CHA MẸ THƯỜNG NÓI: SAU NÀY, NHỮNG CHUYỆN VỤN VẶT ẤY ĐỪNG MANG VỀ NHÀ NÓI, BỰC MÌNH LẮM!

Khi trẻ có một phát hiện mới mẻ, chúng thường muốn kể cho cha mẹ nghe để được khen ngợi và chia sẻ niềm vui về hứng thú mới. Sự cổ vũ và khen ngợi của cha mẹ sẽ giúp trẻ có thêm động lực để quan sát và tìm hiểu.

VÍ DỤ THỰC TẾ

Bảo năm nay học lớp một. Ngày nào tan học về, chuyện đầu tiên Bảo làm cũng là kế cho mẹ nghe những gì cậu bé nhìn thấy, nghe thấy ở trong trường. Thói quen này bắt nguồn từ hồi cậu còn học mẫu giáo. Lúc ấy, ngày nào mẹ đón Bảo đi học về, trên đường về nhà, mẹ thường hỏi Bảo một vài câu hỏi, ví dụ như: “Con à, hôm nay ở trường có gì vui không?”, “Con có phát hiện gì mới không?”… Thế là bé Bảo đi học về, có chuyện gì mới mẻ cũng kê cho mẹ nghe, thỉnh thoảng còn nói cả suy nghĩ của mình. Cứ như thế suốt một thời gian dài, Bảo đã hình thành thói quen, cứ đi học về là đem chuyện ở trường và ý kiến cá nhân của mình nói cho mẹ nghe. Đồng thời, thông qua những việc này, Bảo còn có những phát hiện và gợi ý mới mẻ.

Sau khi nghe những phát hiện mới của Bài, mẹ thường khen ngợi cậu: “Phát hiện của con tuyệt lắm!”. Cứ như vậy, dưới sự dẫn dắt và khen ngợi của mẹ, Bảo dần dần trở thành một cậu bé giỏi quan sát, biết tư duy.

LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA

Trong cuộc sống, trẻ thường hào hứng nói cho cha mẹ biết những phát hiện mới mẻ của mình. Những phát hiện này rất đáng quý bởi chúng cho thấy sự hiểu kì của trẻ với thế giới xung quanh, hơn nữa còn cho thấy trẻ có sự quan sát tư duy. Nhưng những phát hiện của trẻ đối với người lớn lại không phải là điều mới mẻ. Do vậy, chúng ta thường dùng con mắt của mình để đánh giá những tìm tòi của trẻ, cho rằng chúng đúng là trẻ con. Điều đáng nói hơn là nhiều bậc cha mẹ còn coi thường hoặc cười nhạo những phát hiện của trẻ. Thực ra, những phát hiện” của trẻ chính là một hình thức để trẻ nhận thức thế giới, mà trong đó có không ít những phát hiện rất có giá trị. Cha mẹ ngoài việc ủng hộ còn phải cổ vũ trẻ quan sát để có những phát hiện” như vậy, có thể nói những câu như: “Con tỉ mi thật!”, “Ôi, thế à?” “Ôi, con mẹ giỏi quá!”.

Trong nhiều tình huống, cha mẹ nên đặt ra câu hỏi cho trẻ, sau đó thông qua câu hỏi để chỉ dẫn, cổ vũ bé đi đến kết luận cuối cùng. Như vậy không chỉ khiến trẻ học được nhiều kiến thức mới mẻ mà còn là một cách tốt để khơi gợi và bồi dưỡng năng lực tư duy cho trẻ. Mỗi đứa trẻ đều có đôi mắt trí tuệ, chỉ Cần cha mẹ biết cách tán thưởng, dẫn dắt, cổ vũ, chắc chắn trẻ sẽ có những phát hiện đáng kinh ngạc!

Để bồi dưỡng khả năng quan sát của trẻ, cha mẹ cần làm được những điểm sau:

THỬ NHẤT: Hướng dẫn trẻ quan sát, dạy trẻ cách quan sát

  1. Trước khi quan sát, hãy yêu cầu trẻ xác định mục đích quan sát. Trong quá trình quan sát, có hoặc không có mục đích quan sát, kết quả thu được sẽ có sự khác biệt. Ví dụ, cha mẹ dẫn trẻ đi công viên, nhìn ngó linh tinh, đi suốt cả ngày mà về nhà cũng không nói rõ được là nhìn thấy được những gì. Nếu như yêu cầu trẻ đến công viên để quan sát các loài chim, thì trẻ nhất định sẽ quan sát kĩ hình dáng, bộ lông và màu sắc, đôi mắt to nhỏ cùng giọng hót của các loài chim. Làm như vậy, việc quan sát của trẻ sẽ có mục đích, từ đó thu được kết quả nhất định.
  2. Trong quá trình quan sát, bồi dưỡng cho trẻ khả năng quan sát có trình tự. Nói với trẻ phải quan sát như thế nào, nhìn cái gì trước, nhìn cái gì sau, dẫn dắt trẻ nắm bắt các đặc điểm, đặc trưng chủ yếu của sự vật quan sát. Ví dụ, khi cha mẹ dẫn trẻ đến vườn thú xem voi, vừa xem vừa đặt ra một loạt câu hỏi để trẻ trả lời như: voi có to không, cái ngà của nó ở đâu, vòi voi có đặc điểm gì, dùng để làm gì… Chỉ cần cha mẹ gợi ý, trẻ sẽ biết cách quan sát đúng đắn.
  3. Dạy trẻ quan sát bằng tất cả các giác quan. Ví dụ: màu sắc, hình dáng, âm thanh, mùi vị… những thứ này cần trẻ phải nhìn, sở, ngửi, nghe… đôi khi còn phải nếm thử. Chỉ có cách này mới có thể giúp cho trẻ tự trải nghiệm cảm giác, mới thu được hiệu quả tốt, để lại ấn tượng sâu sắc cho trẻ.
  4. Sau khi quan sát, yêu cầu trẻ nói lại kết quả. Yêu cầu này có thể thúc đẩy tính tích cực quan sát và khiến trẻ quan sát tỉ mỉ, tưởng tận hơn!

THỬ HAI: Tạo điều kiện cho trẻ quan sát, để khơi gợi tính chủ động quan sát và bồi dưỡng hứng thú quan sát cho trẻ

Trẻ con vốn rất hiếu kì, ham học hỏi, thích tìm hiểu. Cha mẹ ân tận dụng đặc điểm này, thường xuyên dẫn trẻ ra ngoài tiếp xúc với thiên nhiên, để trong lúc vui chơi, trẻ vẫn có thể quan sát sự biến đổi của vạn vật: đi xem cây cối đảm chói vào mùa xuân, tươi tốt vào mùa hạ, ra quả vào mùa thu, rụng lá vào mùa đông, nghe tiếng ve râm ran… tất cả những thứ này đều có thể kích thích hứng thú và sự tư duy của trẻ. Bên cạnh đó, cha mẹ có thể chỉ dẫn để trẻ quan sát, mở rộng tầm mắt và kinh nghiệm sống, Ví dụ: bảo trẻ quan sát chậu hoa hay bể cá của nhà; tối đến dẫn trẻ đi ngắm sao, nói cho trẻ một vài kiến thức đơn giản về thiên văn… Như vậy, trẻ không những học thêm được nhiều kiến thức bổ ích, tìm được niềm vui trong quá trình quan sát mà còn thúc đầy sự tích cực trong tư duy, phát triển thói quen tìm tòi…

Cùng bé yêu

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *