CHA MẸ THƯỜNG NÓI: ĐỪNG CÓ NGỐC NGHẾCH ĐI GIÚP NÓ NỮA, NÓ LÀ ĐỐI THỦ CỦA CON ĐÂY, CÓ BIẾT KHÔNG HÀ? 

Đại đa số mọi người đều coi đối thủ của mình là kẻ thù, chẳng ai chịu hợp tác với kẻ thù của mình cả. Kì thực, đối thủ không hề đáng sợ như vậy, họ có thể trở thành tấm gương thành công cho bạn. Lấy đối thủ ra làm tấm gương mới khiến chúng ta liên tục tiến bộ. Đối thủ có thể mang lại áp lực rất lớn cho bạn, nhưng đừng quên, chính áp lực này mới là động lực giúp bạn không ngừng vươn lên. Bởi vậy, chúng ta nên bồi dưỡng thói quen hợp tác với đối thủ cho trẻ.

CON ƠI, ĐỐI THỦ CÒN ĐÁNG QUÝ HƠN BẠN BÈ ĐẤY!

VÍ DỤ THỰC TẾ 

Tan học về nhà, Minh thở hồng hộc chạy lại nói với bố: “Bố ơi, tuần trước, trước khi kiểm tra, bạn Linh mượn cuốn ‘Vở thực hành tiếng Việt của con, về sau trong bài kiểm tra có những câu hỏi na na như thế, bạn ấy đều làm đúng hết. Hôm nay, bạn ấy nói mẹ bạn ay không cho mua cuốn đó, bạn ấy muốn mượn của con đi phố to, bo nói xem con có nên đồng ý không?”.

Đợi con trai nói xong, bố liên bảo: “Thế con có muốn cho bạn ấy mượn đi phô tô không?”. “Bố ơi, bạn Linh rất ích kỷ, con không muốn cho bạn ấy mượn! Lần trước con thấy bạn ấy có cuốn ‘100 câu hỏi toán, con liền mượn, đã nói sẽ mượn hai ngày rồi, thế mà mới được có một ngày, sáng hôm sau bạn ấy đã đòi lại. Đã thế ở trường bạn ấy cũng không cho con mượn, mà lén xem một mình!”, Minh nói một tràng rồi chờ đợi câu trả lời của bố.

Bố nói: “Con gà, đối thủ còn đáng quý hơn cả bạn bè! Đối thủ càng mạnh, con cũng trở nên càng mạnh! Cho mượn sách cũng có làm sao đâu!”.

Minh chớp chớp mắt: “Bố nói cũng có lí, con có thể bảo bạn ấy nhanh chóng trả lại cho con nhỏ!”, Minh vừa trả lời vừa lẩm bẩm đi về phòng.

LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA

Nỗi buồn phiền của Minh khiến cho chúng ta nhận thấy trẻ con cũng có tâm lí cạnh tranh và khát vọng thành công rất lớn. Nhưng rõ ràng vì thiếu quan điểm cạnh tranh lành mạnh, lí luận về nhân sinh quan, lại đang ở giai đoạn tâm lí chưa phát triển đầy đủ nên trẻ thường dễ hiểu biết một cách sai lệch, nảy sinh những quan điểm sai lầm về cạnh tranh. Có trẻ cho rằng, cạnh tranh là không từ bất cứ thủ đoạn gì để giành chiến thắng trước kẻ thù, quá coi trọng kết quả mỗi lần cạnh tranh hoặc không có cái nhìn đúng đắn về cạnh tranh. 

CON ƠI, ĐỐI THỦ CÒN ĐÁNG QUÝ HƠN BẠN BÈ ĐẤY!

Trong hiện thực cuộc sống, chúng ta thường nghe thấy mọi người phàn nàn rằng: “Đối thủ quá mạnh, chỉ mong hắn biến mất ngay tức khắc!” Trang lê trong cuộc sống, cứ là “đối thim thì đều không tốt sao? Không, tuyệt đối không phải như vậy, đối thủ giống như một trợ thủ đối với chúng ta, là một sự thách thức một khát vọng chiến thắng chính bản thân của chúng ta.

Ở một đất nước thuộc châu Phi, có một thương nhân thường xuyên đưa loài cá là đặc sản của châu Phi đến khắp nơi trên thế giới để bán. Tuy nhiên, trong mỗi lần vận chuyển, những con cá khi mới được thả vào đều bơi lội tung tăng, con nào con nấy tràn đầy sức sống, nhưng chẳng bao lâu, chúng dần dừng bơi, im lìm như đang say ngủ. Sau đó, một số con cá còn bị chết. Đến nơi đổ hàng thì cá đã chết quá nửa. Người thương nhân vô cùng lo lắng, không sao hiểu nổi: ngày nào ông cũng thay nước, thức ăn đầy đủ, không khí cũng đầy đủ, tại sao cá lại chết? Người thương nhân bèn đem nghi vấn này đến thỉnh giáo một ông lão trong bộ tộc của mình. Ông lão cười bảo: “Chuyện này thì đơn giản thôi, anh chỉ cần thả một vài loài cá thiên địch với chúng vào đó là ổn!”. Người thương nhân bán tín bán nghi rời khỏi nhà ông lão, nhưng anh ta vẫn làm theo lời ông. Kết quả là, những con cá để tránh sự truy đuổi của thiên địch nên phải tăng tốc độ bơi, cả thùng cá lúc nào cũng ồn ào. Thời gian cứ thế trôi đi, những con cá ở trong thùng vẫn tràn đầy sức sống, nhảy nhót lung tung. Cuối cùng, số lượng cá chết giảm đi đáng kể. Người thương nhân vô cùng vui mừng, hỏi ông lão lí do thì nhận được câu trả lời: “Đây chính là sức mạnh của đối thủ!” 

Đúng thế, chính những con cá thiên dịch đã sống cho những con cá kia, khiến cho chúng phải cầm cự đến mang lại sức cuối cùng, mặc dù một số con cá cũng bị thiên địch ăn thịt  nhưng nhờ có thiên địch mà số cá còn sống đã tăng lên. Đối với những con cá này, thiên địch chính là một trợ thủ. Trong cuộc sống hiện thực, cũng chính những đối thủ giống như “thiên địch” này lại khiến chúng ta càng trở nên mạnh mẽ và kiên cường hơn. Vì vậy, bên cạnh việc đào tạo ý thức cạnh tranh cho trẻ, cha mẹ còn cần phải dạy trẻ biết giao lưu và hợp tác với đối thủ. Điều này có tính quyết định đến không gian phát triển của trẻ. 

Cha mẹ nên bồi dưỡng thói quen chủ động hợp tác với đối thủ cho trẻ như thế nào?

THỨ NHẤT: Phải bồi dưỡng kỹ năng hợp tác cho trẻ

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta đều hiểu rằng, trẻ con bây giờ chẳng thiếu thốn thứ gì, nhưng lại ngày càng hẹp hòi, càng ngang ngưỢc, ích kỷ, không chịu chia sẻ, không hiểu được niềm vui khi cùng chia sẻ, hợp tác với người khác, ý thức độc chiếm rất cao. Là cha mẹ, chúng ta không chỉ cần tạo ra môi trường giao lưu thoải mái, hài hòa, cảm thông và bình đẳng cho trẻ mà còn phải dạy trẻ cách giao lưu bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, ví dụ: ngoắc tay, vỗ vai, gật đầu mỉm cười… thể hiện “Chúng ta cùng chơi nhé, tớ muốn chơi với cậu!”; đồng thời dẫn dắt trẻ sử dụng chính xác ngôn ngữ để thể hiện hành động muốn hợp tác, để trẻ cảm nhận được sự vui vẻ, thoải mái và tràn đầy tình hữu nghị, từ đó học được thói quen khiêm nhường, chờ đợi, chia sẻ, lịch sự đối đãi với người khác…

THỨ HAI: Dạy trẻ vui vẻ đón nhận người khác 

Cái gọi là “hợp tác” chính là đôi bên gắn kết với nhau để cùng phát huy sở trường của mình. Do vậy, chỉ có nhận thức được sở trường của nhau, tôn trọng sở trường của đối phương thì hợp tác mới thực sự đạt đến mức tốt đẹp. Vì vậy, cha mẹ cần dạy trẻ học cách phát hiện sở trường của người khác và thật lòng tán thưởng. Trong cuộc sống hằng ngày, cha mẹ cũng nên có thái độ nhìn nhận và đánh giá người khác như vậy để nêu gương cho con cái.

THỨ BA: Phải tạo cơ hội cho trẻ cảm nhận niềm vui của sự hợp tác Cùng là một trò chơi, cho trẻ trải nghiệm cảm giác chơi một mình và cảm giác chơi chung với người khác, từ đó khơi gợi hứng thú chia sẻ, cùng chơi với bạn bè, để trẻ dần dần hiểu được ý nghĩa của sự hợp tác.

Cùng bé yêu

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *