi. Hồ Chí Minh lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam là một tấm gương mẫu mực trong thực hành tiết kiệm. Ngày nay, nhân dân ta vẫn luôn phấn đấu học tập và làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại.

THỨ TƯ: Cha mẹ nên chỉ cho trẻ biết tiêu tiền như thế nào

Cha mẹ nên có kế hoạch khi cho trẻ tiền, phải hạn chế số lượng, chứ không phải là trẻ đòi bao nhiêu thì cho bấy nhiêu. Có một số phụ huynh muốn con phải ghi chép các khoản chi tiêu vào số, vài ngày lại kiểm tra một lần. Đây cũng là một phương pháp hay. Ngoài ra, cha mẹ nên cổ vũ trẻ tiêu tiền vào những việc xứng đáng. Nói chung nên dạy trẻ không được tiêu tiền bừa bãi nhưng cũng không nên để trẻ có tính ki bo.

THỨ NĂM: Nên hình thành thói quen tiết kiệm cho trẻ từ nhỏ

Cha mẹ nên dạy trẻ biết cách tiết kiệm đồ dùng, ví dụ: trong một trang giấy, chữ viết sai có thể gạch đi, tiếp tục sử dụng. Trong cuộc sống cũng nên tiết kiệm, quần áo hơi bị rách có thể may lại để tiếp tục mặc, vở viết không hết có thể sử dụng làm nháp… Dần dần, trẻ sẽ hình thành thói quen tiết kiệm.

Cùng bé yêu

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *