CHA MẸ THƯỜNG NÓI: CHỈ NGHĨ VỚ NGHĨ VẤN, NHÌN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA CON ĐI, CÒN KHÔNG TẬP TRUNG HỌC HÀNH ĐI À?

Sức tưởng tượng là khả năng nhận thức có tính sáng tạo, là một sức mạnh cực kì to lớn. Nếu như không có sức tưởng tượng, cuộc sống của chúng ta chẳng có gì thú vị cả. Nếu như sức tưởng tượng cá nhân không được phát huy thì trên đời sẽ không có nhà thơ, nhà văn, họa sĩ, nhà phát minh… cũng chẳng có nhà khoa học, kiến trúc sư… bởi vì sức tưởng tượng là nguồn gốc của sự sáng tạo.

CON ĐÚNG LÀ THIÊN TÀI!

VÍ DỤ THỰC TẾ

Một hôm, mẹ phát hiện trong vở bài tập của Đô có một câu hỏi là: “Tuyết tan ra sẽ thành cái gì?”. Mẹ cho rằng câu trả lời rất đơn giản, theo như tư duy thông thường của chúng ta, tuyết tan ra sẽ thành nước. Nhưng đáp án của Đô lại là mùa xuân”. 

Mẹ nhìn thấy đáp án ấy thì ngạc nhiên lắm, liền hỏi con: “Con nói xem tại sao lại là mùa xuân?”. 

Đô nói: “Rõ ràng là thế mà mẹ, mỗi năm khi tuyết tan ra, mùa xuân sẽ đến mà”.

Mẹ nghe xong liền tán thưởng: “Con đúng là một thiên tài”.

LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA

Trẻ bẩm sinh đã là một “nhà sáng tạo”, bởi vì bản năng có chúng là rất hiếu động, hoạt bát. Chúng dám phá vỡ các quy thông thường, không tư duy van để theo cách của người lớn vì vậy chúng thường “sáng tạo” ra những sự vật khác thường Nhưng cùng với sự lớn lên của trẻ, khả năng sáng tạo” cũng bị mai một dán, nguyên nhân chủ yếu là do sức sáng tạo của trẻ bị các quy tắc của cha mẹ giết chết trong vô thức. Như trong ví dụ trên, suy nghĩ “tuyết tan ra thành mùa xuân” thật tuyệt diệu biết bao, đây đúng là biểu hiện của sức tưởng tượng phong phú!

CON ĐÚNG LÀ THIÊN TÀI!

Do đó, để bồi dưỡng khả năng tưởng tượng cho trẻ, cha mẹ cần xây dựng cho chúng một không gian hoạt động “tự do và an toàn”. Khi trẻ thực hiện những “tưởng tượng” của mình, cha mẹ tuyệt đối không được cười nhạo, ngăn cản; nếu không, sẽ gây ra cú sốc tinh thần, ảnh hưởng đến tính tích cực, hứng thú và sở thích của trẻ. Khi trẻ cần sự giúp đỡ, cha mẹ phải kịp thời cổ vũ và chỉ dẫn, để trẻ phát huy tối đa sức tưởng tượng của mình.

Ngay từ nhỏ, Darwin đã thích tưởng tượng, cậu say mê thế giới tự nhiên, đặc biệt thích đi săn, sưu tập các mẫu khoáng vật và tiêu bản động thực vật. Cha mẹ rất tôn trọng và giữ gìn tính hiểu kỳ cũng như trí tưởng tượng của Darwin, vì thế cách để khích lệ niềm hứng thú và đam mê trong con, cổ vũ con luôn tìm cố gắng nghiên cứu tìm hiểu. Đây chính là cơ sở vững chắc để sau này Darwin có thể viết nên kiệt tác “Nguồn gốc của loài.

Khi Darwin bảy, tám tuổi, có lần cậu nhặt được một đồng tiền xu an trong đất bùn. Cậu rất tò mò, cầm đồng xu ấy dem dến cho chị gái xem rồi nói một cách chắc nịch: “Đây là một đồng tiến có La Mã đấy!”. Cô chị đón lấy đóng tiền xem xét, phát hiện ra đó chỉ là một đồng tiến cũ cực kì phổ biến ở thế kỉ XVIII, DA diều do ngấm nước nên đã bị gì, vì thế trông nó có vẻ cũ a thôi, Cô chị tỏ ra rất tức giận trước hành vi “nói dối” của Davin, bèn đem chuyện này mách với bố, hy vọng bố sẽ cho cậu một trận để chừa thói “nói dối” đó đi. Thế nhưng, sau khi nghe xong câu chuyện, ông bố lại chẳng mấy bận tâm, chi gọi con gái đến và nói: “Thế sao gọi là nói dối được? Điều này chỉ chứng minh Darwin có trí tưởng tượng rất phong phú mà thôi. Chưa biết chừng sau này nó lại đem trí tưởng tượng phục vụ cho sự nghiệp ấy chứ!”

Nếu như Darwin không có tính hiếu kỳ, không có trí tưởng tượng thì chúng ta cũng sẽ chẳng có được “Thuyết tiến hóa” ngày nay. Điểm thành công nhất của cha mẹ Darwin chính là ông bà đã đặc biệt quan tâm, gìn giữ trí tưởng tượng và tính hiệu ki của con.

Vậy, cha mẹ cần phải làm gì để bồi dưỡng khả năng tưởng tượng cho trẻ?

THỨ NHẤT: Cổ vũ tính hiếu kì của trẻ

Những phát minh thường xuất phát từ sự hiếu kì đối với một sự việc hoặc sự vật nào đó. Mà hiếu kì là bản năng của mọi đứa trẻ, cũng là một yếu tố tâm lí cực kì đáng quý. Bởi vì hiếu kì, trẻ sẽ cảm thấy hứng thú với những sự vật xung quanh, đồng thời iu được kiến thức và kinh nghiệm phong phú trong quá trình tìm hiểu chúng. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những đứa trẻ được cổ vũ để hiểu kỳ thường có động lực tìm hiểu, thường tò mò tìm hiểu đến cùng. Vì vậy, bảo vệ sự hiếu kì vừa có lợi cho khả năng tư duy sáng tạo của trẻ lại vừa khiến chúng có hứng thú với thế giới xung quanh, trở nên ham học hỏi.

THỨ HAI: Cổ vũ trẻ tự thêu dệt câu chuyện, tự kể chuyện

Lúc còn nhỏ, trẻ thường thích tự bịa chuyện, kể chuyện, thỉnh thoảng còn kể cho bạn bè nghe, có khi kể cho cha mẹ nghe, có khi chỉ lẩm bẩm tự kể. Cha mẹ nên nắm bắt cơ hội để rèn luyện khả năng biểu đạt và phát huy sức tưởng tượng cho trẻ. Lúc này, cha mẹ cần tích cực cổ vũ trẻ, đừng lạnh nhạt, mắng mỏ, càng không được ngăn cấm. Có thể dẫn dắt trẻ kể theo một chủ đề nào đó, sau đó khen ngợi trẻ, chỉ ra những điểm còn thiếu sót. Nếu trẻ nghĩ ra được một câu chuyện hay, kể được một cách trôi chảy, cha mẹ có thể bảo trẻ ghi chép lại, sau đó sửa chữa. Lâu dần, sức tưởng tượng của trẻ sẽ ngày càng phong phú.

THỨ BA: Chú ý tích lũy

Tư duy sáng tạo không phải tự nhiên mà có, điều này đòi hỏi trẻ phải liên tục tìm hiểu các kiến thức hằng ngày. Hãy để trẻ học cách quan sát những hiện tượng thú vị xung quanh, ví dụ: kiến tìm kiếm thức ăn như thế nào, lá cây đâm chồi vào mùa xuân ra sao, mùa thu cây rụng lá như thế nào… Hãy để trẻ cảm nhận những điều nhỏ bé nhất trong cuộc sống, dụ: cảm nhận sức nổi trong nước khi tắm, qua cơn gió cảm nhận luồng không khí chuyển động rất mạnh… Khuyến khích trẻ vận dụng những kiến thức nắm được giải thích các hiện tượng xung quanh, áp dụng vào thực tiễn, như vậy trẻ mới dễ dàng nảy sinh những tư duy ài, phát huy sức tưởng tượng của mình.

THỨ TƯ: Ủng hộ trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa 

Các hoạt động ngoại khóa đúng là một không gian tuyệt vời để trẻ tưởng tượng. Không chỉ có âm nhạc, nhảy múa, mỹ thuật, thể dục, thư pháp, còn có cả thiên văn, sinh vật, địa lí, hóa học… mỗi bộ môn đều giúp trẻ tích lũy được một lượng lớn kiến thức, hơn nữa trẻ buộc lòng phải tưởng tượng sáng tạo để hoàn thành nhiệm vụ. Khi trẻ hứng thú với hoạt động gì đó, cha mẹ cần ủng hộ, cổ vũ kịp thời.

THỨ NĂM: Cho phép trẻ phạm sai lầm Sai lầm nhiều khi khó mà tránh khỏi, cho phép trẻ được

phạm sai lầm. Trong quá trình tham gia hoạt động, có nhiều trẻ vì hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm mà làm sai, cha mẹ không được ngăn cản hoặc hạn chế, tước bỏ quyền lợi tham gia của trẻ. Trẻ làm hỏng đồ điện trong nhà, làm rối tung mọi thứ lên nhiều lúc không phải là do trẻ cố tình nghịch ngợm mà là vì tò mò muốn khám phá. Cha mẹ đổ lỗi cho hành vi của trẻ sẽ chỉ làm cản trở sự phát triển tính sáng tạo của chúng, tinh thần khám phá của trẻ cần được khẳng định và khuyến khích.

Cùng bé yêu

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *