CHA MẸ THƯỜNG NÓI: CON DÁM LẤY ĐỒ CỦA BẠN, CÁI TỐT KHÔNG HỌC, CHỈ TOÀN HỌC CẢI XÂU!

Để tránh trẻ hình thành thói quen ăn cắp đồ của người khác, cha mẹ cần kể cho trẻ nghe một số câu chuyện “làm người phải thành thật, ngoài ra, còn cần tạo ra một không khí gia đình hiến hòa, cởi mở, vui vẻ và dân chủ. Chỉ khi các thành viên trong gia đình có thái độ thành thật, chân thành mới khiến trẻ cảm nhận được tình yêu và sự quan tâm của cha mẹ, có như thế trẻ mới tin tưởng cha mẹ, có lỗi lầm gì mới dám thừa nhận. Đương nhiên, cha mẹ đừng quên thỏa mãn những yêu cầu và nguyện vọng hợp lí của trẻ, ví dụ thỉnh thoảng mua thêm đồ chơi, truyện tranh cho trẻ, để chúng ý thức được bản thân mình cần những thứ gì. Chỉ cần là hợp lí, mà điều kiện gia đình có thể đáp ứng được, thì cha mẹ nên thỏa mãn yêu cầu của trẻ. Làm như vậy sẽ tránh được tình huống trẻ vì bất mãn mà lấy trộm đó của người khác.

CON DÁM LẤY ĐỒ CỦA BẠN

VÍ DỤ THỰC TẾ

Buổi chiều, Hồng đến nhà Hoa chơi. Sau khi về nhà, mẹ bào Hồng cùng dọn dẹp nhà với mẹ. Lúc Hồng lên dọn phòng thì đột nhiên mẹ thấy trong cặp sách của Hồng có một con búp bê rơi ra.

Mẹ Hồng nhớ rõ, lúc Hoa đền nhà mình chơi có cẩm một con búp như thể. Cuối tuần trước, đột nhiên Hồng đòi mẹ phải mua cho mình một con búp bê nhưng mẹ không đồng ý. Trong lúc mẹ đang ai nghĩ chuyện này thì Hồng nhanh tay cất con búp bê vào trong ngăn kéo. Mẹ nhìn thấy Hồng đỏ bừng mặt, liền nói: “Con búp bê đẹp quá, cho mẹ xem cái nào”, Hồng đành phải lấy con búp bê trong ngăn kéo ra đưa cho me. 

“Con búp bê này ở đâu ra thế?”, mẹ hỏi. Hồng ấp úng nói: “Đây là phần thưởng cô giáo tặng vì con đứng thứ nhất ạ!”. 

“Nhưng chẳng phải con đã nói cô giáo tặng con một hộp bút chì màu sao?”, mẹ kiên nhẫn hỏi. Hồng cáu kỉnh đáp: “Nhưng cô đổi ý rồi ạ!”. “Ừ, con phải nhớ kĩ, đồ của người khác cho dù có tốt đến mấy cũng không được lấy. Nếu như muốn chơi nhất định phải được sự đồng ý của người ta mới được. Con nghĩ mà xem, bạn ấy không tìm thấy đồ chơi sẽ lo lắng biết nhường nào!”.

Hồng cúi gằm mặt không nói gì. “Con vừa mới học được câu chuyện về sự thành thật mà. Con à, thành thật là phẩm chất tốt của con người. Những đứa trẻ không thành thật thường không có bạn bè, không được cha mẹ yêu quý. Như vậy sẽ rất cô độc, cuộc sống sẽ không vui vẻ!”, mẹ nói vô cùng nghiêm khắc. Nói xong, mẹ Hồng đi ra khỏi phòng như không có chuyện gì xảy ra. Một lúc sau, Hồng đi ra, nói: “Mẹ ơi, con búp bê này con lầy của bạn Hoa, bạn ấy không biết đâu, giờ con sẽ đi trả lại bạn ấy ạ!”.

LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA

Trẻ con thường có hứng thú với những thứ mới mẻ hoặc chưa nhìn thấy bao giờ, đồng thời cũng rất muốn có nó. Điều này là hoàn toàn bình thường. Cách làm của mẹ Hồng vừa có thể bảo vệ lòng tự tôn của con gái, lại vừa có thể dạy dỗ con gái đạo lý làm người.

CON DÁM LẤY ĐỒ CỦA BẠN

Bởi vì trẻ còn ít tuổi, cha mẹ buộc phải nói rõ đạo lí, đem những phẩm chất tốt lồng ghép vào các câu chuyện để những đạo lí khô cứng trở nên thú vị hơn, như vậy trẻ mới dễ tiếp nhận. Do đó, cha mẹ có thể tận dụng các câu chuyện để cao phẩm chất thành thật của con người để khiến trẻ hiểu rõ thế nào là thành thật, thế nào là dối trá và lừa gạt, nên làm như thế nào, không nên làm như thế nào. Cha mẹ cũng cần đề ra một số quy định và yêu cầu trẻ nghiêm chỉnh chấp hành. Ví dụ: không phải đó của mình thì không được mang về nhà; đã sai phải dũng cảm nhận lỗi; hứa với người khác nhất định phải làm… 

Chẳng có cha mẹ nào muốn con mình có thói quen lấy trộm đồ của người khác, vì vậy, cha mẹ buộc phải dạy dỗ trẻ từ nhỏ và cần chú ý vài điểm sau:

THỨ NHẤT: Cha mẹ nên để trẻ có nhận thức đúng đắn về hành vi lấy đó của người khác 

Không nên coi nhẹ vấn đề này, nghĩ rằng trẻ sẽ tự nhận thức được mà không cần cha mẹ phải dạy bảo, nhưng cũng không được làm ầm ĩ chuyện này lên, nói trẻ là kẻ cắp, kẻ trộm… Cha mẹ nên nói với trẻ: “Trên thế giới này có rất nhiều cái hay, cái đẹp, chẳng ai trên đời có hết những thứ ấy cả. Người khác có đó tốt đến mấy thì những thứ ấy cũng không phải là của mình. Nếu như con muốn, cứ nói với cha mẹ, nếu thực sự cần thiết cha mẹ có thể mua cho con! Nếu con mượn người khác để xem thử thì nhất định phải được sự đồng ý của người ta, như thế mới là một đứa trẻ ngoan!”.

THỨ HAI: Khi dạy trẻ cần cụ thể hóa vấn đề

Ví dụ, để trẻ tưởng tượng món đồ yêu quý của mình bị người khác lấy mất, bản thân mình sẽ có suy nghĩ và tâm trạng thế nào. Thông qua việc đặt địa vị của mình vào địa vị người bị mất đồ, để trẻ hiểu nỗi buồn và phiền phức khi người khác lấy đồ của mình gây ra. Sau khi trẻ nhận thức được sai lầm của mình, cha mẹ tuyệt đối không được vì sợ con mất mặt với bạn bè mà nói qua loa vài câu cho xong, nhất định phải yêu cầu trẻ trả đồ lại cho bạn, đồng thời bảo trẻ phải xin lỗi bạn. Cha mẹ có thể kể cho trẻ nghe một vài câu chuyện nhỏ, giúp trẻ nhận thức được tính nghiêm trọng của vấn đề, từ đó nảy sinh tâm lí sợ hãi với hành động ăn cắp này, đồng thời hạ quyết tâm sửa đổi.

Cùng bé yêu

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *