CHA MẸ THƯỜNG NÓI: SAO CON HỎI LẦM THẾ? TỰ ĐI MÀ NGHĨ
Trong giờ học, đặt câu hỏi là biểu hiện của việc tích cực suy nghĩ. Trẻ đặt càng nhiều câu hỏi thì kiến thức càng toàn diện, hiểu biết vấn đề càng sâu sắc. Còn những trẻ ít đặt câu hỏi hoặc không bao giờ đặt câu hỏi, mặc dù cũng nghe giáo viên giảng bài, cũng nghe người khác đặt câu hỏi với giáo viên nhưng bản thân chúng lại không dám giơ tay nên suy nghĩ không thể theo kịp người khác, cho dù cùng nghe được một nội dung nhưng ấn tượng không sâu sắc như những đứa trẻ tích cực hỏi. Những đứa trẻ này thường nắm bắt kiến thức kém hơn, mà lại nhanh quên.
Tuy nhiên, trong cuộc sống hằng ngày, có một số trẻ mặc dù có rất nhiều thắc mắc nhưng không dám hỏi. Nguyên nhân là vì SỢ, có thể chúng sợ bị cha mẹ mắng mỏ, hoặc sợ bị giáo viên chỉ trích… Với những trẻ như vậy, cha mẹ nên làm thế nào?
VÍ DỤ THỰC TẾ
Tân rất chăm chỉ học hành, cũng rất hiểu biết, nhưng cậu có một tật là không hay hỏi. Có những vấn đề bản thân không hiểu, cho dù là rất quan trọng, cậu cũng không bao giờ hỏi người khác, thậm chí cả người thân.
Buổi tối, Tân đang làm bài tập toán tham khảo, nhưng vì còn một vấn để chưa hiểu nên cậu không thể nào giải được bài tập ứng dụng. Mẹ ngồi bên cạnh thấy thể kiến hỏi con trai: “Chẳng phải tế qua chúng ta đã nói sẽ để hôm nay hỏi cô giáo rồi sao? Sao con không hỏi cô giáo, hay là hỏi rồi mà vẫn không hiểu?”.
Tân cúi gằm mặt, nói: “Con không hỏi ạ!”, hồi lâu, không thấy mẹ nói gì, Tân mới rụt rè nói tiếp: “Mẹ à, mẹ giảng cho con đi!”. Nhìn thấy con trai đã hai ngày mà vẫn chưa hoàn thành bài tập, mẹ lắc đầu, sau đó mỉm cười xoa đầu con trai: “Con trai à, như thế này đi, chúng ta gọi điện cho cô giáo, nhờ cô giáo giảng cho con qua điện thoại nhé. Nhưng con nhất định phải đặt ra câu hỏi của mình, như vậy cô giáo mới giúp con được!”.
Tân ngẩng đầu nhìn mẹ, chu môi phụng phịu. Mẹ tiếp tục cổ vũ: “Con đừng sợ, cô giáo sẽ rất vui vẻ giải thích cho con hiểu mà. Con biết không, những đứa trẻ dám hỏi là những đứa trẻ thông minh, sau khi con dũng cảm đưa ra câu hỏi, con sẽ học được rất nhiều kiến thức. Chúng ta thử xem nhé!”. Dưới sự cổ vũ của mẹ, Tân đã đưa ra câu hỏi cho cô giáo và nắm được vấn đề mấu chốt của bài toán. Chẳng mấy chốc cậu bé đã làm xong.
Ngày hôm sau, Tân cảm thầy cô giáo dạy toán không hề đáng sợ như mình thường nghĩ, ngược lại còn rất hiền hòa, thân thiện. Thế là sau nhiều lần thử, Tân đã loại bỏ được mặc cảm trong min. Thành tích học tập của cậu ngày càng tiến bộ, tính cách cũng trở nên cởi mở hơn nhiều.
LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA
Bẻ Tân không dám hỏi, nguyên nhân bắt nguồn từ tính cách của cậu bé. Mẹ Tân đã cổ vũ con trai gọi điện hỏi cô giáo, khôi phục lại tính cách hay hỏi của trẻ. Trong đầu mỗi đứa trẻ luôn có hàng ngàn câu hỏi, chúng luôn ở trong trạng thái tìm hiểu những câu hỏi đó để hiểu thêm về thế giới xung quanh và trưởng thành dần. Nói cách khác, tri thức càng nhiều, thì câu hỏi càng nhiều và khả năng đặt câu hỏi cũng càng cao. Nhưng càng lớn, nhiều đứa trẻ càng ít đặt ra câu hỏi. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do trẻ bị cha mẹ hoặc thầy cổ mång mỏ, cười nhạo khi hỏi. Một số trẻ cảm thấy khó xử khi có câu hỏi, thành ra không dám hỏi, cuối cùng không thể giải đáp được băn khoăn của bản thân.
Giáo dục trẻ phải có phương pháp đúng đắn, phải cổ vũ trẻ dám hỏi, dám phát biểu những ý kiến khác so với các bạn. Chỉ khi có được sự tự tin và dũng cảm này, trẻ mới có thể xây dựng được ý thức sáng tạo của bản thân, năng lực sáng tạo cũng từ đó được nâng cao.
Đương nhiên, cha mẹ cần tạo không khí gia đình hiền hòa, nghĩ cách rèn luyện lòng dũng cảm của con cái, dạy trẻ kĩ năng đặt ra câu hỏi, giúp trẻ biết cách hỏi và dám hỏi. Như vậy, trong quá trình tìm hiểu, trẻ sẽ có thể học hỏi được rất nhiều kiến thức, bên cạnh đó, còn bồi dưỡng được sự tự tin và hiếu kì với thế giới xung quanh.
Nhà khoa học vĩ đại Albert Einstein cho rằng, so với việc giải quyết vấn đề thì việc tìm ra vấn đề thường quan trọng hơn Bởi vì cách giải quyết chỉ là vấn đề thuộc về kĩ năng học hỏi hoặc thực nghiệm. Trong khi đó, chỉ ra được vấn để mới, khả năng mới, nhìn vấn đề cũ từ góc độ mới đòi hỏi phải có trí tưởng tượng sáng tạo, đánh dấu sự tiến bộ đúng đắn của khoa học Ông còn nói: “Trí tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức, bởi vì kiến thức là có hạn; còn trí tưởng tượng khái quát tất cả mọi thứ, thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của các nguồn tri thức”.
Khi còn niên thiếu, Viên Long Bình (Trung Quốc) thường thích tư duy, chịu khó suy nghĩ, luôn đặt câu hỏi. Năm mười hai tuổi, cậu bé Long Bình bắt đầu vào cấp hai. Ở cấp học này, các môn học mới như Đại số, Vật lí đòi hỏi phải tư duy trừu tượng khá nhiều. Có rất nhiều công thức cần phải nắm vững, đây quả là việc chẳng dễ dàng gì. Rất nhiều bạn trong lớp áp dụng phương pháp học thuộc lòng một cách máy móc đối với những công thức toán học này. Thế nhưng Viên Long Bình thì không làm như vậy. Cậu thích đào sâu suy nghĩ, và thông qua quá trình suy nghĩ này mà cậu hiểu một cách sâu sắc hơn những nguyên lí ấy. Do đó, cậu không học thuộc lòng sách vở mà luôn tìm cách để hiểu đến căn nguyên của vấn đề.
Một lần, trong giờ đại số, thầy giáo vừa giảng một quy phép nhân quan trọng: Hai số cùng dấu khi nhân với nhau thì kết quả sẽ mang dấu dương (+).
“Điều này cũng có nghĩa là, số dương nhân với số dương sẽ ra số dương, số âm nhân với số âm cũng cho kết quả dương, thầy giáo toán giải thích thêm một cách cụ thể hơn. Thế nhưng, trước việc “số âm nhân với số âm cũng cho kết quả dương Viên Long Bình cảm thấy khó có thể lý giải được, bèn hỏi: “Thưa thầy, tại sao số âm nhân với số âm lại phải cho ra kết quả dương ạ?”
Trước câu hỏi này của Viên Long Bình, thầy giáo nhất thời không biết phải trả lời thế nào.
“Các em chỉ cần ghi nhớ quy tắc này rồi theo đó mà làm các phép tính là được rồi”. Thầy giáo sau khi nghĩ một lát bèn trả lời học trò như vậy. Rõ ràng câu trả lời này của thầy không hề khiến Viên Long Bình thấy thỏa mãn, những khái niệm hóc búa, trừu tượng này chỉ càng khơi gợi thêm niềm hứng thú trong cậu. Thói quen luôn suy nghĩ, chịu khó tư duy đã khiến cho niềm đam mê học tập của cậu ngày càng mạnh mẽ hơn.
Trong một lần được đi tham quan vườn cây, Viên Long Bình bắt đầu có hứng thú tìm hiểu về những quy luật của tự nhiên. Mùa hạ năm 1949, khi được cha hỏi về chí hướng của mình, cậu đã trả lời cha một cách rất dứt khoát: “Con quyết định trở thành một nhà khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp (nhà nông học)”.
Vì thế cậu đã thi vào khoa Nông nghiệp của Học viện Tương Huy – Trùng Khánh, bắt đầu bước chân vào con đường nghiên cứu lai tạo các giống lúa, và luôn giữ một thái độ làm việc kiên trì không mệt mỏi. Ông đã cho ra đời giống lúa Tạp Giao có năng suất và chất lượng cao, làm nên một câu chuyện cổ tích mới cho Trung Quốc, được quốc tế công nhận là “Cha dễ của giống lúa Tạp Giao”.
Tục ngữ nói rất đúng: “Hỏi là thấy của Học, là Mẹ của Tri thức”. Trong cuộc sống thực tế, mỗi người chúng ta không thể tường tận mọi thứ, có rất nhiều vấn để chúng ta không biết. Dù là một học sinh có thành tích học tập xuất sắc đến đầu đi nữa thì cũng chưa chắc đã chuyện gì cũng hiểu biết nhiều hơn người khác. Có câu hỏi không phải là điều đáng sợ, đáng sợ chính là ở chỗ không dám hỏi.
Nhìn lại chặng đường đi đến thành công của những danh nhân trên thế giới, sẽ thấy họ luôn coi việc đặt ra câu hỏi là một kỹ năng học tập. Quá trình học tập của trẻ là hành trình đi tìm kiếm lời giải cho những câu hỏi kiến thức. Chính vì vậy, cha mẹ cần cổ vũ con cái tích cực đặt câu hỏi để thu được thêm nhiều tri thức, rèn luyện sự tự tin và tinh thần ham học hỏi.