CHA MẸ THƯỜNG NÓI: CON HỌC AI NÓI DỐI THẾ HẢ? LẦN SAU CÒN NÓI DỐI LÀ MẸ ĐÁNH CHO ĐẤY!

Một nhà tâm lý học nổi tiếng từng nói: “Nói dối là một khiếm khuyết nghiêm trọng trong dị biến, đối với người trưởng thành. câu nói này hoàn toàn chính xác. Nhưng nếu là ở trẻ con, chúng ta nên phân tích cụ thể vấn đề.

Một số phụ huynh cho rằng những lời nói dối nhỏ của trẻ chẳng có gì nghiêm trọng, thậm chí cảm thấy con mình rất tinh quái, dễ thương. Cha mẹ tuyệt đối không nên có tâm lí này. Các bạn nhất định phải nhớ kĩ: Nói dối một khi đã thành thói quen, sau này lớn lên rất có thể sẽ trở thành căn nguyên của tội ác. Hơn nữa, đợi đến khi thói quen này hình thành rồi, bạn mong thay đổi cũng chỉ phí công mà thôi.

MẸ KHÔNG THÍCH NHỮNG NGƯỜI NÓI DỐI

VÍ DỤ THỰC TẾ

Mẹ bảo Lợi ra siêu thị mua một chai xì dầu, Lợi vui vẻ nhận lời. Bởi vì không có tiền lẻ nên mẹ đã đưa cho Lợi năm mươi nghìn đồng. Lợi mua xì dầu về và nói với mẹ: “Con xin lỗi mẹ, trên đường về con đã đánh rơi mất số tiền thừa rồi!”. Mẹ nhìn thầy Lợt đỏ mặt, a ấp a ấp úng nhưng không nói gì, chi bảo cậu đi làm bài tập. Buổi tối, mẹ lấy cớ là sửa soạn đồ dùng học tập cho Lợi để kiểm tra thì phát hiện dưới đáy hộp bút của cậu bé có một nắm tiền lẻ được bọc kín trong tờ hóa đơn thanh toán của siêu thị. Lúc ấy, mẹ không nói gì. Trước khi đi ngủ, mẹ kể cho Lợi nghe một câu chuyện.

Ngày xưa có một người thợ mộc, cả đời không kết hôn, lúc về già ông ấy rất cô độc, muốn có một đứa con ở bên cạnh. Thế là ông lão thợ mộc liên lay go khắc thành một cậu bé, không ngờ sáng hôm sau tỉnh dậy, ông thấy người gỗ sống được, liền đặt tên cho cậu bé là Pinocchio. Cậu bé người gỗ giống như một đứa trẻ không hiểu biết, cái gì cũng không biết, ông lão liền cho cậu bé đi học. Nhưng bởi vì giao du với một số bạn xấu, cậu bé người gỗ cũng trở nên hư hỏng, cậu bé học cách nói dối. Ông lão phát hiện ra điều đó, đã dạy bảo cậu bé nhưng không được. Ông lão thợ mộc liền cầu xin sự giúp đỡ của Thượng đế, mong Thượng đế hãy cho Pinocchio một bài học. Thế là bắt đầu từ ngày hôm sau, Pinocchio cứ nói dối một câu là cái mũi của cậu lại dài ra. Cho đến một ngày cậu bé không thể chịu nổi nữa, cậu cầu xin Thượng đế hãy khoan hồng. Thượng đế nói: “Kể từ bây giờ, mỗi câu nói thật của cháu sẽ khiến cái mũi của cháu ngắn đi một chút, cho đến khi nó hồi phục lại như cũ thì thôi. Nhưng chỉ cần cháu nói dối, cái mũi sẽ lập tức trở lại như bây giờ!”. Ba ngày liền cậu bé người gỗ không nói dối câu nào, nhưng một lần không chú ý, cậu nói dối một câu khiến cái mũi lại dài ra.

Sau lần đó, cậu bé người gỗ không bao giờ dám nói dối nữa. 

Kể xong câu chuyện, mẹ Lợi nói: “Con à, mẹ không thích cậu bé người gỗ nói dối ấy, con thì sao?”. Lợi xấu hổ cúi gằm mặt xuống, không nói tiếng nào. Sáng ngày hôm sau, Lợi ăn sáng xong liền đi học từ sớm. Mẹ nhìn thấy trên bàn uống trà có đặt số tiền lẻ còn thừa sau khi mua xì dầu hôm qua, bên cạnh là một mành giày có viết: “Mẹ ơi, con sai rồi, con nhớ kĩ rồi ạ, con cũng không thích cậu bé người gỗ đâu mẹ ạ!”.

LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA

Nói dối là cố ý không nói sự thật, là một hành vi không thành thật. Mặc dù khi trẻ nói dối, cha mẹ rất bực bội nhưng thường lại không biết làm thế nào. Mẹ của Lợi đã sử dụng câu chuyện cậu bé người gỗ Pinocchio để giáo dục con trai, cũng may cau Lợi đã kịp thời sửa sai.

MẸ KHÔNG THÍCH NHỮNG NGƯỜI NÓI DỐI

Khi phát hiện ra con cái nói dối, cha mẹ cần phải giáo dục, giúp con nhận ra tác hại của việc nói dối. Cha mẹ nên nói với con cái, nói dối chỉ có được sự vui vẻ tạm thời nhưng lại mất đi sự tin cậy của cha mẹ, bạn bè và thầy cô. Cha mẹ không nên mù quáng chỉ trích hoặc đánh mắng trẻ vì hành vi này. Khi trẻ thừa nhận hành vi nói dối là không đúng, hứa sau này sẽ sửa chữa, cha mẹ nên thể hiện sự vui mừng và tin tưởng vào quyết tâm sửa sai của con. Có như vậy, trẻ được khích lệ mới triệt để từ bỏ thói quen nói dối, dần hình thành thói quen thành thật.

Vị tổng thống đầu tiên của Mỹ là Washington, lúc còn nhỏ vừa hiểu động lại vừa thông minh. Một hôm, vì muốn thử xem cây rìu có sắc không, cậu bé Washington đã chặt gãy cây anh đào của cha chồng. Cha Washington phát hiện, vô cùng tức giận: “Chuyện này là do ai làm?”. Cậu bé Washington sợ hãi, không định thừa nhận, nhưng ngẫm nghĩ một lát, cậu bé lại dũng cảm đến trước mặt cha, nói: “Cha ơi, là do con đấy ạ!”. Cha nói: “Con à, con dám thừa nhận đã chặt gãy cây anh đào mà cha thích, chẳng lẽ con không sợ bị ăn đòn à?”. Washington nhìn thấy cha đã nguôi giận, liền dũng cảm nói: “Nhưng mà con phải nói sự thật cho cha biết mà”. Nghe Washington nói thế, cha cậu liền nguôi giận, vui vẻ nói: “Washington, cha rất vui vì con dám nói thật, cha thà mất đi một ngàn cây anh đào, cũng còn hơn là nghe con nói dối!”. Nhờ ánh mắt tha thứ và kì vọng của người cha, Washington cảm nhận được sự khích lệ lớn lao. Nhờ sống trong một gia đình như vậy mà Washington đã hình thành được các phẩm chất đạo đức tốt.

Chúng ta thử nghĩ, nếu như trẻ không nói thật, cha mẹ biết trẻ làm sai liền nổi trận lôi đình, đánh cho trẻ một trận, vậy sau này trẻ có còn dám nói thật không? Tôn chỉ của chúng ta là khiến cho trẻ cảm thấy không sợ hãi khi nói ra sự thật, chúng hoàn toàn có thể được tha thứ nên không cần thiết phải nói dối. Phải hiểu rằng trẻ con nói dối là chuyện bất đắc dĩ, cho dù là những đứa trẻ rất ngoan ngoãn thì thỉnh thoảng vẫn phải nói dối. Vì vậy khi biết con nói dối, cha mẹ không nên trừng phạt nghiêm khắc, mà phải để trẻ hiểu bạn vẫn tin tưởng chúng như trước đây. Tuyệt đối đừng gắn cho trẻ cái mác “trẻ hư”, “đo nói dối”, điều này sẽ khiến trẻ có suy nghĩ bản thân mình là “đó bỏ đi”.

Cha mẹ muốn để phòng con cái nói dối có thể sử dụng một vài phương pháp sau:

THỬ NHẤT: Cha mẹ cần để trẻ biết nói dối là một sai lầm, hậu quả đem lại là rất nghiêm trọng

Khi bạn phát hiện ra dấu hiệu nói dối của trẻ, không được cười cười cho qua, phải nói cho trẻ biết nói dối là không đúng, để trẻ biết chỉ có thành thật với người khác mới có được sự tin tưởng và tôn trọng của họ. Cha mẹ có thể kể cho trẻ nghe câu chuyện “Cậu bé chăn cừu” để trẻ biết hậu quả của việc nói dối.

THỨ HAI: Khi phê bình con làm sai, phải chú ý đến lòng tự trọng của con

Không được vạch trần hành vi nói dối hay buộc tội trẻ trước mặt mọi người hoặc ở nơi công cộng. Nên chọn lúc chỉ có mình và trẻ để nói chuyện.

THỨ BA: Bình tĩnh khi trẻ không chịu nhận lỗi

Có những đứa trẻ nói dối, mặc dù có bằng chứng đầy đủ rói nhưng vẫn không chịu nhận lỗi. Lúc này cha mẹ cần bình tĩnh hỏi trẻ tại sao lại làm như thế. Nói cách khác, trọng tâm bạn cần chú ý không phải là buộc trẻ phải thừa nhận lỗi lầm mà là thảo luận vấn đề: tại sao trẻ vẫn không chịu nhận lỗi khi vấn đề đã sáng tỏ. Chỉ có điều cha mẹ cần phải kiểm soát cơn giận dữ của mình, nếu không sẽ càng khiến trẻ khó đối mặt với thực tế hơn.

THỨ TƯ: Phải cho trẻ có cơ hội sửa sai

Một khi trẻ thừa nhận đã nói dối, cha mẹ không nên chất vấn thêm nữa, nên cổ vũ và khen ngợi trẻ vì đã dám nói ra sự thật.

THỨ NĂM: Cha mẹ cần nêu gương cho trẻ

Trong gia đình, cha mẹ cũng không nên kiểm đủ mới có dể nói dối, dừng để ảnh hưởng xấu đến trẻ.

Cùng bé yêu

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *