CHA MẸ THƯỜNG NÓI: ĐƯỢC RỒI, CON KHÔNG MUỐN ĂN CÁI NÀY, VẬY CON THÍCH ĂN CÁI GÌ? ĐỂ CHA MUA CHO!

Việc trẻ kén ăn có ảnh hưởng trực tiếp đến vấn để cân bằng dinh dưỡng của chúng. Con người cần ăn uống đa dạng, ăn uống đơn nhất đương nhiên sẽ dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng, gây ra hiện tượng suy dinh dưỡng ở trẻ.

Khi khắc phục thói quen kén ăn của bé, cha mẹ cần chú ý, vừa cho trẻ có quyền lựa chọn món ăn cho mình, vừa không hoàn toàn để mặc trẻ muốn ăn gì thì ăn. Lúc trẻ ăn cơm, cha mẹ thường dễ mắc phải một sai lầm là sợ trẻ không ăn hoặc ăn ít sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, vì vậy thường từ bỏ nguyên tắc của mình. Về điểm này, cha mẹ cần thống nhất ý kiến. Nếu như trẻ không chịu ăn cơm trong giờ ăn, cha mẹ nên cho trẻ có quyền tự chủ, nhưng cần phải nói cho chúng biết hậu quả của việc không ăn. Nếu như không ăn cơm cũng sẽ không được ăn các đồ ăn khác. Cha mẹ nói được thì phải làm được: cất hết đồ ăn vặt trong nhà đi. Qua một hai lần, trẻ sẽ ngoan ngoãn hơn, biết phải ăn Cơm, nếu không sẽ bị đói.

KHÔNG KÉN ĂN THÌ MỚI CAO LÊN ĐƯỢC!

VÍ DỤ THỰC TẾ 

Cả nhà vui vẻ ngồi vào bàn chuẩn bị ăn cơm, Dũng nhìn thấy có món cá hấp, dạ dày hầm, mướp đắng xào, canh rong biển, vui vẻ nói: “Oa tuyệt quá, hôm nay con có món dạ dày hầm để ăn rồi!”. nói rồi cậu bé kéo đĩa dạ dày hầm về phía mình, cầm đũa gắp lấy gắp để. Mẹ bảo Dũng phải ăn nhiều mướp đắng, bởi mướp đắng có tác dụng thanh nhiệt, nhưng cũng không nghe. Cha gắp cá rồi bỏ xương và cho vào trong bát của Dũng nhưng em liền gấp trả lại cho cha. Nhìn thấy Dũng chi ăn mỗi món mình thích, mẹ đứng bên cạnh khi biết lắc đầu.

Cha nói: “Dũng, con phải ăn nhiều rau xanh vào, không được chi ăn có mỗi món dạ dày, nếu không hôm nay con không được ra ngoài chơi!”.

Dũng phụng phịu nói: “Con không ăn, không ăn miếng nào hết, con ghét ăn rau lắm!”.

Lúc này, mẹ nói: “Dũng, con nhìn bạn Duy nhà hàng xóm đi, chính vì thường ngày bạn ấy rất ít khi kén ăn nên bạn ấy mới cao như thế đấy! Mẹ thầy con cử kén ăn như vậy, sau này sẽ thấp hơn bạn ấy, không khỏe mạnh bằng bạn ấy đâu!”.

Lúc này Dũng mới tự tin nói: “Mẹ ơi, sau này con sẽ không kén ăn nữa, con muốn cao lớn và khỏe mạnh, cao hơn cả bạn Duy nữa. Mẹ cho con ăn rau đi!”.

LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA

Kén ăn là thói quen thường thấy ở trẻ nhỏ, nhưng trách nhiệm lại thuộc về cha mẹ. Bất cứ một thói quen nào cũng không thể hình thành trong một chốc một lát, trẻ kén ăn có liên quan mật thiết đến kết cấu bữa ăn, thái độ của cha mẹ với cách ăn uống của trẻ, thói quen ăn uống của cha mẹ…

KHÔNG KÉN ĂN THÌ MỚI CAO LÊN ĐƯỢC!

Ví dụ trên lấy bối cảnh là một bữa ăn, là tình huống chúng ta thường gặp ở trong bữa cơm của các gia đình. Đúng như vậy, việc trẻ con kén ăn là hiện tượng quá phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Ví dụ, có đứa trẻ chỉ ăn thịt, không ăn rau; cũng có đứa trẻ chỉ ăn một số loại rau, có đứa trẻ chỉ ăn thức ăn, không ăn cơm, cũng có đứa trẻ chỉ thích ăn hoa quả…

Nếu con bạn khi ăn cơm mà không chịu há miệng, hoặc là ngậm cơm trong miệng không chịu nuốt, hay nhè ra cơm ra… thì bạn sẽ vô cùng mệt mỏi, mỗi lần cho con ăn mà vất vả như đi đánh trận. Dưới đây là vài cách để uốn nắn thói quen kén ăn, lười ăn của trẻ:

THỨ NHẤT: Cần có đủ kiên nhẫn để chờ đợi

“Con ăn hết chỗ măng này mẹ sẽ lấy đồ uống cho con!”, làm như vậy chỉ khiến trẻ càng thêm ghét món “măng, đã thế còn khiến trẻ học được kiểu “mặc cả. Ví dụ, trẻ nói với mẹ: “Mẹ ơi, mẹ lấy đồ uống cho con trước đi rồi con mới ăn cái này!”. Thực ra, cha mẹ không cần thiết phải dùng những món trẻ thích để làm “mối” du, chỉ cần bạn liên tục để măng và các thức ăn khác lên bàn, không cần nói nhiều hoặc hứa hẹn gì với trẻ, cũng không cần phải “đe dọa, kiên nhẫn chờ đợi. Khi trẻ nhìn thấy cha mẹ ăn ngon lành những món ăn ấy, sau vài lần, chúng sẽ dần thay đổi chủ ý, bắt đầu tiếp nhận món ăn chúng ghét.

THỨ HAI: Không nên cho trẻ có quá nhiều sự lựa chọn “Con yêu, hôm nay con muốn ăn gì nào?”, đáp án của trẻ

đương nhiên là những món mà chúng thích. Nhưng nếu bạn đổi sang cách khác để hỏi: “Tối nay con muốn ăn cháo bí đỏ hay là cháo ngô?”, cho trẻ chỉ được chọn trong hai loại thức ăn này, chúng sẽ không còn sự chọn nào khác. Đương nhiên, cha mẹ sẽ không chỉ chuẩn bị hai món này, mà vẫn nên quan tâm đến khẩu vị của trẻ, không cần quá nhiều, có một loại thức ăn chúng thích để ăn kèm là đủ rồi.

THỨ BA: Xác định lượng đồ ăn trẻ có thể ăn

Mặc dù trẻ vận động nhiều nhưng dạ dày vẫn còn nhỏ, chúng ta không thể kì vọng quá nhiều vào lượng thức ăn chúng có thể ăn. Trên thực tế, nhiều lúc trẻ ăn hết một cái bánh trứng là đủ lượng tinh bột và protein thiết yếu cho cơ thể rồi. Nếu như bạn vẫn lo lắng, có thể lựa chọn nguyên tắc ăn ít, chia thành nhiều bữa, có thể bổ sung thêm vitamin vào bữa sau cho trẻ để tránh mất cân bằng dinh dưỡng.

THỨ TƯ: Để trẻ cảm nhận niềm vui khi động tay làm việc

Khi bạn đang chuẩn bị đồ ăn ở trong bếp, bạn có thể bảo trẻ làm một vài việc lặt vặt, ví dụ: lấy sữa chua ở trong tủ lạnh, giúp mẹ nhặt rau, trộn thức ăn… Làm như vậy không chỉ bồi dưỡng cảm hứng lao động cho trẻ mà còn khiến trẻ cảm nhận được thành quả lao động của chính mình. Có thể lúc ấy trẻ sẽ không kén ăn nữa mà chuyên tâm thưởng thức món ăn mà chúng tự tay làm ra. 

THỨ NĂM: Sử dụng trò chơi

Khi ăn, bạn có thể chọn một số bài hát có liên quan đến đồ ăn thông qua bài hát để dẫn dắt trẻ ăn rau xanh.

THỨ SÁU: Mẹ làm “đầu bếp tài năng”

Mẹ nên rèn luyện tay nghề nấu nướng của mình, các món ăn cần đa dạng, thức ăn của các bữa không nên lặp lại. Nếu ngày nào cũng ăn những món ăn giống nhau, cách nấu nướng không có gì thay đổi, cho dù là người lớn cũng thấy ngán chứ đừng nói đến trẻ con. Vì vậy, các mẹ đừng ngại học hỏi kinh nghiệm từ các đầu bếp nổi tiếng, hoặc giao lưu với nhau để làm phong phú thêm các món ăn cho trẻ,

THỨ BẢY: Có thể sử dụng món ăn trẻ thích làm phần thưởng khích lệ trẻ khi thích hợp

Có nhiều trẻ rất không thích ăn một số món nào đó, do vậy, khi chúng không chịu ăn, có thể lấy một lượng nhỏ thức ăn mà trẻ thích để làm phần thưởng cho trẻ. Điều quan trọng nhất là, không được ép trẻ. Khi cha mẹ dùng “vũ lực” để ép trẻ phải ăn, trẻ sẽ cảm thấy việc ăn uống thật đáng sợ, từ đó nảy sinh thái độ chống đối. Ngoài ra, cha mẹ tuyệt đối không được dùng đồ ăn vặt để mua chuộc trẻ. Một số bậc cha mẹ thường lấy đồ ăn nhanh hoặc đồ ăn vặt làm “mồi” dụ trẻ, nhưng kết quả thì hoàn toàn trái với mong muốn. Bởi vì, một khi trẻ biết có đồ ăn vặt đang đợi mình, thì sẽ không bao giờ ăn uống nghiêm túc.

Cùng bé yêu

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *