CHA MẸ THƯỜNG NÓI: CÒN KHÔNG BIẾT THỂ DỤC THỂ THAO ĐI, CON SẮP BÉO Ú LÊN RỒI ĐẦY!

Các cậu bé thường hiếu động, thích chạy nhảy lung tung, nhưng nếu cha mẹ muốn trẻ thực sự tập thể dục rèn luyện sức khỏe, trẻ thường tìm rất nhiều lí do để thoái thác: “Con đau bụng lắm!” “Con phải làm bài tập nữa!”, “Con còn có việc quan trọng phải làm… Mặc dù các cậu bé thường hiếu động nhưng đa phần đều rất lười, trừ phi chúng thích, hào hứng, nếu không chúng thà nằm ườn trên giường, ngồi lì trước máy vi tính chơi điện tử còn hơn phải ra ngoài tập thể dục.

CON NÊN THAM GIA NHIỀU HOẠT ĐỘNG THỂ THAO

VÍ DỤ THỰC TẾ

Nghỉ hè rồi, cuối cùng Nguyên cũng được chơi đùa thoải mái. Thế là cậu bé liền đi tìm bạn chơi đùa thả phanh mất mấy ngày liền. Nhưng chẳng mấy chốc Nguyên cảm thấy nhàm chán, lại thêm thời tiết nóng nực, những ngày sau đó, Nguyên gần như đều ngồi lì trong phòng điều hòa.

Để Nguyên không phải ở nhà một mình, cứ có thời gian là mẹ dẫn con trai ra ngoài chơi. Một buổi chiều, Nguyên đang xem tivi thì mẹ đến bên nói: “Nguyên ơi, đi thôi, chúng ta ra ngoài đi dạo đi!”. Nguyên là đứa trẻ ngoan ngoãn, vừa nghe mẹ nói thế liền đồng ý ngay.

Hai mẹ con đi trên phố, phía trước mặt có người đang biểu diễn điệu nhảy đường phố, rất nhiều trẻ con đứng bên cạnh bắt chước theo, thu hút một đám đông khán giả. Nguyên cũng đứng ngây ra nhìn, bộ dạng rất say sưa. Mẹ liền chớp thời cơ, muốn cho con trai tranh thủ rèn luyện sức khỏe, liền bảo cậu cũng bắt chước nhảy theo: “Con trai khỏe mạnh, tập luyện một chút tăng cường sức khỏe càng tốt chứ sao!”, thể là trên đường về, mẹ vào siêu thị mua một tấm thảm cho Nguyên. Nguyên sốt sắng tập nhảy, đã vậy còn tự tin nói: “Một tháng nữa thôi, con dám thi đầu với anh cao lớn nhảy múa trên đường ngày hôm nay mẹ ạ!”. Nguyên còn hứa với mẹ sẽ tập luyện hằng ngày. Thế là mẹ Nguyên không còn phải lo lắng con trai lười vận động, suốt ngày ngồi trong nhà nữa.

LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA

Các cậu bé thường rất háo hức đến ngày nghỉ hè, bởi nghỉ hè chúng sẽ được chơi đùa thỏa thích. Nhưng khi kì nghỉ hè đến, chúng thường không biết chơi thế nào hoặc chơi cái gì, vì vậy phần lớn thời gian nghỉ hè, trẻ đều ngồi lì ở trong nhà. Bởi vì không bị áp lực học hành, lại không có tiết thể dục, trẻ thường vì thiếu vận động, ngồi lì một chỗ mà trở nên “chậm chạp. Do đồng hồ sinh học rối loạn khiến cho nhu cầu ăn uống giảm đi, dinh dưỡng mất cân bằng, tinh thần kém phấn chấn… hoặc vì mải mê xem ti vi, chơi máy tính, trò chơi điện tử khiến cho thị lực giảm sút. 

CON NÊN THAM GIA NHIỀU HOẠT ĐỘNG THỂ THAO

Kỳ nghỉ hè vốn là thời gian để trẻ điều chỉnh tâm sinh lí, lå thời gian để nghỉ ngơi, thế nhưng sau kì nghỉ hè, phán lớn trẻ lại mắc bệnh gì đó. Điều này khiến các bậc phụ huynh lo lắng không yên. Vậy, làm thế nào để trẻ có được một kì nghỉ hè ý nghĩa và lành mạnh đây?

Với những đứa trẻ lười biếng”, cha mẹ có thể sử dụng rất nhiều mẹo hay, có thể tận dụng tâm lí cạnh tranh thí chạy bộ với con; tận dụng tâm lí ham chơi của con để tiến hành các trò chơi vận động, tận dụng tính tò mò để dẫn con đi du lịch… 

Thực ra, trên đời chẳng có cậu bé nào lười cả, chẳng qua chúng thiếu sự dẫn dắt của cha mẹ mà thôi. Chỉ cần cha mẹ tích cực nghĩ cách, cho dù trẻ có hơi lười cũng sẵn sàng tham gia vận động với cha mẹ. 

Bồi dưỡng thói quen vận động cho trẻ rất có lợi cho sự phát triển cả đời của trẻ, vậy cha mẹ nên kiên trì bồi dưỡng thói quen này như thế nào?

THỬ NHẤT: Cha mẹ nên căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi và sức khỏe của con mình để sắp xếp lượng vận động phù hợp

Ví dụ: khi trẻ trong giai đoạn đi mẫu giáo, lượng vận động và cường độ không nên quá lớn, thời gian không quá dài, nhưng nội dung phải đa dạng, nếu không trẻ sẽ mất tập trung. Bên cạnh đó, cha mẹ có thể kết hợp các động tác vận động vào bài tập, ví dụ: chạy, nhảy, ném… Để trẻ cảm nhận được niềm vui trong vận động, như vậy sẽ có lợi cho thói quen vận động ở trẻ.

THỨ HAI: Nghiêm chỉnh chấp hành thời gian tập luyện và nghỉ ngơi, hình thành quy luật sinh lý

Nghiêm chỉnh chấp hành thời gian tập luyện và nghỉ ngơi, tận dụng quy luật tiết tấu sinh lí khiến cho vỏ não hình thành sự hưng phấn đối với việc tập luyện thể dục thể thao. Cha mẹ nên cố gắng yêu cầu trẻ đi ngủ đúng giờ mỗi tối và thức dậy đúng giờ mỗi sáng, đóng thời tập thể dục vào đúng thời điểm quy định trong ngày. Cho dù là trời nắng nóng hay lạnh giá; ngày nghỉ hay ngày thường, đau không nên thay đổi quy luật cuộc sống của trẻ, hình thành nên một “đồng hồ sinh học” có lợi cho sức khỏe. Dán dần, trẻ sẽ cảm thấy quen với việc vận động.

THỨ BA: Phải bồi dưỡng hứng thú vận động cho trẻ

Trước tiên, phải lựa chọn món đồ chơi mà trẻ thích để phối hợp tập luyện. Sau đó, cha mẹ bớt chút thời gian và công sức, chơi cùng với trẻ. Hoặc cả nhà cùng ra ngoài đá bóng, coi đó là môn thể thao của gia đình mình. Trong xã hội hiện đại, có rất nhiều thứ có thể giữ đứa trẻ ở lì trong nhà, muốn để trẻ tích cực vận động, bạn phải biết nắm bắt hứng thú của chúng. Căn cứ vào tình hình cụ thể của con, nắm bắt những sở thích của chúng, rủ chúng ra ngoài cùng chơi, việc này có lợi cho sự phát triển tình cảm giữa cha mẹ và con cái.

THỨ TƯ: Căn cứ vào đặc điểm của từng trẻ để chọn những môn thể thao phù hợp

Nếu như trẻ hâm mộ các ngôi sao thể thao của một số môn như: bóng đá, bóng rổ, quyền Anh… đồng thời cũng muốn tìm hiểu kĩ thuật chuyên môn, thì cha mẹ có thể tận dụng điều kiện này, kích thích sự nhiệt tình của trẻ với việc tập luyện thể thao. Cha mẹ cần biết rằng, thói quen rèn luyện tốt thường phát triển từ lòng nhiệt tình.

Cùng bé yêu

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *