CHA MẸ THƯỜNG NÓI: SAO MẸ LẠI SINH RA MỘT ĐỨA CON ÍCH KỈ NHƯ CON CHỨ?

Biết ơn là một cách thể hiện sự cảm kích đối với ân huệ của người khác dành cho mình, là tình cảm đau đáu trong lòng của một người không quên ơn của người khác. Những người không biết đến sự biết ơn sẻ chỉ mang đến thái độ lạnh lùng và hành động nguy hiểm cho xã hội. Vì vậy, bên cạnh việc nâng cao IQ, cha mẹ cũng đừng quên phải bồi dưỡng EQ cho trẻ.

CON YÊU, CẢM ƠN CON!

Người có lòng biết ơn là những người luôn cảm kích với tình trạng của bản thân hiện tại, đồng thời cũng có tình cảm và sự tôn kính với những người đã có ơn với mình. Cha mẹ cần dạy bảo con cái rằng, người khác đem đến cho mình bất cứ thứ gì cũng không phải là điều đương nhiên: cha mẹ sinh thành và dưỡng dục, thầy cô đem đến tri thức, bạn bè mang đến tình bạn thân thế… đó đều là những ân tình.

VÍ DỤ THỰC TẾ

Thanh là con một trong nhà, từ nhỏ đã được cha mẹ nâng niu, thế nên cô bé thiếu đi sự quan tâm đến cha mẹ, cũng không hiểu được tình cảm của cha mẹ dành cho mình. Cha mẹ Thanh vì chuyện này mà cảm thấy vô cùng buồn lòng. Cha Thanh đang không biết phải làm thế nào thì đột nhiên cơ hội đến.

Một buổi sáng chủ nhật, cha đạp xe đưa Thanh đến công viên chơi. Sau khi xem hết các tiết mục biểu diễn của các loài vật, Thanh tỏ ra vô cùng hứng thú. Trên đường về nhà, người đi lại rất thưa thớt, cha hỏi: “Con cảm thấy đi xe có thú vị không?”, Thanh nói: “Con chưa đi bao giờ, không biết có hay không ạ!”. Cha liền nói “Con thử đi đi”. Thanh thấy cha bảo cho mình thử, liền hào hứng lắm. Sau đó, cha ngồi đằng sau yên xe, hai tay điều khiển tay lái, Thanh ngồi trên thanh chắn ngang ở trước xe, tự mình đạp xe tiến về phía trước. Một lúc sau, Thanh thở hồng hộc và dừng xe lai, tò mò hỏi: “Cha ơi, ngày nào đưa con đến trường cha cũng phải đạp xe mệt thế này à?”.

Cha đáp: “Mặc dù cha khỏe hơn con một chút, nhưng vì ngày nào cũng đạp xe nên cũng rất mệt, đặc biệt là những lúc phải lên dốc”. 

Sáng thứ hai, cha lại đạp xe đèo Thanh đi học, nhưng khi đang đạp xe lên dốc thì Thanh đột nhiên ôm chặt lấy cha, cố ý nhắc mông lên, nói với cha “Cha ơi, như thế này có phải cha đỡ mệt hơn không?”. Cha vô cùng cảm động, nói: “Con ngoan lắm, cha không sao đâu, cha cảm ơn con, giờ con đã biết quan tâm đến người khác rồi, cha vui lắm con gái ạ!”.

LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA 

Hiện nay, trong nhiều gia đình, con cái là “mặt trời”, còn cha mẹ là những hành tinh xoay xung quanh mặt trời. Mọi người thường nhìn thấy cảnh tượng: những đứa con ăn uống xong thi chạy ra ngoài chơi hoặc ngồi xem ti vi, còn cha mẹ thì bận rộn thu dọn bát düa; đó ăn ngon trong nhà, cha mẹ lúc nào cũng nhường cho con, trong khi con cái lại hiếm khi mời cha mẹ ăn trước; mỗi khi trẻ bệnh, cha mẹ lại bận bịu chăm sóc cho con, còn lúc cha mẹ ốm mệt, trẻ rất ít khi hỏi han chăm sóc. Những hiện tượng này đáng để chúng ta suy nghĩ.

CON YÊU, CẢM ƠN CON!

Là cha mẹ, nhất định phải giúp con hiểu rõ mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Phải để trẻ biết rằng, cha mẹ là bé trên, cũng nên để trẻ hiểu được những vất vả mà cha mẹ phải gánh chịu.

Bé Thanh trong câu chuyện trên sở dĩ có thể nhanh chóng hiểu được mình phải biết quan tâm tới người khác chủ yếu là bởi phương pháp của người cha rất hiệu quả – để trẻ tự thể nghiệm. Chỉ khi thấu hiểu được nỗi thống khổ của người khác mới có thể làm sống dậy tình yêu và sự cảm thông, mới biết nghĩ cho người khác,

Có một đứa trẻ nghèo khổ, để có tiền học phí, cậu đã phải đi tiếp thị sản phẩm vào kỳ nghỉ hè. Công việc của cậu không thuận lợi cho lắm. Một buổi chiều, khi hoàng hôn xuống, cậu bé mệt mỏi và đói khát vô cùng, cậu tuyệt vọng nghĩ đến việc từ bỏ tất cả. Cậu bé rơi vào đường cùng, đành gõ cửa một gia đình, hi vọng chủ nhân của căn nhà này sẽ cho cậu một cốc nước. Người mở cửa là một cô bé rất xinh đẹp, cô bé mim cười dua cho cậu cốc sữa nóng. “Cảm ơn!” cậu bé ngân ngấn nước mắt, uống hết cốc sữa, nhờ đó cậu lại lấy lại dũng khí cho mình.

Nhiều năm sau đó, cậu bé này trở thành một bác sĩ nối tiếng.

Một hôm, có một phụ nữ mắc bệnh nghiêm trọng, được chuyển đến bệnh viện của anh. Người bác sĩ này đã làm nh thuật thành công cho người phụ nữ, cứu được tính mạng của có. Vô tình, bác sĩ phát hiện người phụ nữ ấy chính là cô bé đã cho anh cốc sữa nóng của nhiều năm trước. Anh quyết định sẽ làm một việc gì đó. Chi phí phẫu thuật quá đắt đỏ khiến cho người phụ nữ phải đau đầu. Lúc người phụ nữ bất đắc dĩ làm thủ tục xuất viện, cô nhìn thấy trên hóa đơn thanh toán có ghi: tiền viện phí đã được trả bằng một cốc sữa bò. 

Khi dùng trái tim biết ơn để đối diện với xã hội, với cha mẹ với người thân và bạn bè… bạn sẽ thấy mình rất vui vẻ. Đôi khi, sự giúp đỡ chỉ cần là một ly nước hay một cốc sữa; lòng biết ơn không cần phải là điều gì quá to tát, chỉ cần là một lời nói chân thành cũng đủ.

Khi chúng ta nhìn cuộc đời, cha mẹ, người thân thích, bạn bè… bằng ánh mắt biết ơn, chúng ta sẽ cảm thấy cuộc sống vui vẻ hơn nhiều. Vậy, cha mẹ cần làm gì để dạy trẻ có lòng biết ơn?

THỨ NHẤT: Nêu gương cho trẻ

Cảm động có thể kích thích tâm lí theo đuổi cái chân – thiện mỹ của con người, khiến con người sẵn sàng làm bất cứ việc gì vì lí tưởng tốt đẹp. Muốn để trẻ học được sự biết ơn, trước tiên cha mẹ cũng cần là người có lòng biết ơn. Cha mẹ cần nêu gương sáng cho trẻ học tập, ví dụ: khi trẻ bón đồ ăn của mình vào miệng mẹ, mẹ nên nói: Cảm ơn con, ngon thật đấy! 

THỨ HAI: Hoạt động thực tiễn, hướng dẫn trẻ thể hiện lòng biết ơn

Thể hiện sự biết ơn không thể chỉ dừng lại ở nói miệng. Đối với những người mà mình cần biết ơn, nhất định phải thể hiện bằng hành động. Cha mẹ cần dạy trẻ biết dùng hành động để báo đáp công ơn của cha mẹ, thầy cô, bạn bè, người thân… để trẻ có thể trải nghiệm sự báo đáp công ơn là thế nào. Ví dụ: dạy trẻ biết tặng hoa cho bà, cha mẹ vào ngày quốc tế phụ nữ… Trẻ giống như một miền đất hoang, cha mẹ trồng lên mảnh đất ấy loài cây “biết ơn” thì sẽ thu hoạch được “quả” nhân ái, sự quan tâm, khoan dung và hạnh phúc.

Cùng bé yêu

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *