CHA MẸ THƯỜNG NÓI: ĐỪNG CÓ ĐẮC CHÍ NỮA, NGOÀI VIỆC NÀY RA CÁI GÌ CON CŨNG DỞ ẸC!

Mỗi người đều có sở trường và sở đoản, đều có những giá trị độc đáo đáng để người khác học hỏi. Đương nhiên, trẻ con cũng không phải là ngoại lệ. Nhưng nếu bảo các bậc cha mẹ bỏ qua sĩ diện của minh để học tập con cái, có lẽ rất nhiều người sẽ khó chấp nhận được điều này. Họ sẽ hỏi: trẻ con thì biết cái gì mà bảo chúng ta học hỏi chúng? Đây chính là vấn đề về quan niệm. Trên thực tế, nhiều lúc cách làm và suy nghĩ của trẻ lại khiến người lớn phải bất ngờ, ví dụ: trên xe buýt, trẻ con chủ động nhường ghế cho người lớn tuổi, trong khi cha mẹ ngồi bên cạnh lại mắng con là đổ ngốc. Trẻ có đồ ăn ngon, đồ chơi đẹp, chúng thường chia sẻ với ông bà, còn bản thân mình là cha mẹ chưa chắc đã làm được điều đó. Chẳng lẽ người lớn không nên học hỏi trẻ những vấn đề này hay sao?

CHA CẦN HỌC TẬP CON!

VÍ DỤ THỰC TẾ

Một hôm, cả nhà Lâm lên Yên Tử chơi. Trước khi đi cha đã nhiều lần nhắc nhở con trai: “Con phải cùng leo núi với cha mẹ, đừng chờ đợi người khác công con đấy!”.

Bởi xuất phát hơi muộn, nên lúc đến nơi, đã có rất đông người leo núi. Lúc đầu Lâm hào hứng leo lên trước, nhưng chẳng bao lâu cậu mệt phờ. Lúc này, có một người qua đường liền khen: “Ó, bé thể này đã biết leo núi rồi đấy!”. Nghe thấy lời khen, Lâm càng thêm hào hứng, cậu leo đến chỗ cha mẹ rồi vượt lên trước. Thế là người đi đường khen ngợi Lâm càng lúc càng nhiều. Cha mẹ theo sát cậu bé, cuối cùng, lúc sắp lên đến đỉnh núi, trước mặt Lâm là một cụ già tóc trắng khoảng ngoài sáu mươi tuổi đang ngồi bên đường thở dốc, hỏi cậu bé: “Có mệt không anh hùng nhí?”. Lâm nghe thấy ông cụ gọi mình là “anh hùng nhí” lại càng hăng máu. Cậu bé nghỉ một lát rồi kéo ông lão cùng leo núi. Thế là Lâm dặn cha: “Con dìu ông leo núi, cha mẹ cầm đồ cho con nhé!”. Cha vỗ vai con trai vẻ tự hào: “Con ngoan lắm, cha mẹ nên học tập con!”. Lâm nghe cha nói thế lại càng thêm phấn khởi. Suốt chặng đường, Lâm và ông cụ vừa leo núi vừa nói chuyện.

LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA

Trong cuộc sống hằng ngày, nhiều người lớn vì một số lí do nào đó mà mất đi những thứ vốn thuộc về mình, xét trên một khía cạnh nào đó thì còn không bằng trẻ con. Cho nên các bậc cha mẹ phải ngồi lại học hỏi con cái, phát hiện những phẩm chất hoặc suy nghĩ đáng được coi trọng của trẻ, đồng thời sửa chữa những thói xấu của mình. Thế giới trong con mắt của trẻ đơn thuần hơn người lớn rất nhiều, vì vậy chúng có thể nhận ra những thứ bản chất nhất, có thể đối xử tốt nhất với con người hay sự vật. Điều người lớn cần học hỏi trẻ chính là ở sự đơn thuần như vậy, những thứ mà chúng ta ngỡ như vô cùng ấu trĩ và nực cười.

CHA CẦN HỌC TẬP CON!

Phải học hỏi trẻ không phải là câu khẩu hiệu sáo rỗng mà cần có nội dung cụ thể. Cha mẹ nên học hỏi ở trẻ điều gi? Nếu không trả lời được thì cha mẹ cần xem lại minh, trẻ sẽ nghĩ cha mẹ chỉ nói miệng thế thôi. Chỉ khi nói cụ thể ra trẻ mới biết được hành vi nào là tốt, hành vi nào là không nên…

Trong quá trình trẻ học hỏi, chúng ta thường gặp hai tình huống:

Tình huống thứ nhất là phương thức giáo dục của chúng ta không được trẻ tiếp nhận. Chẳng hạn như, khi cha mẹ muốn biết suy nghĩ và tình hình học tập của con, nếu dùng giọng điệu chất vấn để tra hỏi trẻ thì chúng thường không muốn nói. Lúc này, cha mẹ nên dùng vài câu hỏi gợi ý để dẫn dắt trẻ. Chẳng hạn, có thể hỏi con là: “Bố đang gặp phải một câu hỏi khá khó, con có thể giúp bố một chút được không?” “Con đồng nghiệp của mẹ cũng trạc tuổi con, bây giờ bạn ấy đang gặp một vấn đề, con có thể gợi ý giúp bạn ấy được không?”… Khi đó, trẻ cảm thấy mình được cha mẹ đánh giá cao, tin tưởng và tôn trọng, chúng sẽ hào hứng tham gia giúp đỡ. Thông qua việc giao lưu với con, cha mẹ cũng có thể hiểu được tư tưởng, tình cảm của chúng, từ đó có được những mục tiêu giáo dục và hướng dẫn đúng đắn cho con.

Tình huống thứ hai là trẻ thực sự giỏi hơn cha mẹ ở một lĩnh vực nào đấy. Lúc này, cha mẹ có thể khiêm tốn học hỏi con, như thế sẽ càng nhanh tiếp nhận được những quan niệm mới và sự vật mới. Bằng cách này, các bậc cha mẹ không chỉ có thể cho con cái cảm giác gặt hái được thành công, mà còn giúp bản thân cập nhật được kiến thức để theo kịp thời đại, tạo điều kiện giao lưu và hiểu biết về con của mình hơn.

Cha mẹ tán thưởng sự hiểu biết của con cái, tôn trọng sở trường của con, chủ động học hỏi con… không chi tăng cường được tình cảm gia đình mà còn tạo ra không khí học tập am ap cho cả nhà. Khi trẻ biểu hiện ưu điểm rõ rệt của mình đối với việc gì đó,

cha mẹ cần chủ động học tập con cái. Bạn có thể nói: “Con à, cái này mẹ chưa hiểu lắm, con dạy mẹ được không?”. Khi trẻ từ chối giao lưu, cha mẹ có thể thông qua hình thức “thỉnh giáo” này để lấy được sự tin cậy của trẻ. Bạn có thể nói: “Mẹ có chuyện này không hiểu lắm, con có thể dạy mẹ được không?”.

Cùng bé yêu

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *