CHA MẸ THƯỜNG NÓI: SAO CON LƯỜI THỂ, SAU NÀY RỒI CHẲNG LÀM ĐƯỢC GÌ RA HỒN ĐÂU!

Có câu “Có công mài sắt có ngày nên kim”, không chịu bỏ ra công sức sẽ không có thành quả. Khi một người hiểu rằng, không có thứ gì đến dễ dàng, anh ta mới biết trân trọng những gì mình đang có, mới có thể trải nghiệm được niềm vui và hạnh phúc.

CON À, LAO ĐỘNG LÀ VINH QUANG

VÍ DỤ THỰC TẾ

Lâm rất lười lao động, mỗi lần ở nhà, mẹ bảo Lâm làm chút việc gì đó là cậu lại bĩu môi tỏ vẻ rất khó chịu. Mặc dù cha thường xuyên kể những câu chuyện các danh nhân yêu lao động như thế nào cho cậu bé nghe nhưng Lâm vẫn chứng nào tật nấy. Thường ngày ở trường, cứ đến giờ lao động là Lâm lại giả vờ đau bụng rồi chạy biến đâu mất, đến cô giáo cũng hết cách với cậu. Tuy nhiên, dạo này Lâm bỗng nhiên trở nên vô cùng chăm chỉ, cứ về đền nhà là làm những việc mình có thể làm. Cha Lâm rất ngạc nhiên mẹ Lâm cũng cực kì phấn khởi, bởi vì đây là bí mật giữa mẹ và Lâm mà. 

Một lần, mẹ dẫn Lâm đi công viên chơi, đang đi thì họ nhìn thấy một bạn nhỏ tay chống nạng đang tưới hoa ven đường. Lâm ngạc nhiên lắm, liền hỏi mẹ: “Mẹ ơi, bạn ấy sao lại chống nạng làm việc thế?”.

Mẹ nghe xong lên chớp lấy cơ hội, nói: “Chân bạn ấy bị thương „ải nhưng con nhìn xem, bạn ấy rất yêu lao động, có lẽ con nên học tập bạn ấy đi Lao động là vinh quang mà”. Lâm nghe xong tiền trầm ngâm nghĩ ngợi, suốt dọc đường cậu không nói gì cả. 

Về đến nhà, mẹ chuẩn bị giặt quần áo, Lâm nhìn thấy chậu quần áo của mẹ có rất nhiều bọt, cảm thấy rất thú vị liền thò tay chộp lấy bọt. Mẹ lấy một cái chậu nhỏ, đổ một ít bot vào trong chậu cho Lâm, cậu liền cho cái áo của mình vào chậu rồi bắt chước hành động của mẹ, cũng lấy tay vò quần áo. Mẹ nhìn thấy thể liền bảo: “Bé Lâm biết giặt quần áo rồi, chứng tỏ là người rất thông minh, lại yêu lao động nữa!”. Kể từ đó về sau, mẹ phát hiện Lâm có những thay đổi nho nhỏ, cậu bé bắt đầu chủ động làm việc mà không cần mẹ phải nhắc nhở nữa.

LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA

Trong cuộc sống hằng ngày, có những đứa trẻ không thích làm việc, cha mẹ nghĩ đủ cách mà không thay đổi được. Muốn trẻ bắt tay vào làm thứ gì đó, thì cha mẹ không được ép buộc mà phải kiên nhẫn giảng giải cho trẻ hiểu, lao động là vinh quang. Chỉ khi trẻ hiểu được ý nghĩa của lao động, chúng mới sẵn sàng lao động.

CON À, LAO ĐỘNG LÀ VINH QUANG

Bà Stoner từng nói: “Để hướng sự chú ý của trẻ về phía tích cực, chúng ta phải để các em lao động và yêu lao động càng sớm càng tốt.” Lao động là ngọn nguồn của hạnh phúc và thành công. Cha mẹ thông minh sẽ biết coi lao động là khóa học cần thiết cho con; cần căn cứ vào đặc điểm sinh lí và năng lực theo độ tuổi để giao cho con những công việc nhà phù hợp, giúp bồi dưỡng tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong lao động, hình thành những thói quen tốt cho trẻ.

Nếu trước đây con cái bạn không thích lao động, nhiệm vụ của bạn hiện giờ là phải nhanh chóng bồi dưỡng thói quen | lao động cho con. Dưới đây là một số phương pháp có thể tham khảo: 

THỨ NHẤT: Để trẻ làm những việc phù hợp với bản thân

Ví dụ: quét nhà, giặt quần áo, tưới cây…

Thực ra, trẻ có thể làm được nhiều việc hơn bạn tưởng, vì vậy không cần phải lo lắng trẻ sẽ mệt mỏi, bạn hoàn toàn có thể giao thêm một chút việc cho trẻ. Trẻ càng lớn sẽ càng trở nên nhanh nhẹn hơn.

THỨ HAI: Dạy trẻ cách làm việc

Cha mẹ có thể làm mẫu trước cho trẻ nhìn, tránh những nguy hiểm có thể xảy ra trong quá trình làm việc. Nếu là những việc không có tính nguy hiểm, cha mẹ nên để trẻ tự làm theo cách của mình, có thể không hiệu quả lắm nhưng cha mẹ không nên can thiệp.

THỨ BA: Để trẻ tự quyết định

Cha mẹ cần nói cho trẻ biết việc cha mẹ muốn trẻ làm, nếu như trẻ chưa làm xong, đừng làm hộ trẻ, hãy để trẻ nghĩ xem nên làm như thế nào. Cuối cùng, hãy để trẻ hiểu rõ sai lầm của mình có thể gây ra hậu quả gì. Có lẽ sau đó không cần bạn đốc thúc, trẻ sẽ tự giác làm và cố gắng hoàn thành nhiệm vụ thật tốt.

THỬ TƯ: Đừng bắt trẻ làm mãi một việc gì đó

Khả năng nhẫn nại của trẻ còn hạn chế, nếu cứ bắt con làm mãi một việc có thể gây ra tâm lí chán ghét ở trẻ. Tốt nhất bạn nên thay đổi công việc cho trẻ hoặc cho trẻ thay đổi luân phiên với anh chị em trong nhà, như thế, trẻ có thể nắm được nhiều kĩ năng làm việc hơn mà không bị nhàm chán.

THỨ NĂM: Đừng bắt trẻ làm việc khi đang say sưa học tập hoặc vui chơi

Như thế dễ gây tâm lí bất mãn cho trẻ. Cha mẹ nên có kế hoạch từ trước, nói với khi nào bắt buộc phải làm gì, để trẻ có ý thức về kế hoạch thời gian, như vậy có lợi cho khả năng tự sắp xếp thời gian và nâng cao hiệu quả làm việc.

THỨ SÁU: Chú ý quan sát cách thức và sở thích làm của trẻ 

Quan sát xem trẻ thích tự làm hay thích hợp tác với người khác, thích làm theo hướng dẫn hay thích tự mày mò, tự tìm ra lối đi riêng cho mình… Căn cứ vào các tình huống cụ thể, cha mẹ có thể sắp đặt các nhiệm vụ khác nhau cho trẻ. Nếu con bạn thích hợp tác với người khác, bạn có thể cùng làm với con. Trong quá trình hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ, người lớn có thêm thời gian tiếp xúc với con cái, tăng cường mối quan hệ với trẻ, trẻ cũng có thời gian để tìm hiểu và cảm nhận sự vất vả của cha mẹ.

THỨ BẢY: Nếu trẻ làm chưa tốt, cha mẹ tuyệt đối không được mắng mỏ

Cha mẹ nên hạ thấp tiêu chuẩn của mình, khoan dung nhiều hơn với con cái. Khi trẻ tham gia vào các việc lặt vặt trong nhà cũng chính là quá trình học hỏi và rèn luyện của chúng. Trong quá trình này, đương nhiên khó tránh khỏi thất bại. Cha mẹ nên cổ vũ trẻ dũng cảm làm thử và đối mặt với thử thách, không sợ khó, không sợ khổ, có dũng khí và sự quyết tâm. Hơn nữa cha mẹ cũng nên tinh ý phát hiện ra những sở trường và sở đoản của con cái, tích cực khen ngợi và cổ vũ trẻ, đồng thời dịu dàng chỉ ra điểm thiếu sót của trẻ. Tốt nhất không nên lấy tiền bạc ra làm phần thưởng, vì như vậy dễ nảy sinh các vấn đề tiêu cực, ảnh hưởng không tốt đến tâm lí, khiến trẻ nhầm tưởng mối quan hệ giữa mình và cha mẹ cũng là mối quan hệ lợi ích, điều này không có lợi cho trẻ trong việc tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể. Thực ra, cha mẹ chỉ cần ôm hôn, khen ngợi và cổ vũ con là đủ.

Cùng bé yêu

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *