CHA MẸ THƯỜNG NÓI: TỰ LO ĐƯỢC CHO CHÍNH BẢN THÂN MÌNH LÀ TỐT RỒI, ĐỪNG CÓ LO CHUYỆN THIÊN HẠ!
Dưới sự nuông chiều của cha mẹ, rất nhiều đứa trẻ cảm thấy mình là một “cậu ấm”, “tiểu thư”, cao hơn người khác một bậc, vì vậy nên người khác đều phải quan tâm đến mình, còn mình thì không biết phải biểu hiện tình cảm thế nào với những người xung quanh. Là cha mẹ, nên để con mình hiểu rằng, mỗi người đều bình đẳng như nhau, muốn có được tình cảm của người khác, trước tiên phải học cách yêu người khác. Một người biết cách quan tâm người khác mới càng được nhiều người quan tâm.
VÍ DỤ THỰC TẾ
Mỗi ngày trước khi đi ngủ, mẹ thường kể cho Thành nghe một câu chuyện nhỏ. Thế nên Thành đã có thói quen phải nghe chuyện rồi mới ngủ được.
Buổi tối, trước khi lên giường, Thành thường bám lấy mẹ đòi mẹ kể chuyện cho mình nghe, nhưng mẹ thường không thỏa mãn ngay yêu cầu của con trai mà nói: Mẹ còn có việc quan trọng phải làm, con đợi một chút nhé! Thành có chút nghi ngờ, việc quan trọng mà mẹ vẫn thường nói rốt cuộc là việc gi? Thế là cậu liền bám theo mẹ, trước tiên cậu nhìn thấy mẹ đi vào phòng bếp lấy một cái chậu, đồ đẩy nước. Tiếp đó, Thành nhìn thấy mẹ bê nước ra khỏi nhà bếp. Thành âm thầm đi theo mẹ, nhìn thấy mẹ đi vào phòng bà nội. Bà nội Thành bị bệnh nên đi lại rất khó khăn. Thành nghĩ: “Mẹ định làm gì thể nhỉ?. sau đó, cậu nghe thấy mẹ mình nói với bà: “Mẹ ơi, mẹ ngồi dậy đi. con rửa chân cho mẹ nhé! Rửa chân nước ấm cho dễ ngủ!”.
Thành chợt hiểu ra vấn để, cậu đứng một lát rồi đi về phòng, Lúc mẹ rửa chân cho bà xong quay về phòng Thành thì không thấy cậu ngồi bên giường chờ nghe kể chuyện như mọi ngày. Mẹ đang nghĩ xem con trai đi đâu mất thì đột nhiên nghe thấy giọng nói lảnh lót của cậu ở sau lưng: “Mẹ ơi, rửa chân thôi nào!”.
Mẹ ngoảnh đầu lại, nhìn thấy con trai đang cố sức bê một chậu nước, lào đảo đi vào. Mắt mẹ chợt cay cay, miệng nở nụ cười mãn nguyện…
LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA
Người ta thường nói: “Con cái là tấm gương phản chiếu cha mẹ”, “Cha mẹ là những người thầy đầu tiên của con”.. mỗi câu nói, mỗi hành động của cha mẹ đều âm thẩm ảnh hưởng đến con cái. Do vậy, cha mẹ cần nêu gương cho trẻ, thường xuyên tự kiểm điểm bản thân, có như vậy mới có thể giáo dục con được tốt.
Sự trưởng thành của trẻ là một quá trình xã hội hóa. Trong quá trình này, cảm giác được nhìn nhận và mô phỏng hành vi của trẻ là rất rõ rệt.
Mắt của trẻ như một chiếc máy ảnh, sẽ chụp lại hình ảnh của cha mẹ mỗi ngày. Bé Thành trong ví dụ đã nhìn thấy mẹ rửa chân cho bà mỗi tối trước khi đi ngủ, hành vi này của mẹ đã trở thành tấm gương cho cậu bé noi theo. Sau khi chịu sự ảnh hưởng của mẹ, cậu bé cũng biết cần phải quan tâm người lớn như thế nào.
Quan tâm đến người khác là một phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người. Cha mẹ nên giúp cho trái tim của con tràn ngập tình yêu thương, đồng thời hãy để cho trạng thái tâm lí lành mạnh này theo trẻ suốt cuộc đời:
THỨ NHẤT: Lấy mình làm gương cho con noi theo
Một không khí gia đình đầy tình yêu thương sẽ có tác dụng lớn trong việc bồi dưỡng tình cảm trong trái tim trẻ. Cha mẹ mà thường xuyên cãi vã, đánh chửi nhau, đứa trẻ thường xuyên sống trong cảnh sợ hãi, u uất, hoang mang… thì sẽ không biết cách quan tâm, yêu thương người khác. Vì vậy, các thành viên trong gia đình cần quan tâm, yêu thương lẫn nhau, đặc biệt là tình cảm giữa hai vợ chồng. Ngoài ra, cha mẹ cần thường xuyên kể cho trẻ nghe những câu chuyện về việc quan tâm người khác, bày một số trò chơi về sự quan tâm chăm sóc những người xung quanh cho trẻ, giúp chúng hiểu được rằng quan tâm đến người khác là một phẩm chất tốt.
THỨ HAI: Có cái nhìn đúng đắn về cuộc sống tập thể
Khi trẻ bắt đầu tiếp xúc với các bạn, sẽ khó tránh khỏi tranh cãi, đánh nhau, cướp đồ chơi của nhau… Đối với những hành động này, cha mẹ nên có cách nhìn nhận đúng đắn, chú ý giáo dục trẻ cách hòa nhập với cuộc sống tập thể, phải đoàn kết với các bạn, quan tâm đến những người xung quanh, biết nhường nhịn lẫn nhau. Có nhiều cha mẹ vì sợ những đứa trẻ khác bắt nạt con mình nên không để cho trẻ tiếp xúc với người ngoài, kết quả là trẻ trở nên cô độc, ích kỷ, không biết nghĩ cho người khác, cản không biết tâm đến người khác. Điều này không hề có lợi quan cho sự phát triển của trẻ.
THỨ BA: Phải tăng cường hướng dẫn, tích cực cổ vũ
Khả năng nhận thức của trẻ còn thấp, kinh nghiệm và kiến thức còn chưa đủ, cần có sự giúp đỡ của người lớn. Trong cuộc sống hằng ngày, nếu trẻ nói với cha mẹ chúng đã làm gì để quan tâm và giúp đỡ người khác, thì cha mẹ cần phải tích cực cổ vũ và khen ngợi trẻ.
THỨ TƯ: Để trẻ làm một số việc phù hợp với khả năng
Đừng để trẻ có thói quen phụ thuộc thái quá vào cha mẹ, chỉ có những đứa trẻ chăm chỉ và tự lập mới hiểu chuyện, biết cách quan tâm đến người khác. Thông thường, chăm chỉ có thể bồi dưỡng mà thành, vì vậy cha mẹ cần xây dựng quan điểm này, đồng thời có hành động để thực hiện. Phải huấn luyện trẻ làm những việc hợp với sức của mình, mạnh dạn buông tay để trẻ làm những việc trong khả năng của chúng, ví dụ: khi bạn đi làm mệt nhọc cả ngày, ngồi bên bàn chuẩn bị ăn cơm, bạn có thể yêu cầu trẻ đơm cơm cho mình, bọc thức ăn thừa cất vào tủ lạnh…
THỨ NĂM: Lợi dụng tác động của sự đồng cảm. Bồi dưỡng tình cảm cho trẻ qua việc trồng cây, nuôi thú, từ đó chúng sẽ dần biết quan tâm đến người khác Đồng cảm là một hiện tượng tâm lý mà tình cảm của một người đối với người này hay sự vật này lan truyền sang người khác hoặc sự vật khác. Trẻ con luôn cho rằng các loài động thực vật như chim, chó, cá… đều có những suy nghĩ và cảm xúc như con người. Vì vậy, dưới con mắt của trẻ thì một con vật cũng giống như một con người nên thường vuốt ve và nói chuyện với chúng. Cha mẹ có thể tận dụng suy nghĩ này của con để khuyến khích chúng trồng hoa, nuôi những con vật nhỏ.. để bói dưỡng tình cảm của chúng với hoa và các loài động thực vật khác. Khi đã biết coi trọng và yêu quý động thực vật, chúng cũng sẽ dần dẫu biết yêu thương, quan tâm và chăm sóc người khác. Vì vậy, cha mẹ nên hướng dẫn con trồng trọt và chăn nuôi để bồi dưỡng tình yêu của chúng với hoa và các loài vật nhỏ, đây cũng là một cách để dạy trẻ biết quan tâm đến người khác.