CHA MẸ THƯỜNG NÓI: CON BẨN THỈU QUÁ, XẤU HỔ CHƯA!

Trong cuộc sống hằng ngày, rất nhiều đứa trẻ thiếu ý thức về sinh, sáng dậy không đánh răng, ăn đồ ăn xong không chịu rửa tay, tối đi ngủ không chịu rửa chân… Đây đều là những thói quen mất vệ sinh. Lâu dần sẽ rước đủ thứ vi khuẩn, bệnh tật vào người như: bụng giun, đau bụng đi ngoài, hệ miễn dịch suy yếu… Do vậy, để giúp con cái có sức khỏe tốt, hằng ngày cha mẹ cần bồi dưỡng thói quen vệ sinh cho trẻ.

CHĂM RỬA TAY MỚI KHÔNG BỊ ĐAU BỤNG!

VÍ DỤ THỰC TẾ

Mẹ Long rất chú ý giữ gìn vệ sinh, nhưng Long ở bẩn vô cùng, người ngợm lúc nào cũng bẩn thỉu, hơn nữa cậu còn có một thói quen xấu, đó là đi vệ sinh xong mà không chịu rửa tay.

Mẹ luôn mong con trai có ý thức vệ sinh một chút, nhưng nói không biết bao nhiêu lần mà Long toàn quên. Các bé trai thường ít chú ý đến những chuyện lặt vặt trong cuộc sống hằng ngày, vì vậy mà lúc nào mẹ cũng phải nhắc nhở: “Sao con không đi rửa tay đi?”, lúc ấy Long mới lè lưỡi rồi lững thững đi rửa tay.

Lúc ăn cơm trưa, Long lầy tay ôm bụng, tỏ vẻ vô cùng đau đớn. Long chạy đến bên mẹ, nói: “Mẹ ơi, bụng con đau quá”, Mẹ nhíu mày hỏi: “Đau chỗ nào?”, Long lầy tay chỉ vào chỗ đau ở bụng và nói: “Ở đây al”. Mẹ nói: “Bởi vì thường ngày con không giữ vệ sinh nôn mới đau bụng như thế đầy! Đau bụng trên là do đói, cần phải ăn rồi, đau giữa bụng cho thầy trong bụng con có giun, nó đang gặm nhấm bụng con đấy. Sau này con phải rửa tay sạch sẽ, như thể bụng mới không bị đau!”.

Nghe mẹ nói thế, Long sợ lắm, từ đó trở đi bắt đầu có ý thức giữ gìn vệ sinh.

LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA

Nhiều đứa trẻ không có ý thức giữ gìn vệ sinh, không bao giờ rửa tay trước khi ăn cơm, chơi ở ngoài về cũng không chịu rửa tay, hoa quả chưa rửa đã ăn…

CHĂM RỬA TAY MỚI KHÔNG BỊ ĐAU BỤNG!

Là cha mẹ, bạn nên tiến hành uốn nắn những thói quen xấu của trẻ. Phải để trẻ hiểu rằng: ăn mặc không gọn gàng, không sạch sẽ là biểu hiện của kẻ vô dụng. Với những đứa trẻ không có ý thức vệ sinh, cha mẹ không nên chỉ trách móc hay đánh mắng, như vậy sẽ không uốn nắn được thói quen của trẻ mà còn ảnh hưởng đến tâm trạng của chúng. Phương pháp giải quyết là, cha mẹ có thể nói cho trẻ nghe những hậu quả không hay khi không giữ gìn vệ sinh. Ví dụ, khi Long quên rửa tay, mẹ Long có thể nói: “Không rửa tay là trong bụng sẽ có giun đấy, chúng sẽ khiến con bị đau bụng! Không rửa tay sẽ khiến các loại vi khuẩn chui vào trong bụng, không có lợi cho sức khỏe!”. Nghe mẹ nói như vậy, nếu quên không rửa tay, trẻ sẽ nhớ lại những gì mẹ đã nói. Dần dần sẽ có ý thức giữ gìn vệ sinh hơn.

Đôi tay chúng ta hằng ngày phải tiếp xúc với rất nhiều thứ, sẽ nhiem rất nhiều vi khuẩn có hại. Theo điều tra, một bàn tay không rửa sạch có khoảng 40-400 nghìn con vi khuẩn có hại Trong một gam móng tay có thể chứa hơn 380 triệu vi khuẩn và trứng giun. Vì vậy chúng ta nhất định phải giúp trẻ có thói quen rửa tay trước khi ăn cơm, rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh.

Muốn bồi dưỡng thói quen giữ gìn vệ sinh cho trẻ, cha mẹ cần nhắc trẻ:

THỨ NHẤT: Chăm chỉ rửa tay, rửa mặt

Cha mẹ bắt buộc phải yêu cầu trẻ rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; rửa tay, rửa mặt sạch sẽ sau khi ở bên ngoài về hoặc sau khi làm việc hay vui chơi… Ngoài ra, nhất định phải rửa tay với xà phòng thì mới sạch được.

THỨ HAI: Đánh răng vào buổi sáng – tối, súc miệng sau khi ăn cơm

Cha mẹ cần phải huấn luyện cho trẻ có thói quen đánh răng súc miệng từ lúc trẻ lên 2-3 tuổi. Cha mẹ cũng cần dạy trẻ đánh răng đúng cách, bàn chải đánh răng cần thay mới định kì.

THỨ BA: Tắm gội, rửa chân

Cha mẹ cần để trẻ biết không tắm rửa, người sẽ có mùi hôi, sẽ bị người khác xa lánh. Không chịu tắm còn khiến người ngợm ngứa ngáy. Trước khi đi ngủ cần hình thành thói quen rửa chân sạch sẽ, rửa chân xong phải lau khô chân mới được đi ngủ.

THỨ TƯ: Chăm chỉ cắt tóc, cắt móng tay, móng chân

Đầu tóc phải gọn gàng; móng tay, móng chân dài phải cắt sạch sẽ, nhưng không nên cắt quá ngắn.

THỨ NĂM: Bảo vệ lỗ mũi và lỗ tại

Cha mẹ cần để trẻ hiểu phải bảo vệ lỗ mũi và lỗ tai của mình. Không ngoáy mũi, không ngoáy tai, không nhét dị vật vào trong mũi hoặc tai. Khi tắm phải rửa sạch lỗ tai, tránh làm tổn thương màng nhĩ, gây bệnh viêm tai, ảnh hưởng đến thính lực của trẻ.

Cùng bé yêu

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *